A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. Biết phát biểu chính xác một mệnh đề toán học.
- Kỹ năng: Tập suy luận toán học.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Thước thẳng, ê ke.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 11, 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết11: từ vuông góc đến song song
Soạn : …………/ 2010
Giảng: ………../ 2010
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. Biết phát biểu chính xác một mệnh đề toán học.
- Kỹ năng: Tập suy luận toán học..
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Thước thẳng, ê ke.
C. Tiến trình dạy học:
Sĩ số: 7a: 7b:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Yêu cầu mộtHs lên bảng.
a) Hãy nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
b) Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c ^ d.
c) Dùng ê ke vẽ đường thẳng d' đi qua M và d' ^ c.
GV nhận xét, ĐVĐ vào bài
HS lên bảng KT
c
d M ỉ
d'
Hoạt động 2:
1) quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
- Cho Hs quan sát hình 27 SGK trả lời ?1.
- Yêu cầu HS cả lớp vẽ hình 27 vào vở. Một HS lên bảng vẽ.
- Nhận xét về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất.
- Nêu lại cách suy luận trên.
- GV đưa bài toán sau lên bảng phụ: Nếu có đường thẳng a//b và đường thẳng c^ a, quan hệ giữa đường thẳng c và b như thế nào? Liệu c không cắt b được không? Vì sao? - Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu? Vì sao?
- Qua bài toán trên , rút ra nhận xét gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại hai tính chất.
- Tóm tắt nội dung tính chất hai dưới dạng hình vẽ và kí hiệu.
- So sánh nội dung tính chất 1 và tính chất 2. Làm bài 40 tr 97 SGK.
?1. a) a có song song với b
b) Vì c cắt a và b tạo thành một cặp góc so le trong bằng nhau nên a//b.
c
a Aỉ1
b ỉ1
B
* Tính chất: SGK.
- Tóm tắt: a ^ b
b ^ c ị a//b.
Bài toán:
Có a // b và c ^ a, nếu c không cắt b thì c//b.Vậy b cắt c và c ^ b.
* Tính chất : SGK.
Nếu a //b
c ^ a ị c ^ b
Bài 40:
a) Nếu a ^ c và b ^ c thì a//b
b) Nếu a//b và c ^ a thì c ^ b
Hoạt động 3:
2) Ba đường thẳng song song
- Cho HS nghiên cứu mục 2 SGK (tr97)> Cho HS hoạt động nhóm ?2. Yêu cầu bài làm trong nhóm có hình vẽ28a và 28b và trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện 1 nhóm bằng suy luận giải thích câu a.
- Yêu cầu HS phát biểu tính chất SGK.
- GV giới thiệu: Khi ba đường thẳng d, d',d' ' song song với nhau từng đôi một, ta nói ba đường thẳng ấy song song với nhau.
Kí hiệu: d // d ' // d ' '
- Yêu cầu HS làm bài 41 SGK tr 97.
?2.
a) d' và d"" có song song.
b) a ^ d' vì a ^ d và d//d'.
a ^ d"" vì a ^ d và d//d"'
d' //d'' vì cùng vuông góc với a.
Bài 41: a
b
c
Nếu a // b và a //c thì b //c.
Hoạt động 4: Củng cố
- Yêu cầu HS làm bài toán sau:
a) Dùng ê ke vẽ hai đường thẳng a, b cùng vuông góc với đường thẳng c.
b) Tại sao a //b?
c) Vẽ đường thẳng d cắt a,b lần lượt tại C và D. Đánh số các góc đỉnh C, đỉnh D rồi đọc tên các cặp góc bằng nhau? Giải thích.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng.
* GV yêu cầu HS nhắc lại các tính chất về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
- Tính chất 3 đường thẳng song song.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Làm bài 42, 43, 44 tr98 SGK.
- Học thuộc 3 tính chất của bài.
- Tập diễn đạt các tính chất bằng hình vẽ và kí hiệu hình học.
Tiết12: luyện tập
Soạn : …………/ 2010
Giảng: ………../ 2010
A. mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm vững quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát biểu gãy gọn một mệnh đề toán học.Bước đầu tập suy luận.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình, rèn ý thức học tập .
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Thước thẳng, ê ke.
C. Tiến trình dạy học:
sĩ số: 7a: 7b:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
- Yêu cầu hai HS lên bảng.
- Chữa bài tập 42, 43. SGK
- Cho HS cả lớp nhận xét và đánh giá.
Bài 42
c a
a)
ỉ b
b) a //b vì a và b cùng ^ c
c) Hai đường thẳng cùng ^ với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Bài 43:
a) c
a ỉ
b
b) c ^ b vì b // a và c ^ a.
c) Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đương thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài tập 44. SGK
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày.
- Cho Hs làm bài 45 SGK.
- Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình và tóm tắt nội dung bài toán bằng kí hiệu.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi của bài toán.
- GV cho HS hoạt động nhóm bài 47tr 98 SGK
-Yêu cầu đại diện một nhóm lên trình bày, cả lớp theo dõi và góp ý.
- GV nhận xét và kiểm tra bài của một số nhóm.
Bài 44. a
b
c
c) Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Bài 45 d
Cho d ' d ' ' phân biệt;
d' // d d’
d ' ' // d
suy ra:
d ' // d ' ' d ' '
Giải:
* Nếu d' cắt d ' ' tại M thì M không thể nằm trên d vì M ẻ d' và d' // d.
* Qua M nằm ngoài d vừa có d ' // d vừa có d' ' // d thì trái với tiên đề Ơclít.
* Để không trái với tiên đề Ơclít thì d' và d' ' không thể cắt nhau.ị d' // d' ''.
Bài 47:
Cho a// b.
Đường thẳng AB ^ a tại A.Đường thẳng CD cắt a tại D, cắ b tại C sao cho BCD = 1300.
Tính góc B, góc D.
a A ỉ D
?
B 1300
b C
Bài giải:
Có a// b mà a ^ AB tại A ị b ^ AB tại B ị B = 900 ( Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song)
Có a // b ị C + D = 1800 ( hai góc trong cùng phía)
ị D = 1800 - C = 1800- 1300 = 500
Hoạt động 3: Củng cố.
- GV đưa bài toán : Làm thế nào để kiểm tra được hai đường thẳng có song song với nhau không? Hãy nêu cách kiểm tra mà em biết.
HS trả lời:
Vẽ đg thẳng c cắt hai đg thẳng a,b rồi KT cặp góc so le trong hoặc cặp góc đồng vị. Nếu chúng bằng nhau thì a//b.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Làm bài 48 SGK; 35,36,37 SBT (80)
- Học thuộc các tính chất quan hệ giữa vuông góc và song song. Ôn tập tiên đề Ơclít về hai đường thẳng song song.
- Đọc trước bài : Định lí.
File đính kèm:
- t11-12.doc