A.Mục tiêu:
- HS chứng minh được hai tính chất đặc trưng của đường trung trực của một đoạn thẳng dưới sự hướng dẫn của GV.
- Biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Biết dùng các định lý để chứng minh các định lý sau và làm các bài tập.
B. Chuẩn bị của GV – HS:
- Giáo viên: Com pa, giấy gấp hình, bảng phụ.
- Học sinh: Giấy gấp hình, dụng cụ vẽ hình.
C. Tiến trình bài dạy:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 59: Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 59
Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
A.Mục tiêu:
- HS chứng minh được hai tính chất đặc trưng của đường trung trực của một đoạn thẳng dưới sự hướng dẫn của GV.
- Biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Biết dùng các định lý để chứng minh các định lý sau và làm các bài tập.
B. Chuẩn bị của GV – HS:
- Giáo viên: Com pa, giấy gấp hình, bảng phụ.
- Học sinh: Giấy gấp hình, dụng cụ vẽ hình.
C. Tiến trình bài dạy:
* Sĩ số: 7A:
7B:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
Bài tập 41.SGK/73
HS trả lời: Trọng tâm của một tam giác đều cách đều ba cạnh của tam giác đó.
Hoạt động 2:
1. Định lý về tính chất của các điểm thuộc thuộc đường trung trực:
a) Thực hành:
? Từ kết quả trên, em hãy phát biểu thành tính chất.
b) Định lý 1( định lý thuận)
HS tiến hành theo hướng dẫn SGK/74.
HS nêu định lý thuận SGK
Điểm M thuộc trung trực của đoạn thẳng AB thì MA = MB.
Hoạt động 3: 2. Định lý đảo
Giả sử MA = MB, điểm M có thuộc đường trung trực của AB không?
Hãy thực hiện ?1 SGK/75
Vẽ hình, ghi GT, KL của định lý?
* GV nêu nhận xét SGK/75:
Tập hợp các điểm cách đều hai mút của một đoạn thẳng là đường trung trực của đoạn thẳng đó.
HS phát biểu định lý 2 ( định lý đảo)
Chứng minh
Xét hai trường hợp:
* Trường hợp M thuộc AB
Vì MA = MB nên M là trung điểm của AB, do đó M thuộc đường trung trực của AB.
* Trường hợp M không thuộc AB:
Ta có ta có: DMAI = D MBI (c.c.c)
I1= I2 mà I1 + I2 = 1800 nên I1= I2 = 900.
MI là đường trung trực của AB.
Hoạt động 4: 3. ứng dụng
GV nêu cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
Nêu chú ý SGK/76
HS thực hành vẽ vào vở.
Đọc phần chú ý.
Hoạt động 5: Củng cố
Bài tập 44.SGK/76
- yêu cầu HS vẽ hình rồi trả lời
- Đsố: MB = MA = 5 cm.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Bài tập 45 SGK/76:
+ Chỉ ra: PM = PN ( theo cách vẽ) => P thuộc đường trung trực của MN
+ Chỉ ra: QM = QN ( theo cách vẽ) => Q thuộc đường trung trực của MN
Kừt luận: PQ là đường trung trực của MN
- Học thuộc và nắm vững các định lý, cách chứng minh.
- Làm bài tập: 45,46,47 SGK/76,77.
Soạn:
Giảng:
Tiết 60
Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
A.Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu hai tính chất đặc trưng của đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Rèn kỹ năng vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
- Biết dùng các định lý để chứng minh các bài tập.
B. Chuẩn bị của GV – HS:
- Giáo viên: Com pa, giấy gấp hình, bảng phụ.
- Học sinh: Giấy gấp hình, dụng cụ vẽ hình.
C. Tiến trình bài dạy:
* Sĩ số: 7A:
7B:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
Bài tập 45.SGK/76
Một HS lên bảng KT
Ta có: PM = PN ( theo cách vẽ) => P thuộc đường trung trực của MN
QM = QN ( theo cách vẽ) => Q thuộc đường trung trực của MN
Vậy PQ là đường trung trực của MN
Hoạt động 2:
Luyện tập
Bài tập 47.SGK/76
Yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT,KL
Bài tập 48. SGK/77.
Đề bài GV đưa bảng phụ.
? Hãy so sánh IM + IN với LN.
Bài tập 50. SGK/77
Đề bài đưa bảng phụ
HS vẽ hình, ghi GT,KL:
Chứng minh:
M,N thuộc đường trung trực của AB nên có
MA = MB ( Đlý 1)
NA = NB ( Đlý 2)
Do đó DAMN = D BMN (c.c.c)
HS vẽ hình, ghi GT,KL
Giải:
- Ta có xy là đường trung trực của ML.
I thuộc xy nên IM = IL
=> IM + IN = IL + IN.
- Trong tam giác LIN ta có: I L + IN > LN, hay
IM + IN > LN.
Nếu I Trùng với P ( P là giao của LN với xy) thì IM + IN = LN.
HS đọc, tìm hiểu đề bài.
Trả lời: Địa điểm cần tìm là giao của đường quốc lộ với đường trung trực của đoạn thẳng nối hai khu dân cư.
Hoạt động 3: Củng cố
- Vận dụng tính chất đường trung trực để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- So sánh độ dài các đoạn thẳng.
- Nhận xét giờ luyện tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Bài tập 49, 51. SGK/77
HD bài 49: Dựa vào bài 48
Bài 51 giải theo 2 cách.
- Chuẩn bị bài mới: Tính chất ba đường trung trực của tam giác.
File đính kèm:
- T 59- HH 7.doc