1/ Mục tiêu: HS nhận biết được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh – cạnh của hai tam giác . Biết cách vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó
- Bước đầu sử dụng trường hợp bằng nhau c-c-c để chứng minh hai tam giác bằng nhau ở dạng đơn giản , từ đó suy ra các góc bằng nhau
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ , tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình
2/ Chuẩn bị: GV: thước thẳng ,thước đo góc ,compa
HS: thước thẳng , thước do góc , compa
3/ Tiến hành bài giảng :
a/ Kiểm tra bài củ :a/ thế nào là 2 tam giác bằng nhau ? cho DEF = MNP . Viết các góc bằng nhau và các cạnh bằng nhau tương ứng
b/ giải BT 10(118)
1 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh ( c – c – c ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết :22 Bài : TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC
CẠNH – CẠNH – CẠNH ( c – c – c )
Tuần :11 NS: 15/11/2005 ND: 16;17/11/2005
1/ Mục tiêu: HS nhận biết được trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh – cạnh của hai tam giác . Biết cách vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó
Bước đầu sử dụng trường hợp bằng nhau c-c-c để chứng minh hai tam giác bằng nhau ở dạng đơn giản , từ đó suy ra các góc bằng nhau
Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ , tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình
2/ Chuẩn bị: GV: thước thẳng ,thước đo góc ,compa
HS: thước thẳng , thước do góc , compa
3/ Tiến hành bài giảng :
a/ Kiểm tra bài củ :a/ thế nào là 2 tam giác bằng nhau ? cho DEF = MNP . Viết các góc bằng nhau và các cạnh bằng nhau tương ứng
b/ giải BT 10(118)
b/ giảng bài mới :
Hoat động của thầy
Hoạt động của trò
Nội Dung
Yêu cầu hs vẽ tam giác khi biết ba cạnh của nó
GV hỏi : Sau khi vẽ đoạn thẳng BC = 4 cm , nếu các độ dài AB = 2 cm, AC = 1 cm thì 2 cung tròn tâm B bán kính 2 cm và cung tròn tâm C bán kính 1 cm có cắt nhau hay không ?
GV : ta có thể vẽ trước bất kỳ cạnh nào của tam giác (Không nhất thiết là cạnh BC)
Cho HS làm bài 15 (114)
* Trường hợp cạnh – cạnh – cạnh
GV: yêu cầu làm ?1
Yêu cầu HS vẽ thêmA/B/C/ có A/B/ = 2 cm ; B/C/ = 4 cm ;
A/C/ = 3cm
GV hỏi: có nhận xét gì về hai tam giác trên
Cho HS làm ?2
Tìm số đo của góc B
HS : thực hiện các bước sau :
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm
- Trên cùng 1 nửa mp bờ BC vẽ (B;2cm) và (C;3cm). Chúng cắt nhau tại A
- Nối các đoạn thẳng AB; AC ta được ABC
* HS vẽ hình ra nháp rồi trả lời câu hỏi
HS vẽ hình bài 15 tương tự như bài toán vào tập nháp ( cả lớp làm bài 15)
HS hoạt động theo nhóm :
4 nhóm cùng thực hiện vẽA/B/C/ . Sau đó dùng thước thẳng và thước đo độ để đo và so sánh các cạnh , các góc củaA/B/C/ và ABC
vì ACD =BCD (c-c-c)
Nên B = C = 1200
1/ Vẽ tam giác biết ba cạnh :
Bài toán : Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm;BC = 4cm; AC = 3cm
Chú ý : Để vẽ được tam giác ABC ,độ dài mỗi cạnh phải nhỏ hơn tổng độ dài hai cạnh kia
2/ Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh (c – c – c):
Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau
4/ Cũng cố:
BT17(114) ABC = ABD ; MNQ = QPM ; EHI = IKE ; EHK = IKH
5/ Hướng dẫn về nhà:
giải BT 18;19 (114) và học thuộc “Trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh – cạnh – cạnh “
6/ Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 22.doc