I.MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS biết cấu trúc của một định lý ( giả thiết và kết luận )
HS hiểu thế nào là chứng minh một định lý
- Kỹ năng : Biết đưa một định lý về dạng “ nếu . thì .”
- Thái độ : Làm quen với mệnh đề lôgic : p q
II. CHUẨN BỊ :
- GV : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ
- HS : Thước thẳng, bảng nhóm.
III. HOAT ĐỘNG DẠY HỌC:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 13: Định lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30.09.2009
TUẦN VII Tiết : 13 §7. ĐỊNH LÝ
I.MỤC TIÊU
Kiến thức: HS biết cấu trúc của một định lý ( giả thiết và kết luận )
HS hiểu thế nào là chứng minh một định lý
Kỹ năng : Biết đưa một định lý về dạng “ nếu ….. thì ….”
Thái độ : Làm quen với mệnh đề lôgic : p Þ q
II. CHUẨN BỊ :
GV : Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ
HS : Thước thẳng, bảng nhóm.
III. HOAT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định : (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ :
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
6ph
1. Hỏi: Phát biểu tiên đề Ơ clic , vẽ hình minh hoạ
2.Hỏi:Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song , vẽ hình minh hoạ
Qua 1 điểm ở ngoài 1 đường thẳng chỉ có 1 đường thẳng // với đường thẳng đó.
2) Tính chất của hai đường thẳng song song
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì :
a) Hai góc so le trong bằng nhau
b) Hai góc đồng vị bằng nhau
c) Hai góc trong cùng phía bù nhau
3. Bài mới :
Giới thiệu bài:
Tiên đề Ơclit và tính chất 2 đường thẳng // đều là các khẳng định đúng. Nhưng tiên đề Ơclit được thừa nhận qua vẽ hình, qua kinh nghiệm thực tế. Còn tính chất 2 đường thẳng // được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng, đó là định lí. Vậy định lí là gì? Định lí gồm những phần nào? Thế nào là chứng minh định lí?. Đó là nội dung của bài học hôm nay.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
18ph
HĐ1:Định lý
GV: Thế nào là một định lý ?
GV: Cho HS làm
GV: Em nào có thể lấy thêm ví dụ về các định lý mà em đã học .
GV: Nhắc lại định lý “ Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình của định lý , ký hiệu trên hình vẽ
GV: Theo em trong định lý trên điều đã cho là gì ?
GV: Đó là giả thiết
GV: Điều phải suy ra là gì ?
GV: Đó là kết luận
GV: Trong một định lý . Điều cho biết là giả thiết của định lý và điều suy ra là kết luận của định lý
GV: Mỗi định lý gồm mấy phần , là những phần nào ?
GV: Mỗi định lý có thể phát biểu dưới dạng “ nếu …… thì …..”phần nằm giưũa từ nếu và từ thì là giả thiết . Sau từ thì là kết luận.
GV: Em hãy phát biểu lại tính chất hai góc đối đỉnh dưới dạng “ nếu … thì….”
GV: Dựa vào hình vẽ ,em hãy viết giả thiết kết luận bằng ký hiệu
GV: Cho HS làm
GV: Cho HS làm bài 49 ( 101) SGK
(Treo bảng phụ có ghi đề bài )
1 HS trả lời
1 HS phát biểu
HS : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
* Một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng song song với nhau
* Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau .
1 HS vẽ hình
HS : Cho biết và là hai góc đối đỉnh
HS : Phải suy ra =
HS : Trả lời
Mỗi định lý gồm 2 phần :
+ Giả thiết : là những điều đã cho biết trước
+ Kết luận : Những điều cần suy ra
HS : Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau
1 HS lên bảng ghi giả thiết , kết luận
HS : làm ra vở nháp
a) Giả thiết : Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba
Kết luận : Chúng song song với nhau
G T a // c ; b // c
K L a // b
HS : Nêu giả thiết , kết luận Bài 49 ( 101) Sgk
a) Giả thiết : Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau .
Kết luận : Hai đường thẳng đó song song
b) Giả thiết : Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
Kết luận : Hai góc so le trong bằng nhau
1. Định lý:
Định lý là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
G T và đối đỉnh
K L =
Mỗi định lý gồm 2 phần :
+ Giả thiết : là những điều đã cho biết trước
+ Kết luận : Những điều cần suy ra
12ph
HĐ2: Chứng minh định lý
-Hỏi: chứng minh định lý là gì ?
GV: Cho HS xem hình vẽ hai góc đối đỉnh
GV: Để có kết luận ở định lý này , ta đã suy luận như thế nào?
GV: Quá trình suy luận trên đi từ giả thiết đến kết luận gọi là chứng minh định lý
GV: (Dùng bảng phụ) Chứng minh định lý : Góc tạo bởi tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông
GV: Để tính ta cần tính những góc nào ?
GV: = ? Vì sao ?
GV: = ? Vì sao ?
GV: Vậy = ? Vì sao ?
GV: Ta vừa chứng minh một định lý
HS : Chứng minh định lý là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận
HS : Đọc định lý và nêu giả thiết , kết luận của định lý
-HS : Cần tính và
-HS: = vì Om là phân giác .
-HS: = vì On là phân giác .
-HS : = 900
2. Chứng minh định lý
Chứng minh định lý là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận
Ta có =1800 (Kề bù )
= 1800 ( Kề bù )
Þ = = 1800
Þ
G T và kề bù
Om là tia phân giác
On là tia phân giác
K L = 900
Chứng minh
= (vì Om là phân giác .) (1)
= ( vì On là phân giác .) (2)
Từ ( 1) , ( 2 ) Ta có
+ = .( + )
Do đó: = .1800 = 900
6ph
HĐ3: Củng cố
GV: Định lý là gì ? Định lý gồm những phần nào ?
GV: Giả tiết là gì ? Kết luận là gì ?
GV: Tìm trong các mệnh đề sau mệnh đề nào là định lý ? Hãy chỉ ra giả thiết , kết luận của định lý .
a) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau
b) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
c) Trong ba điểm thẳng hàng , có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
d) Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.
-HS : Trả lời
-HS : Trả lời
HS :
a) GT : một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song
-KL : hai góc trong cùng phía bù nhau
b) Không phải định lý mà là một định nghĩa
c) Không phải định lý mà là một tính chất thừa nhận được coi là đúng
d) Không phải định lý vì nó không phải là một khẳng định đúng.
4. Hướng dẫn về nhà : 2ph
- Học thuộc định lý là gì , phân biệt giả thiết , kết luận của định lý .
- Nắm được các bước chứng minh một định lý
- Làm bài tập 50, 51, 52 ( 101 – 102 ) SGK ; Bài 41, 42 SBT
- Chuẩn bị tiết 14 “Bài tập”
IV. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:
File đính kèm:
- Tiet 13 DINH LY.doc