I. Mục tiêu:
- Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. Biết phát biểu ngắn gọn mộ mệnh đề toán học.
- Tập suy luận.
II. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp; hoạt động nhóm;
III. Phương tiện dạy học:
- SGK, thước thẳng, Eke.
IV. Tiến trình bài dạy:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 10: Từ vuông góc đến song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2009 Ngày dạy: 02/10/ 2009-7A; 10/10/ 2009-7B
Tiết 10:
§6. TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Biết quan hệ giữa hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ ba. Biết phát biểu ngắn gọn mộ mệnh đề toán học.
- Tập suy luận.
II. Phương pháp giảng dạy:
Vấn đáp; hoạt động nhóm;
III. Phương tiện dạy học:
SGK, thước thẳng, Eke.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
5 phút
? Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
? Cho điểm M nằm ngoài đường thẳng d. Vẽ đường thẳng c đi qua M sao cho c vuông góc với d. Vẽ tiếp đường thẳng d’ đi qua M và d’ c
- Trả lời như SGK?
º
º
M
d
Hoạt động 2: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song
15 phút
! Qua hình vẽ ở trên bảng, có nhận xét gì về quan hệ giữa đường thẳng d và d’? Vì sao?
! Đó chính là quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng.
- Cho HS quan sát hình 27 trang 96 SGK trả lời ?1
? Vậy có nhận xét gì về quan hệ giữa hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba?
- Đường thẳng d và d’ song song với nhau.
Vì đường thẳng d và d’ cắt c tạo thành cặp góc sole trong (hoặc đồng) vị bằng nhau, theo dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song thì d // d’.
- a có song song với b. Vì c cắt a và b tạo thành cặp góc sole trong bằng nhau nên a//b.
- Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
1. Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song.
º
b
º
a
c
A
B
1
2
Tính chất 1: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
! Nếu có đường thẳng a//b và c a. Hỏi quan hệ giữa đường thẳng b và c như thế nào?
- Gợi ý:
? Liệu c không cắt b được không?
? Nếu c cắt b thì góc tạo thành bằng bao nhiêu?
? Qua bài toán trên em rút ra nhận xét gì?
- Cho HS làm ?2
- c phải cắt b vì ngược lại thì c//b.
Gọi c a tại a như vậy qua điểm A có hai đường thẳng a và c cùng song song với b. Điều này trái với tiên đề Ơclit. Vậy c cắt b.
- Giả sử c cắt b tại B, theo tính chất hai đường thẳng song song có: B1 = A3 = 900 (hai góc sole trong) => c b
- Nhận xét => tính chất 2.
Tính chất 2: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
Hoạt động 3: Ba đường thẳng song song
13 phút
? Biết d’ // d và d” // d. dự đoán xem d’ và d” có song song với nhau không?
- Cho HS vẽ tiếp hình và trả lời câu b)
? a có vuông góc với d’ không? Vì sao?
? a có vuông góc với d” không? Vì sao?
? d’ có song song với d” không? Vì sao?
! Ta có tính chất sau.
- Cho HS ghi chú ý:
- HS1 : Lên bảng vẽ hình.
d”
d
d’
- d’ và d” có song song.
- a d’ vì a d. và d // d’
- a d” vì a d. và d // d”
- d’ // d” vì cùng vuông góc với a
2. Ba đường thẳng song song
Tính chất : Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
* Chú ý: Khi ba đường thẳng d, d’, d” song song với nhau từng đôi một, ta nói ba đường thẳng ấy song song với nhau và kí hiệu là d//d’//d”.
Hoạt động 4: Củng cố
10 phút
? Làm các bài tập 40, 41 trang 97 SGK.
? HS nhắc lại các tính chất về quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song.
- HS nhắc lại như SGK
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
2 phút
- Bài tập về nhà: 42, 43, 44 Trang 98. Bài 34, 35 Trang 80 sách bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
- Học thuộc ba tính chất của bài.
- Tập diễn đạt các tính chất bằng hình vẽ.
File đính kèm:
- Tiet 10.doc