Giáo án Toán 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức:- Học sinh hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh.

- Nêu được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

2.Kỹ năng:- Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.

- Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình

3.Thái độ: - Bước đầu tập suy luận.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Ổn định tổ chức lớp.

B. Các hoạt động dạy và học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2147 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: Đường thẳng vuông góc Đường thẳng song song Tiết 1: Đ1. Hai góc đối đỉnh I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được: 1.Kiến thức:- Học sinh hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh. - Nêu được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. 2.Kỹ năng:- Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước. - Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình 3.Thái độ: - Bước đầu tập suy luận. II. phương tiện dạy học: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: A. ổn định tổ chức lớp. B. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình, giới thiệu chương I, hình ảnh đường thẳng vuông góc, song song trong thực tế. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2: Tiếp cận khái niệm góc đối đỉnh. ? Quan sát hình vẽ 2 góc đối đỉnh, hai góc không đối đỉnh à G giới thiệu. ? Quan sát và cho biết: Thế nào là hai góc đối đỉnh. ?1: Em có nhận xét gì về quan hệ về cạnh và về đỉnh của hai góc O1 và O3. + Có chung đỉnh. + Cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’ + Cạnh Oy là tia đối của cạnh Oy’ Khái quát: Mỗi cạnh của góc xOy là tia đối của một cạnh của góc x’Oy’. ? Thế nào là hai góc đối đỉnh. ? Khi hai góc O1 và O3 đối đỉnh ta còn có cách nói khác như thế nào. ?2: Thực hành. Hoạt động 3: Thể hiện khái niệm hai góc đối đỉnh. a. Cho trước góc xOy, hãy vẽ góc đối đỉnh với góc xOy à đặt tên. b) Vẽ hai đường thẳng cắt nhau và đặt tên cho 2 cặp góc đối đỉnh được tạo thành. Hoạt động 4: Phát hiện tính chất hai góc đối đỉnh. ? Ước lượng bằng mắt về số đo của hai góc đối đỉnh O1 và O3. ?3: a) Hãy đo hai góc O1 và O3, so sánh số đo hai góc đó. b) Hãy đo hai góc O2 và O4, so sánh số đo 2 góc đó. ? Vẽ hai đường thẳng cắt nhau trên giấy trong, gấp giấy sao cho một góc trùng với góc đối đỉnh của nó. ? Phát biểu nhận xét về số đo hai góc đối đỉnh sau khi đã quan sát, thực nghiệm đo đạc. Hoạt động 5: Tập suy luận: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. ? Không đo có thể suy ra được O1 = O3 không. ? O1 và O2 là hai góc có quan hệ gì ? Suy ra tổng số đo của chúng bằng bao nhiêu ? ? O3 và O2 là hai góc có quan hệ gì ? Suy ra tổng số đo của chúng bằng bao nhiêu ? ? Từ (1) và (2) suy ra được điều gì . ? Qua thực nghiệm đo đạc và suy luận vừa rồi đã rút ra được một tính chất quan trọng. Em hãy phát biểu tính chất đó. x x’ y’ y O 1 3 1. Thế nào là hai góc đối đỉnh: Hai đường thẳng xy ầ x’y’ = {O} O1 và O3 được gọi là hai góc đối đỉnh. O2 và O4 cũng là hai góc đối đỉnh x x’ y’ y O 2. Tính chất của hai góc đối đỉnh: ?3: Kết quả: O1 = O3 O2 = O4 Tập suy luận: Vì O1 và O2 kề bù nên: O1 + O2 = 180o (1) Vì O3 và O2 kề bù nên: O2 + O3 = 180o (2) Từ (1) và (2) => O1 + O2 = O3 + O2 => O1 = O3 Hoạt động 6: Củng cố. Phát biểu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh. Bài 1, 2, 4/82 (SGK) Hoạt động 7: Giao việc và hướng dẫn về nhà. Bài tập về nhà: 3, 5/10 Nắm chắc định nghĩa về tính chất hai góc đối đỉnh để áp dụng giải các bài tập.

File đính kèm:

  • docHinh 7-1.doc