I. Mục tiêu:
Học sinh cần nắm được :
- Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
- Tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số .
II. Chuẩn bị :
- Gv : SGK, bảng phụ ghi bài tập.
- Hs : SGK, bài mới.
III. Tiến trình dạy học :
24 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 51 đến tiết 62, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27 – 2 – 05 CHƯƠNG IV : BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Tuần 24
Ngày giảng :28 – 2 – 05 §1 : KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Tiết 51
Mục tiêu:
Học sinh cần nắm được :
Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số.
Tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số .
Chuẩn bị :
- Gv : SGK, bảng phụ ghi bài tập.
- Hs : SGK, bài mới.
Tiến trình dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Giới thiệu chương
Biểu thức đại số cũng là biểu thức toán học, nhưng ở đây các số có thể thay bằng các chữ cái đại diện cho các số . Các chữ đại diện đó gọi là biến.
Hoạt động 2 : 1 ) Nhắc lại về biểu thức
Ở các lớp dưới đã biết các số được nối với nhau bởi các kí hiệu phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ) làm một biểu thức . Những biểu thức như vậy gọi là biểu thức số.
Em lấy ví dụ về biểu thức số ?
Ví dụ: SGK trang 24 :
P = 2(5 + 8) (cm)
Yêu cầu Hs làm ?1
Gọi Hs nhận xét , Gv nhận xét
Hs lấy ví dụ :
5 + 3 – 7 ; 25:5 + 7.2 ; 122.43 ; 13(3+4)
Hs đọc ví dụ SGK
S= 3.( 3+2) (cm2)
Hoạt động 3: 2 ) Khái niệm về biểu thức đại số
Xét bài toán : ( SGK trang 24)
Gv Trong bài này người ta đã dùng chữ cái a để thay cho một số nào đó ( hay còn nói chữ a đại diện cho một số nào đó )
Bằng cách tương tự trên Em hãy viết biểu thức chu vi hình chữ nhật của bài toán trên.
Biểu thức 2.(5+a) là một biểu thức đại số.
Yêu cầu Hs làm ?2
Biểu thức a.( a+2) là một biểu thức đại số .
Vậy thế nào là biểu thức đại số ?
Lấy ví dụ về biểu thức đại số ?
Để cho gọn khi viết biểu thức đại số người ta thường không viết dấu nhân giữa các chữ cái, cũng như giữa số và chữ. Chẳng hạn như: x.y = xy ; 4.x = 4x
( -1)xy = -xy ; …
P = 2.(5+a)
Gọi a là chiều rộng của hình chữ nhật thì chiểu dài của hình chữ nhật là a+2 ( cm)
Diện tích hình chữ nhật là: S = a.( a+2) ( cm2)
Hs trả lời khái niệm SGK trang 25.
4x ; xy2 ; 3.(x+y); ; ; …
Yêu cầu Hs làm ?3
Trong biểu thức đại số, các chữ cái đại diện cho những số tùy ý nào đó. Người ta gọi những chữ số như vậy là biến số .
Gv giới thiệu chú ý SGK trang 25
Trong biểu thức đại số cũng có các tính chất giống như biểu thức số.
Các biểu thức đại số có chứa biến ở mẫu chưa được xét đến trong chương này:
Ví dụ như : ; .
a) S = 30x
b) (5.x) + (35.y) = 5x + 35y
Hs ghi khái niệm biến.
Hs nghe Gv giới thiệu chú ý .
Hs nhắc lại các tính chất, quy tắc phép toán trên số.
Hs nghe Gv giảng
Hoạt động 4: Củng cố luyện tập
Thế nào là biểu thức đại số ?
Thế nào là biến số ?
Bài tập 1 SGK trang 26:
( Yêu cầu Hs hoạt động nhóm)
Gọi đại diện nhóm trả lời
Gọi đại diện nhóm khác nhận xét .
Gv nhận xét .
Bài 2 SGK trang 26:
Nhắc lại công thức tính diện tích hình thang ?
Gv đó là bài toán 2 SGK trang 26.
Bài 3 SGK trang 26:
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm :
Gọi đại diện nhóm trả lời
Gọi đại diện nhóm khác nhận xét
Gv nhận xét .
Hs trả lời khái niệm
Hs hoạt động nhóm làm bài tập 1 SGK trang 26
a) Tổng của x và y : x + y
b) Tích của x và y : xy
c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y: (x+y)(x-y)
Hs nhắc lại công thức S =
Hs hoạt động nhóm bài 3 SGK trang 26:
1) e) 2) b)
3) a) 4) c)
5) d)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
Học thuộc khái niệm biểu thức đại số, biến số .
Làm bài tập 4 , 5 SGK trang 27
Xem trước bài 2 : Gái trị của một biểu thức đại số.
Ngày soạn : 3 – 3 – 05 §2 : GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ Tuần 24
Ngày giảng: 5 – 3 – 05 Tiết 52
Mục tiêu:
Hs biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này.
Rèn luyện tính cẩn thận khi tính toán .
Chuẩn bị :
Gv: SGK, bảng phụ.
Hs: Giấy nháp, SGK.
Tiến trình dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra
Phát biểu khái niệm về biểu thức đại số ?
Làm bài tập 4 SGK trang 27:
Gọi Hs nhận xét
Thế bào là biến số ?
Làm bài tập 5 SGK
Nếu tiền lương là : a = 500000đ / tháng
Tiền trưởng : m = 100000đ
Tiền phạt : n = 50000đ
Thì người đó nhận được bao nhiêu tiền ?
Hs1 trả lời khái niệm SGk trang 25
Thời gian buổi chiều có công thức : t + x – y
Hs2 trả lời khái niệm SGK trang 25
a) 3a + m
b) 6a – n
Thay a= 500000, m=100000, n=50000 vào a) vàb) ta có:
3.500000 + 100000 = 1600000 (đ)
6.500000 – 50000 = 2950000 (đ)
Hoạt động 2 : Giá trị của một biểu thức đại số
Gv cho Hs đọc ví dụ1 SGK trang 27
Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m=9 và n=0,5, hay còn nói: Tại m=9 và n=0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5.
Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức của biểu :
5x2 – 3x + 2 tại x= -1 và x= .
Gọi 2 Hs lên bảng làm còn cả lớp làm vào vở .
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Qua hai ví dụ trên vậy để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức ta làm thế nào ?
Hs đọc ví dụ SGK trang 27
Thay x=-1 vào biểu thức 5x2 – 3x + 2 ta có:
5(-12) – 3(-1) + 2 = 5 + 3 + 2 = 10
Vậy giá trị của biểu thức tại x=-1 là 10
Thay x= vào biêut thức 5x2 – 3x + 2 ta có: 5()2 – 3() + 2 = 5. - +2 =
Vậy giá trị của biểu thức tại x= là
Hs trả lời khái niệm SGK trang 28
Hoạt động 3 : Áp dụng :
Yêu cầu Hs làm ?1
Gọi 2 Hs lên bảng làm còn cả lớp làm vào vở .
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Thay x= 1 vào biểu thức 3x2 – 9x ta có:
3.12 – 9.1 = 3 – 9 = – 6
Vậy giá trị của biểu thức tại x= 1 là – 6
Thay x = vào biểu thức 3x2 – 9x ta có :
3.()2 – 9. = - 3 =
Yêu cầu Hs làm ?2
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét.
Vậy gái trị của biểu thức tại x = là
Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y= 3 là
(-4)2.3 = 16.3 = 48.
Hoạt động 4 : Luyện tập củng cố :
Để tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của các biến ta làm thế nào ?
Bài tập 6 SGK trang 28:
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm ( Mỗi nhóm 6 em)
Gọi đại diện nhóm trả lời .
Gọi đại diện nhóm nhận xét .
Gv nhận xét .
Gv giới thiệu về Thầy giáo Lê Văn Thiêm
Bài 7a SGK trang 29:
Tính giá trị của biểu thức 3m – 2n tại m= -1 và n= 2
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 28:
Hs hoạt động nhóm :
N: x2 = 32 = 9 ; T: y2 = 42 = 16 ;
Ă: ;
M: ;
Ê: 2z2 + 1 = 2.52 +1 = 51;
H: x2 + y2 = 32 + 42 =25 ;
V: z2 – 1 = 52 – 1 = 24 ;
I: 2(y+z) = 2.(4 + 5) =18;
Kết quả : LÊ VĂN THIÊM
Thay m= -1 và n= 2 vào biểu thức 3m – 2n ta có: 3.(-1) – 2.2 = -3 – 4 = -7
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà:
Biết cách tính giá trị của biểu thức .
Làm bài tập 7 b, 8, 9 SGK trang 29.
Đọc có thể em chưa biết .
Xem trước bài 3 : Đơn thức .
Ngày soạn : 5 – 3 – 05 §3 : ĐƠN THỨC Tuần 25
Ngày giảng: 7 – 3 – 05 Tiết 53
Mục tiêu:
Hs nắm được :
- Nhận biết được một biểu thức đại số là đơn thức.
- Nhận biết được đơn thức thu gọn, phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
- Biết nhân hai đơn thức .
- Biết cách viết một đơn thức chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ, SGK.
- Hs: SGK, bảng nhóm, bút viết bảng
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra
Để tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của các biến ta làm thế nào ?
Làm bài tập 1 SGK trang 26:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 28.
Thay x = 1 và y= vào biểu thức ta có :
x2y3 + xy = 12.()3 + 1. = + =
Hoạt động 2 : 1) Đơn thức:
Yêu cầu Hs làm ?11
Gv bổ sung thêm các biểu thức 9 ; ; x ; y.
Các biểu thức ở nhóm 2 có những phép tính gì?
Các biểu thức như nhóm 2 là những đơn thức.
Vậy thế nào là đơn thức ?
Yêu cầu Hs nhắc lại khái niệm.
Ví dụ1 : Các biểu thức : 3 ; 2x ; 5y ; … là những đơn thức .
Em hãy lấy ví dụ về đơn thức ?
Ví dụ 2: Các biểu thức ở nhóm 1 không phải là đơn thức .
Em hãy lấy ví dụ không phải là đơn thức ?
Gv giới thiệu chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không.
Yêu cầu Hs làm ?2
Bài tập 10 SGK trang 30:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Hs hoạt động nhóm
Nhóm 1 : Những biểu thức có chứa phép cộng trừ: 3 – 2y ; 10x + y ; 5(x+y).
Nhóm 2 : Các biểu thức còn lại: 9 ; ; x ; y; 4xy2 ; ; ; 2x2y.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 30.
Hs lấy ví dụ.
Hs lấy ví dụ:
Hs ghi chú ý:
Hs tự làm ?2 SGK trang 30.
Bạn Bình viết ( 5- x )x2 không phải là đơn thức còn ; - 5 là các đơn thức.
Hoạt động 3: 2) Đơn thức thu gọn:
Xét đơn thức: 10x6y3
Trong đơn thức trên có mấy biến ? và mỗi biến được viết mấy lần ?
Hs đơn thức có hai biến và mỗi biến được viết một lần.
Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn; 10 là hệ số và x6y3 là phần biến của đơn thức đó.
Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ?
Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra hệ số, phần biến ?
Lấy ví dụ không phải là đơn thức thu gọn:
Một số có phải là đơn thức thu gọn không ?
Gv giới thiệu chú ý: SGK trang 31
Hs nghe Gv giảng.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 31.
Đơn thức thu gọn: x , -y ; 3x2y ; 10xy5; …
Có hệ số lần lượt là : 1 ; -1 ; 3 ; 10 ; …
Phần biến lần lượt là : x ; y ; x2y ; xy5 ; …
Hs lấy ví dụ .
Hs trả lời .
Hs nghe Gv giới thiệu chú ý.
Hoạt động 4 : 3) Bậc của đơn thức :
Cho đơn thức 2x5y3z
Đơn thức trên đã thu gọn chưa ? Xác định hệ số, phần biến, số mũ của từng biến ?
Tổng các số mũ của các biến là 5 + 3 + 1 = 9. Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho .
Vậy thế nào là bậc của đơn thức ?
Tìm bậc của đơn thức : 5x3y4z5 ?
Hs phần hệ số là 2; phần biến x5y3z ; số mũ của x là 5 ; số mũ của y là 3 ; số mũ của z là 1.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 31.
Bậc của đơn thức là : 3 + 4 + 5 = 12
Hoạt động 5: 4) Nhân hai đơn thức :
Nhân hai đơn thức cũng như nhân hai biểu thức số .
Ví dụ: Nhân 2 đơn thức ( -3x2y) và 6x2y6 ta làm như sau:
( -3x2y) .( 6x2y6)
= [(-3).6].(x2.x2).(y.y6)= -18x4y7
Vậy thế nào là nhân hai đơn thức ?
Gv gới thiệu chú ý SGK trang 32.
Yêu cầu Hs làm ?3
Gọi Hs nhận xét.
Gv nhận xét .
Hs ghi ví dụ của Gv.
Hs trả lời Chú ý.
().( -8xy2) = [].(x3.x).y2 = 2x4y2
Hoạt động 6 : Luyện tập củng cố :
Yêu cầu Hs làm trả lời bài tập 11 SGK trang 32
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
b) và c) là các đơn thức ; a) và d) không phải là đơn thức.
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà:
Nắm vững 3 khái niệm của bài đơn thức , chú ý.
Làm bài tập 12, 13, 14 SGK trang 32.
Xem trước bài 4: Đơn thức đồng dạng.
Ngày soạn : 7 – 3 – 05 § 4 : ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG Tuần 25
Ngày giảng: 9 – 3 – 05 Tiết 54
Mục tiêu
Học sinh cần đạt được :
- Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
- Biết cộng trừ các đơn thức đồng dạng.
Chuẩn bị :
- GV : Máy chiếu, giấy trong
- Hs : Giấy trong, bút viết bảng
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra
GV : -Thế nào là đơn thức ?
Để nhân 2 đơn thức ta làm thế nào ?
Áp dụng tính tích :
(2xy3).(x2y)
(-3x2y).(2xy3)
Em có nhận xét gì phần biến của hai đơn thức tích ?
Gọi Hs nhận xét.
GV nhận xét ghi điểm.
- Đơn thức là biểu thức đại số gồm một số, hoặc một biến, hoặc tích giữa các số và các biến.
Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
(2xy3).(x2y) = (2.1).(x.x2).(y3.y) = 2x3y4
(-3x2y).(2xy3) =[(-3).2].(x2.x).(y.y3) = -6x3y4
Hai phần biến của của hai đơn thức tích giống nhau.
Hoạt động 2 : 1) Đơn thức đồng dạng:
GV đưa ?1 lên màn hình
( Yêu cầu học sinh )
Gv gọi Hs trả lời .
Gv nhận xét :
Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu a) là các ví dụ về đơn thức đồng dạng. Còn các đơn thức viết đúng theo yêu cầu b) là các ví dụ về đơn thức không đồng dạng.
Vậy thế nào là hai đơn thức đồng dạng ?
Em hãy lấy các đơn thức đồng dạng với đơn thức 2x3y ?
Hai đơn thức 6 và có đồng dạng không ?
Gv giới thiệu chú ý:
Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng.
Yêu cầu Hs làm ?2
( GV đưa lên màn hình)
Hs làm ?1
5x2yz ; - 3x2yz ;
2xyz ; 5xy3z ; - 7x2y
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến.
5x3y; -6x3y ; …
Hs trả lời …
Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có phần hệ số giống nhau nhưng phần biến khác nhau nên không đồng dạng.
Áp dụng làm bài tập 15 SGK trang 34:
( Gv đưa lên màn hình)
Yêu cầu 1 Hs hoạt động nhóm .
Gọi đại diện trả lời.
Gọi đại diện nhóm nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Hs hoạt động nhóm
Nhóm 1 : ; ;
Nhóm 2 : xy2 ; -2xy2 ;
Nhóm 3 : xy.
Hoạt động 3 : 2) Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng :
Nhắc lại tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng ?
Áp dụng tính chất đó tính nhanh :
2.72.55 + 72.55
Tương tự cộng hai đơn thức đồng dạng ta cũng làm như vậy .
Để cộng hai đơn thức 2x2y và x2y ta làm thế nào ?
Tổng của hai đơn thức là bao nhiêu ?
Tương tự để trừ hai đơn thức 3xy2 và 7xy2
Hiệu của hai đơn thức là ?
Để cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
Yêu cầu học sinh làm ?3 ( một Hs lên bảng làm còn cả lớp làm vào vở)
Gọi Hs nhận xét
Gv nhận xét ghi điểm.
Áp dụng làm bài tập 16 SGK trang 34
( Gv đưa lên màn hình)
Gọi Hs nhận xét
Gv nhận xét ghi điểm.
Hs trả lời công thức : (b + c)a = ab + ac
2.72.55 + 72.55 = ( 2 + 1) 72.55= 3.72.55
2x2y + x2y = (2 + 1) x2y = 3x2y
3x2y
3xy2 - 7xy2 = (3 – 7)xy2 = -4xy2
-4xy2
Để cộng ( hay trừ ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng ( hay trừ ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
xy3 + 5xy3 + (-7xy3) = [ 1 + 5+( –7)]xy3 = -xy3
25xy3 + 55xy3 + 75xy3
= ( 25 + 55 + 75)xy3 =155xy3
Hoạt động 4 : Luyện tập củng cố :
Thi viết nhanh: Mỗi tổ trưởng viết một đơn thức bậc 5 có hai biến. Mỗi thành viên trong tổ viết một đơn thức đồng dạng với đơn thức mà tổ trưởng mình vừa viết rồi chuyển cho tổ trưởng . Tổ trưởng tính tổng tất các đơn thức của tổ mình và lên bảng viết kết quả. Tổ nào viết đúng và nhanh nhất thì tổ đó chiến thắng.
Gv chia mỗi tổ 5 bạn làm theo đề bài.
Hs hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV chia nhóm.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà
- Hiểu thế nào là đơn thức đồng dạng, cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
- Làm bài tập 17, 18, 19, 20 SGK trang 35, 36.
- Xem trước các bài tập phần luyện tập.
- Tiết sau luyện tập về biểu thức đại số, giá trị của biểu thức, đơn thức, đơn thức đồng dạng.
Ngày soạn : 11 – 3 – 05 LUYỆN TẬP Tuần 26
Ngày giảng: 16 – 3 – 05 Tiết 55
Mục tiêu
- Hs được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
- Hs rèn luyện kỹ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.
Chuẩn bị :
- GV : Bảng phụ, SGK.
- Hs : Bảng nhóm, bút viết bảng.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra
Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng ?
Các cặp đơn thức sau đây có đồng dạng không ? Vì sao ?
a) và .
b) 2xy và .
c) 5x và 5 x2 .
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
- Để cộng ( hay trừ ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
Áp dụng làm bài 21 SGK trang 39:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 33.
Có đồng dạng vì có cùng phần biến.
Có đồng dạng vì có cùng phần biến.
Không đồng dạng vì có phần biến khác nhau
Hs trả lời khái niệm SGK trang 34.
Bài tập 21 SGK trang 36:
= = xyz2.
Hoạt động 2 : Luyện tập:
1/ Để tính giá trị của biểu thức khi biết giá trị của các biến ta làm thế nào ?
Bài tập 19 SGK trang 36:
Gọi Hs lên bảng trả lời và làm bài tập 19.
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Gv có thể đổi 0,5 = thì cách tính sẽ đơn giản hơn.
2/ Gv tổ chức trò chơi :
Chọn đại diện bốn nhóm mỗi nhóm 5 bạn :
Ba bạn đầu làm câu 1, bạn thứ 4 làm câu 2, bạn thứ 5 làm câu 3.
Thời gian 5 phút .
Hết giờ cho các tổ kiểm tra chéo.
Gv kiểm tra các nhóm kiểm tra chéo rồi nhận xét.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 28:
Thay x = 0,5 và y= -1 vào biểu thức ta có:
16.(0,5)2.(-1)5 – 2.(0,5)3.(-1)2 = 16.0,25.(-1) – 2.0,125.1 = -4 – 0,25 = - 4,25.
Cho đơn thức -2x2y.
Viết 3 đơn thức đồng dạng với đơn thức -2x2y.
Tính tổng của cả bốn đơn thức đó.
Tính giá trị của biểu thức tổng vừa tìm được tại x= -1 và y = 1.
Hs hoạt động nhóm :
3/ Muốn tính tích các đơn thức ta làm như thế nào ?
Bài tập 22 SGK trang 36:
Gọi 2 Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
4/ Điền đơn thức thích hợp:
Bài tập 23 SGK trang 36:
Yêu cầu Hs hoạt động nhóm.
Gọi đại diện nhóm trả lời.
Gọi đại diện nhóm nhận xét .
Gv nhận xét .
Hs trả lời :
a) Hs
Bậc của đơn thức là 8.
b) Hs2
Bậc của đơn thức là 8.
Hs hoạt động nhóm bài tập 23 SGK trang 36:
a) 3x2y + 2x2y = 5x2y.
b) – 5x2 – 2x2 = – 7x2.
c) x5 + x5 + – x5 = x5.
Hoạt động 3 : Củng cố và hướng dẫn về nhà:
Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng ?
Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
Về nhà học thuộc các khái niệm đã học , làm bài tập 21, 22 SBT.
Xem trước bài 5 : Đa thức .
Ngày soạn : 14 – 3 – 05 §5: ĐA THỨC Tuần 26
Ngày giảng :19 – 3 – 05 Tiết 56
Mục tiêu:
Hs nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể .
Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
Chuẩn bị :
- Gv : SGK, bảng phụ ghi hình vẽ SGK trang 36.
- Hs : SGK, bảng nhóm, bài mới.
Tiến trình dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra :
Phát biểu khái niệm đơn thức ? Lấy ba ví dụ về đơn thức ? Lập tổng của ba đơn thức đó ?
Hs trả lời khái niệm SGK trang 30:
Hs lấy ví dụ rồi ghi tổng.
Hoạt động 2 : 1 ) Đa thức :
a) Gv đưa hình vẽ SGK trang 36 lên bảng phụ.
Biểu thức biểu thị diện tích trên hình là như thế nào :
b) 2xy + 5yz – x .
c) x3y + xy – 2x3y + 3.
Các biểu thức trên là đa thức .
Vậy thế nào là đa thức ?
Lấy ví dụ về đa thức ? Chỉ ra các hạng tử của đa thức ?
Để cho gọn, ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa A, B, M, N, P, Q, ……
Chẳng hạn như : P = x3y + xy – 2x3y + 3
Yêu cầu Hs làm ?1
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Đơn thức có phải là đa thức không ?
Hs quan sát hình vẽ rồi trả lời :
Biểu thức : x2 + y2 + 2xy.
Hs trả lời khái niệm đa thức SGK trang 37.
Ví dụ: 5x3 + 3xy + ( -2xy3 )
Các hạng tử là: 5x3 ; 3xy ; ( -2xy3 ).
A = 4xy5 + 2xz
Hs trả lời chú ý:
Hoạt động 3: 2) Thu gọn đa thức :
Xét đa thức : M= xy3 + x2y – 3xy3 + x5 + 3.
Đơn thức M có hạng tử nào đồng dạng không ?
Em hãy tính tổng các đơn thức đồng dạng đó ?
Đa thức – 2xy3 + x2y + x5 + 3 là đa thức thu gọn.
Vậy đa thức thu gọn là đa thức như thế nào ?
Yêu cầu Hs làm ?2
Hạng tử đồng dạng xy3 ; – 3xy3.
M = xy3 + x2y – 3xy3 + x5 + 3
= – 2xy3 + x2y + x5 + 3.
Đa thức thu gọn là đa thức không có hạng tử đồng dạng.
Q = = ...... =
Hoạt động 4: 3) Bậc của đa thức :
Cho đa thức N= x2y6 – xy4 + x6 – 3
Đa thức N đã thu gọn chưa ?
Em hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức N và tìm bậc của tìm bậc của từng hạng tử của đa thức đó ?
Bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu ?
Ta nói 8 là bậc của đa thức N.
Vậy thế nào là bậc của đa thức ?
Số 0 có phải là đa thức không ?
Gv giới thiệu chú ý SGK trang 38.
Yêu cầu Hs làm ?3
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét.
Bài tập 28 SGK trang 38:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Đa thức N đã thu gọn vì không có hạng tử nào đồng dạng.
Hạng tử : x2y6 có bậc là 8
xy4 có bậc là 5
x6 có bậc là 6
– 3 có bậc là 0
8 là bậc bậc cao nhất trong các bậc.
Hs trả lời khái niệm SGK trang 38.
Hs trả lời ……
Q=
= Bậc của đa thức là4.
Bạn Sơn nói đúng vì bậc của đa thức là 8
Hoạt động 5 : Luyện tập củng cố:
Bài tập 24 SGK trang 38:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Để tìm bậc của đa thức ta làm thế nào ?
Bài tập 25b SGK trang 38:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Bài tập 24 SGK trang 38:
5x + 8y;
(10.12)x + (15.10)y = 120x + 150y.
Hs trả lời ……
Bài tập 25b SGK trang 38:
3x2 + 7x3 – 3x3 + 6x3 – 3x2
= [3x2 + (-3x2)] + ( 7 – 3 + 6)x3 = 10x3
Bậc của đa thức là 3.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà:
Về nhà học bài, làm bài tập 25a, 26, 27 SGK trang 38.
Xem trước bài: Cộng, trừ đa thức.
Ngày soạn : 22 – 3 – 05 §6 CỘNG, TRỪ ĐA THỨC Tuần 27
Ngày giảng :23 – 3 – 05 Tiết 57
Mục tiêu:
- Hs biết cộng, trừ đa thức.
- Rèn kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “ + ” hoặc dấu “ – ”, thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.
Chuẩn bị :
Gv : SGK, bảng phụ .
Hs : SGK, Ôn tập quy tắc bỏ dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng.
Tiến trình dạy học :
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Kiểm tra :
- Thế nào là đa thức cho ?
Bài tập 27 SGK trang 38:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
- Thế nào là đa thức thu gọn ? Bậc của đa thức?
Bài tập 26 SGK trang 38:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Hs trả lời khái niệm đa thức.
Thay x = 0,5 = và y = 1 vào P ta có:
Hs trả lời …
Bậc của đa thức là 2 .
Hoạt động 2 : 1 ) Cộng hai đa thức:
Gv yêu cầu Hs xem ví dụ SGK:
Ví dụ: Cho hai đa thức:
M = 3xy2 – 5xy + 6
N = 2xyz – 7xy2 +6xy –
Tính M + N
M+N=(3xy2 – 5xy + 6)+(2xyz– 7xy2 +6xy –)
Bỏ dấu ngoặc của hai đa thức trên ?
Đa thức tổng có những hạng tử nào đồng dạng ?
Hãy tính tổng các hạng tử đồng dạng đó ?
Qua ví dụ trên để cộng hai đa thức đồng dạng ta làm thế nào ?
Áp dụng làm bài tập 29 a SGK trang 40:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
M+N=(3xy2 – 5xy + 6)+(2xyz– 7xy2 +6xy –)
= 3xy2 – 5xy + 6 + 2xyz – 7xy2 +6xy –
= (3xy2 – 7xy2 ) +(– 5xy + 6xy)+ 2xyz +(6-)
= – 4xy2 + xy + 2xyz +
Hs trả lời ...
Bài tập 29 SGK trang 40:
( x + y) + ( x – y) = x + y + x – y
= ( x + x) + ( y –y ) = 2x
Yêu cầu Hs làm ?1
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Hs làm ?1
……
Hoạt động 3: 2) Trừ hai đa thức :
Nhắc lại quy tắc bỏ dấu ngoặc ?
Tương tự cộng hai đa thức, trừ hai đa thức ta cũng làm như vậy.
Cho hai đa thức :
P = 5x2y – 4xy2+ 5x – 3 và
Trừ hai đa thức P – Q
Hãy bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức ?
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
Vậy để trừ hai đa thức ta làm thế nào ?
Áp dụng làm bài tập 29 b SGK trang 40:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Yêu cầu Hs làm ?2
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét .
=5x2y–4xy2+ 5x–3– xyz +4x2y – xy2 – 5x +
= (5 x2y+4x2y)+(–4 xy2–xy2 )+(5x–5x) – xyz +(–3+)
= 9x2y – 5xy2 – xyz –
Hs trả lời …
Bài tập 29 b SGK trang 40:
(x + y) – ( x –y ) = x + y – x + y = 2y
Hs làm ?2
……
Hoạt động 4 : Luyện tập củng cố:
Hs 1 lên bảng làm Bài tập 30 SGK trang 40:
Gọi Hs nhận xét .
Gv nhận xét ghi điểm.
Bài tập 31 SGK trang 40:
Hs hoạt động nhóm
Gọi đại diện nhóm trả
File đính kèm:
- daso51-62.doc