Giáo án Toán 7 - Tiết 32: Mặt phẳng toạ độ

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này HS cần phải:

- Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

- Biết vẽ hệ trục toạ đọ.

- Biết xác định toạ toạ của một điểm trên mặt phẳng.

- Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ đọ của nó.

- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

GV: - Một chiếc vé xem phim: phấn màu.

- Thưước thẳng có chia độ dài, compa; BT32 (Tr67 SGK) trên bảng phụ.

HS: - Thước thẳng có chia độ dài, compa.giấy kẻ ô vuông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 32: Mặt phẳng toạ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần16 Soạn ngày 10 tháng 12 năm 2008 Tiết 32 Mặt phẳng toạ độ I. Mục tiêu Học xong bài này HS cần phải: - Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. - Biết vẽ hệ trục toạ đọ. - Biết xác định toạ toạ của một điểm trên mặt phẳng. - Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ đọ của nó. - Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Một chiếc vé xem phim: phấn màu. - Thưước thẳng có chia độ dài, compa; BT32 (Tr67 SGK) trên bảng phụ. HS: - Thước thẳng có chia độ dài, compa.giấy kẻ ô vuông.... III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV nêu yêu cầu kiểm tra: Chữa bài 36 Tr 48 SBT Hs y = f(x) được cho bởi công thức f(x) = a) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số y = f(x) vào bảng. b)f(-3) = ?; f(6) vào bảng. c) y và x là hai đại lượng quan hệ như thế nào? Chữa bài tập 36S BT c) y và x là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Hoạt động 2: 1. Đặt vấn đề 1) Ví dụ 1: GV đưa bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng và giới thiệu. Mỗi địa điểm trên bản đố địa lý được xác định bởi hai số (toạ độ địa lý) là kinh độ và vĩ độ. Chẳng hạn: Toạ độ địa lý của mũi Cà Mau là 104040’ Đ (kinh độ) 8030’ B (vĩ độ) Gọi HS đọc toạ độ của một địa điểm khác. Ví dụ 2: GV cho HS quan sát chiếc vé xem phim hình 15 (SGK) - Em hãy cho biết trên vé số ghế H1 cho ta biết điều gì? *Cặp gồm một chữ và một số như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé này. GV: Tương tự hãy giải thích dòng chữ “số ghế”: B12” của một tấm vé xem đá bóng tại SEAGAMES 22 ở Việt Nam. GV có thể sử dụng hình vẽ ở đầu chương II (trang 51 SGK) để chỉ vị trí của các chiếc ghế trong rạp. GV yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong thực tiễn. à Bài mới VD1: (SGK) Hoạt động 3: 2. Mặt phẳng toạ độ GV giới thiệu trên mặt phẳng toạ độ. +Trên mặt phẳng vẽ hai trục số Ox và Oy vuông góc và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số. Khi đó ta có hệ trục toạ độ Oxy. (GV hướng dẫn HS vẽ hệ trục toạ độ). - Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ. Ox gọi là trục hoành (thường vẽ thẳng đứng). - Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là gốc toạ độ. - Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy. (Chú ý viết góc toạ độ trước) - Hai trục toạ độ chia mặt phẳng thành bốn góc: góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều quy của kim đồng hồ GV lưu ý HS: Các đơn vị dài trên hai trục toạ độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm) GV đưa lên bảng phụ hình vẽ sau và yêu cầu học sinh nhận xét hệ trục toạ đô Oxy của một bạn vẽ đúng hay sai? GV gọi HS lên sửa lại hệ trục đó cho đúng. * KN: * “Chú ý” trang 66 SGK. Hoạt động 4: 3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ GV yêu cầu HS vẽ một trục toạ độ Oxy. GV lấy điểm P ở vị trí tương tự nh hình 17 SGK. GV thực hiện các thao tác nh SGK rồi giới thiệu cặp số (1,5; 3) gọi là toạ độ của điểm P. Kí hiệu P (1,5;3) Số 1,5 gọi là hoành độ của P Số 3 gọi là tung độ của P. GV nhấn mạnh: khi kí hiệu toạ độ của một điểm bao giờ hoành độ cũng viết trưước, tung độ viết sau - Cho HS làm ?1 Vẽ một hệ trục toạ đô Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu các điểm P (2; 3) Q (3;2) GV: Hãy cho biết hoành độ và tung độ của điểm P. GV hướng dẫn: Từ điểm 2 trên trục hoành vẽ đường thẳng ^ với trục tung (vẽ nét đứt). Hai đường thẳng này cắt nhau tại P. - Tương tự hãy xác định điểm Q. - Hãy cho biết cặp số (2;3) xác định được mấy điểm? - Cho HS làm ?2 Viết toạ độ của gốc O GV nhấn mạnh: Trên mặt phẳng toạ độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm. GV cho HS xem hình 18 và nhận xét kèm theo (trang 67 SGK) và hỏi: Hình 18 cho ta biết điều gì, muốn nhắc ta điều gì? - Toạ độ của gốc O là (0; 0) - Điểm M trên mặt phẳng toạ độ Oxy có hoành độ là x0; có tung độ y0. - AD: Bài tập 32 trang 67 SGK. - ?1; ?2 Hoạt động 5: Luyện tập - Củng cố Cho HS làm bài tập 33 Tr 67 SGK. Vẽ một hệ trục Oxy và đánh dấu các điểm: AC) (0; 2,5) GV yêu cầu HS nhắc lại một số khái niệm về hệ trục toạ độ, toạ độ của một điểm. GV hỏi: Vậy để xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết điều gì? HS: Muốn xác định được vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cần biết toạ độ của điểm đó (hoành độ và tung độ) trong mặt phẳng toạ độ. IV: Hướng dẫn về nhà Học bài nắm vững các khái niệm và quy định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm. - Bài tập số 34,35 Tr 68 SGK - Số 44,45,46 trang 49,50 SBT Tiết 33 Luyện tập I. Mục tiêu - Học sinh có kĩ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó, biết tìm toạ độ của một điểm cho trước. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Bảng phụ vẽ sẵn bài 35 (SGK trang 68); bài 38 (SGK trang 68). - Hai bảng phụ chuẩn bị cho trò chơi toán học (bài 62 SBT trang 55). HS: Bút dạ, bảng nhóm. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ HS1: Chữa bài 35 (SGK trang 68) Tìm toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD và của hình tam giác PQR trong hình 20. Giải thích cách làm. HS2: Chữa bài 45 (SBT trang 50). Vẽ một hệ trục toạ độ và đánh dấu vị trí các điểm. A(2;1,5) B Sau đó GV yêu cầu nêu cách xác định điểm A cụ thể. - Trên mặt phẳng toạ độ Oxy xác định thêm điểm C (0;1); D(3;0) GV nhận xét và cho điểm HS. HS1: Chữa bài 35 (8’) (SGK trang 68) A (0,5;2) b (2; 2) C (2;0) D (0,5;0) P (-3;3) Q (-1;1), R –3;1) HS2: Chữa bài 45 (SBT trang 50) HS: Điểm A (2;-1,5) có hoành độ là 2, tung độ là -1,5 trên trục tung vẽ đường thẳng ^ với trục tung(vẽ nét đứt). Hai đường này cắt nhau tại A. Hoạt động 2: Luyện tập GV: Lấy thêm vài điểm trên trục hoành, vài điểm trên trục tung. Sau đó yêu cầu HS trả lời bài 34 (tr 68 SGK) Bài 37 (Trang 68 SGK) Hàm số y được cho trong bảng sau a)Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x:y) của hàm số trên. b) Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a. GV: Hãy nối các điểm A, B, C, D, O có nhận xét gì về 5 điểm này? Đến tiết sau ta sẽ nghiên cứu kĩ về phần này. Bài 50 (SBT trang 51) GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. Vẽ một hệ trục toạ độ và đường phân giác của góc phần t thứ I, III. a) Đánh dấu điểm A nằm trên đường phân giác đó và có hoành độ la f2. b)Em có dự đoán gì về mối liên hệ giữa tung độ và hoành độ của một điểm M nằm trên đường phân giác đó. Bài 52 Trang 52 SBT - Tìm toạ độ đỉnh D, Q của hình vuông ABCD và MNPQ ở hình vẽ . GV: Dung bảng phụ đưa hình vẽ lên bảng Bài tập 38 (tr68 SGK) GV đưa bảng phụ GV: - Muốn biết chiều cao của từng bạn em làm như thế nào? - Tương tự muốn biết số tuổi của mỗi bạn em làm như thế nào? a) Ai là người cao nhất và cao bao nhiều? b)Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi? c) Hồng và Liên ai cao hơn và ai nhiều tuổi hơn? Nêu cụ thể hơn bao nhiêu? Bài 34 SGK: a) Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0 b)Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0 a) (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8) b) Thẳng hàng. Bài 50 (SBT trang 51) Bài làm: a) Điểm A có tung độ bằng 2. b) Một điểm M bất kì nằm trên đường phân giác này có hoành độ và tung độ là bằng nhau. Bài 52 Trang 52 SBT Đáp số: D (4;-2) Đáp số: Q (6;2) Bài tập 38 (tr68 SGK) - Từ các điểm Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục tung (chiều cao). - Kẻ các đường vuông góc xuống trục hoành (tuổi) a)Đào là người cao nhất và cao 15dm hay 1,5m. b)Hồng là người ít tuổi nhất la f11 tuổi c)Hồng cao hơn Liên (1dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi) Hoạt động 3: Có thể em chưa biết GV yêu cầu HS tự đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 69 SGK. Sau khi HS đọc xong, GV hỏi: Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào? Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô? IV. Hướng dẫn về nhà - Xem lại bài - Bài tập về nhà số 47,48,49,50 (trang 50,51 SBT) - Đọc trước bài Đồ thị hàm số y = ax (x ạ 0) Tiết 34 Đồ thị của hàm số y = ax (a ạ 0) I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được khái niệm đồ thi của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (aạ 0) - Thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. - Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Máy chiếu hắt và phim giấy trong ghi bài tập và kết lưuận. - Bảng phụ vẽ các điểm của hàm số khác cũng có dạng đường thẳng (y = 2x + 3; y =-2; y = |x| ). - Thưước thẳng có chia khoảng, phấn màu. HS: - Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ. - Giấy trong, bút dạ. Thước thẳng ( hoặc bảng phụ nhóm). III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra HS1: Chữa bài tập 37 trang 68 SGK. (Đưa đề bài lên màn hình). HS2: Thực hiện yêu cầu ?1 (Đưa đề bài?1 lên màn hình) GV yêu cầu HS cả lớp cùng làm vào vở. Cho tên các điểm lần lượt là M, N, P, Q,R. GV nhận xét và cho điểm HS HS1: a) Các cặp giá trị của hàm số là: (0;0) (1;2); (2;4).... b) (0;) A (1;2) B (2:4) C (3;6) D (4;8) HS2: và HS cả lớp làm Hoạt động 2: 1. Đồ thị của hàm số là gì? GV: Bạn (tên HS2). Các điểm M, N, P, Q,R biểu diễn các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của của hàm số y = f(x) đã cho. GV yêu cầu HS nhắc lại. Trở lại bài làm của HS1. GV hỏi: Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì? GV đưa định nghĩa đồ thị của hàm số y = f(x) lên màn hình. Ví dụ 1: vẽ đồ thị hàm số y = f(x) trong?1, ta phải làm những bước nào? a)KN: Đồ thị cua hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng toạ độ. Hoạt động 3: 2. Đồ thị của hàm số y = ax (aạ 0) Xét hàm số y = 2x, có dạng y = ax với a =2 - Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x;y). - Chính vì hàm số y =2x có vô số cặp (x; y) nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số. Để tìm hiểu về đồ thị của hàm số này, các em hãy hoạt động nhóm làm?2. GV đưa? 2 lên màn hình GV yêu cầu 1 nhóm lên trình bày bài làm. Kiểm tra thêm bài của vài nhóm khác. GV nhấn mạnh: Các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y = 2x ta nhận thấy cùng nằm trên một đường thẳng qua gốc tọa độ. GV đưa lên màn hình một mặt phẳng toạ độ biểu diễn các điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x (số điểm tăng lên) - Người ta đã chứng minh được rằng: (kq) GV yêu cầu HS nhắc lại kết lưuận. - Cho HS làm?4 KN: Đồ thị của của hàm số y = ax (a ạ 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. b) Cách vẽ: SGK c) Nhận xét: SGK. d) áp dụng: ?4 Hoạt động 4: Luyện tập - Củng cố GV: Đồ thị của hàm số là gì? - Đồ thị của hàm số y = ax (a ạ 0) là đường nh thế nào? - Muốn vẽ đồ thị của hàm số y = ax ta cần làm qua các bước nào? - Cho HS làm bài tập 38 tr71 SGK. GV: Quan sát đồ thị của một số hàm số khác cũng có dạng đường thẳng. Bài 38, 39 SGK IV: Hướng dẫn về nhà - Nắm vững các kết lưuận và cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax (aạ 0) - Bài tập về nhà 41,42,43 trang 72,73 SGK, 53, 54. 55 trang 52,53 SBT.

File đính kèm:

  • docD7T16.doc
Giáo án liên quan