I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?
Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính
2.Kỹ năng
Sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình
* Trọng tâm: Đường tròn và hình tròn
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ
Học sinh: Thước kẻ có chia khoảng, compa, thước đo độ
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 24: Đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/3/2013
Ngày giảng:..../...../2013
TIếT 24 : Đường tròn
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ?
Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính
2.Kỹ năng
Sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa
3. Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình
* Trọng tâm: Đường tròn và hình tròn
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Thước kẻ, compa, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ
Học sinh: Thước kẻ có chia khoảng, compa, thước đo độ
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp bài mới
3. Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đường tròn và hình tròn (15 phút ).
GV: Để vẽ đường tròn người ta dùng dụng cụ gì ?
HS: Dùng compa.
GV: Cho điểm O , vẽ đường tròn tâmO bán kính 1,5 cm
Hướng dẫn HS vẽ hình vào vở
HS: Vẽ hình vào vở
GV: lấy các điểm A, B , C ...bất kỳ trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách đều điểm O là bao nhiêu ?
HS: Các điểm này cách đều điểm O một khoảng bằng 1,5 cm.
GV: Giới thiệu khái niệm về đường tròn và ký hiệu.
GV: Cho các điểm M , N , P , như trên hình vẽ . Hãy cho biết vị trí của các điểm M , N , P đối với đường tròn tâm O ?
HS: Trả lời.
GV: Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng ON với OM, OP với OM ?
HS: ON OM
GV: Hướng dẫn HS dùng compa để so sánh 2 đoạn thẳng.
GV: Các điểm nằm trên đường tròn, các điểm nằm bên trong đường tròn , Các điểm nằm bên ngoài đường tròn cách tâm một khoảng như thế nào so với bán kính ?
HS: Trả lời.
GV: Ta đã biết đường tròn là hình bao quanh hình tròn ( ở lớp 6 ). Vậy hình tròn là hình gồm những điiểm như yhế nào ?
HS: Trả lời .
GV: Nhấn mạnh lại sự khác nhau giữa khái niệm đường tròn và hình tròn.
Hoạt động 2 : Cung và dây cung(10')
GV:Vẽ đường tròn (O; 2cm) .Lấy 2 điểm bất kỳ A , B trên đường tròn , vẽ đoạn thẳng AB.
HS: Lên bảng vẽ
GV: Giới thiệu về cung tròn , dây cung .
GV: Nếu dây AC đi qua tâm thí sao ?
HS: AB là đường kính.
GV: Chốt lại khái niệm về cung , dây cung , đường kính.
GV: Các em vừa vẽ đường tròn bằng compa. Vậy compa ngoài vẽ đường tròn ra còn có công dụng nào khác không , cô trò ta cùng đi tìm hiểu phần tiếp theo nhé.
Hoạt động 3 : Một công dụng khác của compa.(10')
GV: Em hãy nói cách làm để so sánh đoạn thẳng AB với đoạn thẳng MN ?
HS: Nêu cách làm .
GV: Cũng dùng compa để đặt đoạn thẳng , nếu cho 2 đoạn thẳng AB , CD . Làm thế nào để biết tổng độ dài của hai đoạn thẳng đó mà không phải đo riêng từng đoạn thẳng ?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại cách làm .
1 . Đường tròn và hình tròn.
O
O
1,5cm
B
C
A
a) Đường tròn:
O
O
1,5cm
O
O
M
P
N
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R , kí hiệu : ( O; R )
O
R
+ M là điểm nằm trên ( thuộc ) đường tròn .
+ N là điểm nằm bên trong đường tròn .
+ P là điểm nằm bên ngoài đường tròn .
O
O
M
P
N
b) Hình tròn:
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm bên trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn .
2 . Cung và dây cung :
O
O
C
A
B
+ Hai điểm A và B chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn(gọi tắt là cung ).
+ Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung.
+ Dây đi qua tâm là đường kính .
N
M
x
O
B
D
C
A
+ Đường kính dài gấp đôi bán kính .
3 . Một công dụng khác của compa.
+ So sánh độ dài hai đoạn thẳng cho trước.
+ Kết luận : AB < MN
+ ON = OM + MN = AB + CD = 6,5 cm
4. Củng cố (5 phút):
Gv hệ thống lại bài học
Bài 39 (SGK- T 92)
a) CA = 3cm; CB = 2cm ;
DA = 3cm ; DB = 2cm
b) ta có I nằm giữa A và B nên :
AI + IB = AB
=> AI = AB - IB = 4 - 2 = 2cm .
vậy I là trung điểm của AB .
c) IK = 1cm .
5.Hướng dẫn về nhà:(5')
- Học bài theo vở ghi + SGK .
- Xem lại các bài tập đã chữa
- Bài tập về nhà 40,42 SGK - 92,93.
- Đọc trước bài" Tam giác"
File đính kèm:
- T24.doc