Giáo án Toán 7 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm

I.MỤC TIÊU:

+ Học sinh hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

+ Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng: cắt nhau, song song, trùng nhau.

+ Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm.

+ Vẽ hình chính xác, cẩn thận đường thẳng đi qua hai điểm.

* Trọng tâm:Tên đường thẳng

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: SGK, Bảng phụ, thước thẳng.

- Trò : SGK, Bảng phụ, thước thẳng.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 3: Đường thẳng đi qua hai điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/8/2011 Ngày giảng :............ Tiết 3 : đường thẳng đI qua hai điểm I.Mục tiêu: + Học sinh hiểu được có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt. + Biết vị trí tương đối giữa hai đường thẳng: cắt nhau, song song, trùng nhau. + Biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm. + Vẽ hình chính xác, cẩn thận đường thẳng đi qua hai điểm. * Trọng tâm:Tên đường thẳng II. Chuẩn bị: - Thầy: SGK, Bảng phụ, thước thẳng. - Trò : SGK, Bảng phụ, thước thẳng. III. Tiến trình bài dạy ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (5') GV: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? Nói cách vẽ ba điểm thẳng hàng ? Nói cách vẽ ba điểm không thẳng hàng ? Vẽ hình trên bảng bài tập 10 SGK ? HS: HS trả lời miệng những câu hỏi. Bài 10 ( SGK – T. 106) 3. bài mới: Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Vẽ đường thẳng (10') *GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng; Cho hai điểm A và B bất kì. Đặt thước đi qua hai điểm đó, dùng bút vẽ theo cạnh của thước. Khi đó vệt bút vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm A và B. *HS: Chú ý và làm theo giáo viên. *GV: Nếu hai điểm A và B trùng nhau thì ta có thể vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm đó không ?. *HS: Trả lời. *GV: Cho ba điểm A, B, C phân biệt. Hãy vẽ tất cả các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho ?. *HS: Thực hiện. *GV: Qua hai điểm phân biệt ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm đó ?. *HS: Qua hai điểm phân biệt ta luôn xác định được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm đó. Hoạt động 2: Tên đường thẳng (10') Ví dụ: *GV: Yêu cầu nhắc lại cách đặt tên của một đường thẳng và đọc tên đường thẳng ở hình vẽ trên ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh làm ? Hãy đọc tất cả các tên của đường thẳng sau : *HS : Thực hiện. Hoạt động 3: Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song.(10phút): *GV : Qua sát các hình vẽ sau, và cho biết : - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng BC ?. - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng AC ? - Đường thẳng xy có vị trí như thế nào với đường thẳng AB ? *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: *HS: Chú ý nghe giảng. *GV:Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song nhau ? *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Hai đường thẳng gọi là trùng nhau, nếu tất cả các điểm của đường thẳng này cũng là các điểm của đường thẳng kia. - Hai đường thẳng gọi là cắt nhau, nếu chúng chỉ có một điểm chung. - Hai đường thẳng gọi là song song, nếu hai đường thẳng đó không có điểm nào chung. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Đưa ra chú ý lên bảng phụ. Kết luận: GV cùng cố vị trí tương đối của 2 đường thẳng. 1. Vẽ đường thẳng. Ví dụ1: Cho hai điểm A và B bất kì ta luôn vẽ được Ví dụ 2: Với ba điểm A, E, F phân biệt ta luôn vẽ được: Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B. 2. Tên đường thẳng. Ví dụ3: Ta gọi tên đường thẳng của hình vẽ trên là: - Đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA ( Đường thẳng này đi qua hai điểm A và B). Hoặc: - Đường thẳng xy (hoặc yx). Ví dụ 4. Tên của đường thẳng: AB, AC, BC, BA, CB, CA. 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. a, Hai đường thẳng AB và BC gọi là trung nhau. Kí hiệu: AB BC. b, Hai đường thẳng AB và AC đều đi qua điểm B, khi đó hai đường thẳng AB và AC gọi là hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu : AB AC. c, Hai đường xy và AB gọi là hai đường thẳng song song. Kí hiệu: xy // AB. Chú ý: - Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có một điểm chung nào. 4. Củng cố:(:(5') + GV: ? Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt ? Với hai đường thẳng có những vị trí tương đối nào ? Yêu cầu HS chữa bài 15, 16, 17 SGK HS: Chỉ có một đường thẳng duy nhất. Có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng…. GV: hệ thống lại bài học 5 Hướng dẫn về nhà(5') + HDVN: Học bài cũ: đường thẳng đi qua hai điểm. BTVN: 18 -> 20 SGK-T.109. YCHS đọc trước bài 4. Mỗi tổ chuẩn bị 3 cọc tiêu, 1 dây dọi.

File đính kèm:

  • doct3.doc
Giáo án liên quan