Giáo án Toán 7 - Tiết 37 đến tiết 40

A. Mục tiêu:

- Hệ thống lại những kiến thức của chương 1 và chương 2, vận dụng giải một số bài tập theo từng dạng cơ bản của kiến thức.

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập.

- Giáo dục cho học sinh có tính tư duy lô gíc.

B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ hoặc máy chiếu.

HS: Ôn lại các kiến thức đã được học.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định:

II. Bài cũ:

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề:

2. Triển khai bài:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 37 đến tiết 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12.12.09 Ngày giảng: TIẾT 37 ÔN TẬP HỌC KỲ I A. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức của chương 1 và chương 2, vận dụng giải một số bài tập theo từng dạng cơ bản của kiến thức. - Rèn luyện kỹ năng giải bài tập. - Giáo dục cho học sinh có tính tư duy lô gíc. B. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ hoặc máy chiếu. HS: Ôn lại các kiến thức đã được học. C. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: II. Bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung bài dạy. a. Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi kiểm tra lí thuyết. ? Hãy nêu các tập hợp số đã học và mối quan hệ giữa các tập hợp số đó? ? Định nghĩa số hữu tỉ? Thế nào là số hữu tỉ dương? Số hữu tỉ âm? Cho ví dụ. ? Số hữu tỉ nào không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm? ? Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ là gì? Nêu quy tắc xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ? ? Hãy nêu các phép toán trong Q. ? Viết các công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số, công thức tính luỹ thừa của một tích, luỹ thừa của một thương. ? Thế nào là tỉ số của hai số hữu tỉ a và b (b 0)? ? Tỉ lệ thức là gì? Pháp biểu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức? ? Viết công thức thể hiện tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. HS lần lượt trả lời các câu hỏi trên. b. Hoạt động 2: GV treo bảng phụ các bài tập sau: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) b) c) Bài 2: Tính nhanh: a) (-6,37 . 0,4) . 2,5 b) (-0,125) . (-5,3) . 8 Bài 3: So sánh: 291 và 535 Bài 4: Tìm x trong tỉ lệ thức: a) x : (-2,14) = (-3,12) : 1,2 b) I. Lí thuyết: - Các tập hợp số: N, Z, Q, I, R. -Số hữu tỉ: - Là số 0. - Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ : - Các phép toán trong Q: (sgk) - Công thức nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số: - Tỉ số của hai số a và b (b 0): -Tỉ lệ thức: - Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: II. Bài tập: Bài 1: Thực hiện phép tính: a) = 1 + 1 + 0,5 = 2,5. b) = = -6. c) = ( -10) . = 14. Bài 2: Tính nhanh: a) (-6,37 . 0,4) . 2,5 = -6,37 . (0,4 . 2,5) = -6,37 . 1 = -6,37. b) (-0,125) . (-5,3) . 8 = (-0,125 . 8) . (-5,3) = (-1) . (-5,3) = 5,3. Bài 3: So sánh: 291 và 535 291 > 290 = (25)18 = 3218 535 < 536 = (52)18 = 2518 Có 3218 > 2518 Do đó: 291 > 535. Bài 4: Tìm x trong tỉ lệ thức: a/. x = x = 5,564. b/. x = .() : x = x = . IV. Củng cố: - GV chốt lại các ý chính trong bài. - HS nêu lại các phương pháp đã sử dụng để giải các bài tập trên. V. Dặn dò: - Ôn lại các câu hỏi lí thuyết và các dạng bài tập đã làm. - Về nhà xem lại lí thuyết và bài tập để chuẩn bị tiết sau ôn tập tiết 2. Ngày soạn:17.12.09 Ngày giảng: TIẾT ÔN TẬP HỌC KỲ I A. Mục tiêu: - Ôn tập các kiến thức về tính chất dãy tỉ số bằng nhau, đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch. - Rèn kỹ năng giải toán về tính chất dãy tỉ số bằng nhau, đại lượng tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch, giải toán về chia 1số thành các phần tỉ lệ thuận (nghịch) với số đã cho. - Giáo dục HS tính cẩn thận, tư duy logic, thấy được ý nghĩa của toán học và đời sống. B. Chuẩn bị: C. Tiến trình: I. Ổn định: II. Bài cũ : III. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV Viết công thức thể hiện t/c dãy TSBN ? HS GV Phát biểu định nghĩa, tính chất ĐLTLT, ĐLTLN ? HS Phát biểu. GV Cho HS làm bài tập ra. HS Theo dõi. GV Làm như thế nào để điền ? HS Tìm hệ số tỉ lệ sau đó điền. GV Gọi 2HS lên bảng HS Thực hiện GV Ghi sẵn bài tập ở bảng phụ. HS Suy nghĩ trong 2 phút. GV Nêu công thức tính chu vi của tam giác ? HS Bằng tổng 3 cạnh GV Gọi 1HS lên bảng HS Thực hiện GV Ghi sẵn bài tập ở bảng phụ HS Suy nghĩ trong 3' GV: Làm như thế nào để biết mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm? HS: Sử dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau .GV: Gọi 1HS lên bảng HS: Thực hiện I.Ôn tập lý thuyết: 1. Tính chất dãy tỉ số bằng nhau: = = = = (b khác d) Mở rộng: SGK 2. Đại lượng tỉ lệ thuận: 3. Đại lượng tỉ lệ nghịch: (Như tiết 35 - Ôn tập chương II ) II.Bài tập áp dụng: (27') Bài 1: Cho bảng sau: Điền số thích hợp: x -10 -5 y 6 -6 -3 a. Biết x, y tỉ lệ thuận. b. Biết x, y tỉ lệ nghịch. Giải: x -10 -5 5 5 y 12 6 -6 -3 a/ k = = b/ a = -5.6 = -30 x -10 -5 5 10 y 3 6 -6 -3 Bài 2: Ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với 2; 3; 4. Biết chu vi của tam giác là 36. Tìm ba cạnh. Giải: Gọi ba cạnh của tam giác lần lượt là: x, y, z. Ta có: x + y + z = 36 Theo bài ra ta có: Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: x = 4 . 2 = 8 (cm) y = 3 . 4 = 12 (cm) z = 4 . 4 = 16 (cm) Vậy ba cạnh của tam giác là: 8 cm, 12 cm, 16 cm. Bài 3: Tỉ số giữa số lượng sản phẩm của 2 công nhân là 0,9. Biết rằng 1 người làm nhiều hơn 2 người còn lại là 120 sản phẩm. Hỏi mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm. Giải: Gọi số lượng sản phẩm của 2 công nhân là x và y. x : y = 0,9 hay = Theo bài ra : y - x = 120 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có: x = 9. 120 = 1080 y = 10. 120 = 1200 sản phẩm. Vậy: CN1 làm được 1080 sản phẩm CN2 làm được 1200 sản phẩm. IV.Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Xem lại lý thuyết - Xem lại các bài tập đã chữa. Bài ra: : Người ta dự định xây một bể chứa nước hình hộp chữ nhật có các kích thước như sau: chiều dài 6m, chiều rộng 3m, chiều cao 1m. Nhưng do diện tích mặt bằng không cho phép nên phải thu chiều dài và rộng còn 4m & 2m. Hỏi chiều cao phải thay đổi như thế nào để V dự định của bể không thay đổi ? Hướng dẫn: Công thức tính thể tích V = S.h (S là dt nền nhà, h: chiều cao) V không thay đổi thì S & h có quan hệ gì ? - Tiết sau ôn phần đồ thị hàm số Ngày soạn:17.12.09 Ngày giảng: Tiết ÔN TẬP HỌC KỲ I A. Mục tiêu: Giúp HS - Ôn tập các kiến thức về hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số. - Rèn kỹ năng xác định toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a). - Thấy được mối liên hệ giữa hình học và đại số thông qua mặt phẳng toạ độ, thấy được ý nghĩa của toán học đối với thực tiễn. B. Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng, bảng phụ. Hs: Ôn các kiến thức chương II, thước thẳng. C. Tiến trình: I. Ổn định: II. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Hàm sô là gì ? cho ví dụ ? HS: ... GV: Khi x thay đổi mà y không thay đổi thì y có tên gọi là gì ? HS: Hàm hằng. GV: Mặt phẳng như thế nào được gọi là mặt phẳng toạ độ ? HS: Có chứa hệ trục toạ độ Oxy. GV: Góc phần tư ? Toạ độ điểm O ? Điểm trên trục hoành có tung độ bằng ? Điểm trên trục tung có hoành độ bằng ? HS trả lời. GV: Đồ thị hàm số y = f (x) là gì ? HS: à GV: đồ thị hàm số y = ax ( a ) có dạng ntn ? HS: ... GV: Cho biết dạng của đồ thị hàm số y = ax (a ) khi a >0, khi a <0 ? HS: à GV đưa ra bài toán à a/ Hãy xác định A b/ Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng -1. c/ Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng -3. HS suy nghĩ trong 2 ' GV: Làm như thế nào để tìm hệ số a ? HS: Thay toạ độ A(-2;4) vào công thức y = ax rồi tìm a. GV goi 1 HS lên bảng. HS thực hiện. GV: Làm như thế nào để tìm điểm có hoành độ bằng -1, tung độ bằng -3 ? HS: Thay y = -1; x = -3 vào công thức y = -2x rồi đánh dấu 2 điểm B, C. GV goi 1 HS lên bảng. HS thực hiện. I. Ôn tập lí thuyết: 1. Khái niệm hàm số: Đại lượng y phụ thuộc đại lượng thay đổi x sao cho mỗi giá trị của x cho ta 1 giá trị tương ứng y thì y là hàm số của x, x là biến số. 2. Mặt phẳng toạ độ: SGK 3. Đồ thị hàm số y = ax (a ) * Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp các điểm biểu diễn các giá trị tương ứng (x,y) trên mặt phẳng toạ độ. * Đồ thị hàm số y = ax (a ) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. *Chú ý: Khi a >0 thì đồ thị hàm số y = ax đi qua góc phần tư thứ nhất và thứ ba. Khi a <0 đồ thị hàm số y = ax đi qua góc phần tư thứ hai và thứ tư. II. Bài tập áp dụng: Bài 1: Đường thẳng OA ở hình bên là đồ thị hàm số y = ax. Giải: a/ Đồ thị hàm số y = ax (a ) đi qua A(-2;4) nên ta có: 4 = a. (-2) a = -2 b/ x = -1 y = -2 B(-1;2) c/ y =-3 -3 = -2 x x = C(; -3) ( B, C biểu diễn ở trên) IV. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa. - Xem lại lý thuyết. - Tiết sau ôn tập phần đồ thị tiếp . Ngày soạn:18.12.09 Ngày giảng: Tiết ÔN TẬP HỌC KỲ I A. Mục tiêu: Giúp HS - Tiếp tục ôn tập các kiến thức về hàm số, mặt phẳng toạ độ, đồ thị hàm số. - Tiếp tục rèn kỹ năng xác định toạ dôdj của một điểm trong mặt phẳng toạ độ, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị hàm số, vẽ đồ thị hàm số y = ax (a). - Thấy được mối liên hệ giữa hình học và đại số thông qua mặt phẳng toạ độ, thấy được ý nghĩa của toán học đối với thực tiễn. B. Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng, bảng phụ. Hs: Ôn các kiến thức chương II, thước thẳng. C. Tiến trình: I. Ổn định: II. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV treo bảng phụ ghi BT2. HS theo dõi. GV: làm như thế nào để biết các diểm A, B, C, O thuộc hay không thuộc ĐTHS y = 3x ? HS: Thay lần lượt 4 điểm A, B, C, O vào công thức y = ax. Nếu toạ độ nào thoả mãn thì thuộc đồ thị hàm số. GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. GV nhận xét, bổ sung. GV goi 1 HS vẽ đồ thị hàm số y = 3x. HS thực hiện. *BT2: Biết cứ 100kg thóc thì cho 60kg gạo.Hỏi 20 bao thóc thìcho bao nhiêu gạo? Mỗi bao nặng 60kg HS :tóm tắt đề . Xác định đại lượng tham gia vào bài toán? Mối quan hệ giữa 2 đại lượng? HS :lên bảng trình bày . *BT3 : Để đào 1 con mương cần 30 người làm trong 8h.Nếu tăng thêm 10 người thì thời giam giảm được mấy giờ?( Giả sử năng suất làm việc của mỗi người là như nhau và không đổi) II. Bài tập áp dụng: Bài 1: a. Điểm nào sau đây thuộc ĐTHS y = 3x A(-1;3) , B (-1; -3) , C (;1), O(0;0) b. Vẽ ĐTHS y = 3x ở trên. Giải: a. Thay toạ độ điểm A(-1;3) vào công thức y = 3x ta có: yA=3 , xA=-1 3 3. (-1) Vậy A(-1;3) không thuộc ĐTHS y = 3x Thay B(-1;-3) vào công thức y = 3x y = yB=-3 x = xB=-1 -3 = 3. (-1) Vậy B thuộc ĐTHS y = 3x Thay C(;1) vào công thức y = 3x y = yc=1 x = xc= y thuộc ĐTHS y = 3x Đồ thị hàm số y = 3x đi qua gốc toạ độ O(0;0) thuộc đồ thị hàm số. Đồ thị hàm số là đường thẳng OA b. Vẽ đồ thị BT2: gọi x là lượng gạo 20 bao thóc xay được Khối lượng 20 bao thóc : 60 .20 = 1200 kg Số thoc và gạo là 2 đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có : 100 : 1200 = 60 : x x = 720 kg *BT3 : Gọi x là thời gian cần tìm Số người và thời gian hoàn thành công việc là 2 đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có : 30 : 40 = x : 8 x = 6 h Vậy thời gian làm giảm được : 8 – 6 = 2 h IV. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa đã ôn tập . - Xem lại lý thuyết đã ôn tập - Tiết sau mang theo dụng cụ học tập và MTBT (nếu có) để thi học kì I.

File đính kèm:

  • docTiet on tap tuan 17 18.doc
Giáo án liên quan