Giáo án Toán 7 - Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch

A/ MỤC TIÊU.

1.Kiến thức :

Nắm được định nghĩa và tính chất tỉ lệ nghịch.

2.Kỷ năng:

Rèn kỷ năng suy luận các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận.

3.Thái độ:

Suy luận lô gíc, chính các.

B/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giảng giải vấn đáp,nhóm.

C/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong ghi đề bài và và lời giải.

Học sinh: Bài củ.

D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.Ổn định lớp:

Nắm sỉ số.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26 Ngày soạn: đại lượng tỉ lệ nghịch A/ MụC TIÊU. 1.Kiến thức : Nắm được định nghĩa và tính chất tỉ lệ nghịch. 2.Kỷ năng: Rèn kỷ năng suy luận các bài toán đại lượng tỉ lệ thuận. 3.Thái độ: Suy luận lô gíc, chính các. B/PHƯƠNG PHáp GIảNG DạY Giảng giải vấn đáp,nhóm. C/ CHUẩN Bị: Giáo viên: Đèn chiếu, phim trong ghi đề bài và và lời giải. Học sinh: Bài củ. D/TIếN TRìNH LÊN LớP: I.ổn định lớp: Nắm sỉ số. II.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đại lượng tỉ lệ thuận, nêu công thức. III. Nội dung bài mới: 1/ Đặt vấn đề. Hai đại lượng liên hệ với nhau bởi y = kx gọi là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Vậy hai đại lượng như thế nào gọi là đại lượng tỉ lệ nghịch, bài học hôm nay cho ta hiểu rỏ. 2/ Triển khai bài. hoạt động của thầy và trò nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Định nghĩa. GV: Đưa đề bài tập sau lên đèn chiếu. BT1. Hãy viết công thức tính. a) Cạnh y (cm) theo cạnh x (cm) của hình chữ nhật có kích thước thay đổi nhưng luôn có diện tích bằng 12 cm2 . b) Lượng gạo y (kg) trong mỗi bao theo x khi chia đều 500 kg vào x bao. c) Vận tốc v (km/h) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 16km. GV: Các em đọc đề và chia thành 4 nhóm hoạt động và trả lời lên trên phiếu học tập. HS: Hoạt động theo nhóm. GV: THu phiếu học tập và yêu cầu các nhóm nhận xét. GV: Ta thấy các công thức trên giống nhau điều gì ? HS: Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia. GV: Hai đại lượng như vậy ta gọi nó tỉ lệ nghịch với nhau. Vậy đại lượng tỉ lệ nghịch là gì ? HS: Nêu định nghĩa Sgk. BT2. Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ -3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo tỉ lệ nào. HS: Xung phong lên bảng trình bày. GV: Chốt lại. GV: Khi y tỉ lệ nghịch với x thì x như thế nào với y ? HS: Phát biểu phần chú ý. * Hoạt động 2: Tính chất. BT3. Cho biết hai đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau: x x1 = 2 x2 = 3 x3 = 4 x4 = 5 y y1 = 30 y2 = ? y3 = ? y4 = ? a) Tìm hệ số tỉ lệ. b) Thay mỗi dấu "?" trong bảng trên bằng một số thích hợp. c) Có nhận xét gì về tích hai giá trị tương ứng x1y1, x2y2, x3y3, x4y4. GV: Qua hai ví dụ trên ta rút ra được điều gì ? HS: Phát biểu tính chất Sgk. GV: Nhâni xét và chốt lại. BT4. Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15. a) Tìm hệ số tỉ lệ. b) Hãy biểu diễn y theo x. c) Tính giá trị của y khi x = 6; x = 10. GV: Đưa đề bài tập trên lên đèn chiếu, HS quan sát và xung phong lên bảng trình bày. HS: 1 em lên bảng trình bày, dưới lớp làm vào nháp. GV: Cùng HS cả lớp nhận xét và cách giải. 1. Định nghĩa. BT1. a) y = . b) y = c) v = . * Nhận xét: Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia. * Định nghĩa: (Sgk) BT2. Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ -3,5. Thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ củng -3,5 * Chú ý: Khi y tỉ lệ nghịch với x thì x củng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau. 2. Tính chất: BT3. a) Hệ số tỉ lệ là a = 60. b) x x1 = 2 x2 = 3 x3 = 4 x4 = 5 y y1 = 30 y2 = 20 y3 = 15 y4 = 12 c) Ta có: x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4 = 60. * Tính chất: (Sgk) BT4. a) Hệ số tỉ lệ là 120 b) y = . IV.Củng cố: Nhắc lại định nghĩa và tính chất đại lượng tỉ lệ nghịch. V.Dặn dò: Học bài theo vở . Làm bài tập 13,14,15 Sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc
Giáo án liên quan