Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-HS mô tả được khái niệm hai góc đối đỉnh.

-Nhận biết được tính chất “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

2. Kĩ năng:

-Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.

-Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình.

-Bước đầu tập suy luận.

3.Thái độ:

-Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

II. Đồ dùng dạy học.

1.Giáo viên : SGK, SGV , thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ.

2. Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo độ

III. Phương pháp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 – 08 – 2009. Ngày giảng:20 – 08 – 2009. Chương I: đường thẳng vuông góc. đường thẳng song song Tiết 1: hai góc đối đỉnh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS mô tả được khái niệm hai góc đối đỉnh. -Nhận biết được tính chất “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” 2. Kĩ năng: -Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước. -Nhận biết được các góc đối đỉnh trong một hình. -Bước đầu tập suy luận. 3.Thái độ: -Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học. 1.Giáo viên : SGK, SGV , thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ. 2. Học sinh : SGK, thước thẳng, thước đo độ III. Phương pháp. Nêu và giải quyết vấn đề, nhóm… IV. Tổ chức giờ học. * HĐ1: Khởi động.(5phút) - Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho hs tìm hiểu kiến thức về hai góc đối đỉnh - Đồ dùng : bảng phụ. - Cách tiến hành: + GV giới thiệu các kiến thức chính của chương 3 + GV treo bảng phụ hình vẽ hai góc đối đỉnh và hai góc không đối đỉnh , đặt câu hỏi : ? Hai góc đối đỉnh khác hai góc không đối đỉnh như thế nào ? * HĐ2: Tìm hiểu khái niệm hai góc đối đỉnh.(12phút) - Mục tiêu : mô tả được khái niệm hai góc đối đỉnh. - Đồ dùng: thước thẳng - Cách tiến hành: HĐ giáo viên HĐ học sinh ND ghi bảng -GV đưa hình vẽ hai góc đối đỉnh và 2 góc không đối đỉnh trên bảng phụ. -Yêu cầu HS quan sát H1. ? Em có nhận xét quan hệ về đỉnh , về cạnh của Ô1,Ô3 ? -GV: Hay ox và oy làm thành1 đường thẳng. ? Quan sát H2,H3 và chobiết mối quan hệ về đỉnh về cạnh của M1,M2 ; Avà B . -GV: Góc Ô1,Ô3 có mỗi cạnh của góc này là tia đối của 1 cạn của góc kia ta mói Ô1 và Ô3 là 2 góc đối đỉnh. -Yêu cầu HS đọc ĐN sgk. -Yêu cầu HS thực hiện ?2. ? Vậy 2 đường thẳng cắt nhau tạo ra mấy cặp góc đối đỉnh . -GV quay trở lại H2, H3. ? Hãy giải thích tại sao M1 và M2; Avà B . không phải là 2 góc đối đỉnh. ? Cho xOy hãy vẽ góc đối đỉnh với góc xOy ? ? Nêu lại cách vẽ ? ?Hãy chỉ ra các cặp góc đối đỉnh còn lại ? ? Hãy dùng thước đo góc để kiểm tra ước lượng ? - GV nhận xét, thống nhất kết quả. -HS quan sát H1. +Ô1,Ô3 có chung đỉnh O. +Cạnh oy là tia đối của cạnh ox. Cạnh oy’ là tia đối của ox’. -Quan sát và trả lời -Hai góc đối đỉnh là 2 góc mà mỗi góc này là tia đối của 1 cạnh góc kia . -Đọc nội dung ĐN. -Thực hiện ? 2 đứng tại chỗ trả lời. -Hai đường thẳng cắt nhau tạo ra 2 cặp góc đối đỉnh. -1HS lên bảng thực hiện. 1. Thế nào là hai góc đối đỉnh. : -Ô1và Ô3 có chung đỉnh O. -Cạnh oy là tia đối của cạnh ox , cạnh oy’ là tia đối của cạnh ox’ *)ĐN: SGK-81 : Ô2 và Ô4 là 2 góc đối đỉnh vì tia ox’và tia ox là tia đối của tia oy. *HĐ3: Tìm hiểu tính chất của hai góc đối đỉnh:( 18 phút) - Mục tiêu: Nhận biết được tính chất “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” - Đồ dùng: thước thẳng, thước đo độ, bảng phụ. - Cách tiến hành: HĐ giáo viên HĐ học sinh ND ghi bảng ? Hãy ước lượng bằng mắt và so sánh độ lớn của Ô1 và Ô3 ? ? Hãy dùng thước đo góc để kiểm tra ước lượng ? ? Hãy dự đoán kết quả rút ra từ câu a, b ? ? Giải thích Ô1=Ô3 ? ? Có nhận xét gì về Ô1+ Ô2 ? giải thích ? ?Tương tự Ô2=Ô3 ? ? Từ (1) và (2) suy ra điều gì ? ? Vậy em có nhận xét gì về 2 góc đối đỉnh ? ? Dự đoán của ? 3 đúng hay sai ? - GV nhận xét, thống nhất kết quả. -HS ước lượngÔ1=Ô3 . -Cả lớp kiểm tra bằng thước trên hình vẽ . -1HS lên bảng đo va ghi kết quả cụ thể vừa được và so sánh. -Hai góc đối đỉnh có số đo bằng nhau. Ô1+ Ô2=1800 Ô2=Ô3 =1800 vì hai góc kề bù. Từ (1) và (2) suy ra Ô1+ Ô2=Ô2=Ô3=>Ô1=Ô3. -Hai góc đối đỉnh thì bẳng nhau. -Dự đoán ? 3 . 2.Tính chất của hai góc đối đỉnh. : Vì Ô1 và Ô2 kề bù nên Ô1+ Ô2=1800 (1) Vì Ô2 và Ô3 kề bù nên Ô2=Ô3 =1800 (2) So sánh (1) và (2) ta có Ô1+ Ô2=Ô2=Ô3 (3) Từ (3) suy ra Ô1 = Ô3 *) Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. *HĐ4: Củng cố- Luyện tập.(7phút) Mục tiêu: khôi phục lại và vận dụng kiến thức về hai góc đối đỉnh Đồ dùng: bảng phụ - Cách tiến hành: HĐ giáo viên HĐ học sinh ND ghi bảng GV: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau . Vậy 2 góc bẳng nhau có đối đỉnh không ? GV; Đưa nội dung H1, H2, H3 để khẳng định lại. GV đưa nội dung bài 1 lên bảng phụ . -Yêu cầu HS lên bảng điền vào chỗ trống. - GV nhận xét, thống nhất kết quả. -HS trả lời câu hỏi GV đưa ra. -Lên bảng trình bày lời giải. -HS khác nhận xét bài làm của bạn. 3. Bài tập: Bài 1: (sgk-82): Điền vào chỗ trống trong các câu sau đây. a). . . . x’Oy’ . . . . tia đối . . . b) . . . . hai góc đối đỉnh . . . ... ox’... . . . . oy’ là hai tia đối của cành oy *HĐ5: Hướng dẫn về nhà:(3phút) -Học thuộc ĐN và T/C của hai góc đối đỉnh, học cach suy luận -Vẽ góc đối đỉnh với 1 góc cho trước . -BTVN: 3,4,5,6,7 (sgk-82 ,83) 1,2,3 (sbt-73,74)

File đính kèm:

  • dochinh hoc 7 ki 1 chuan moi cuc hay.doc
Giáo án liên quan