Giáo án Toán 7 - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác - Bất đẳng thức tam giác

A. MỤC TIÊU : Qua bài này H cần phải:

- Nắm vững quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác; từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là ba cạnh của một tam giác (điều kiện cần để ba đoạn thẳng là ba cạnh của một tam giác)

- Có kĩ năng vận dụng tính chất về quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác, về đường vuông góc với đường xiên.

- Luyện cách chuyển từ phát biểu một định lý thành một bài toán và ngược lại.

- Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán.

B. CHUẨN BỊ :

G: Thước thẳng, thước đo góc, com pa. H : Thước thẳng, thước đo góc, com pa, bút chì.

C. TIẾN TRÌNH CỦA BÀI.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác - Bất đẳng thức tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 51: QUan hệ giữa ba cạnh của một tam giác - bất đẳng thức tam giác. Ngày soạn: 30. 3.2008. Thực hiện: 31. 3. 2008 A. Mục tiêu : Qua bài này H cần phải: - Nắm vững quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác; từ đó biết được ba đoạn thẳng có độ dài như thế nào thì không thể là ba cạnh của một tam giác (điều kiện cần để ba đoạn thẳng là ba cạnh của một tam giác) - Có kĩ năng vận dụng tính chất về quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác, về đường vuông góc với đường xiên. - Luyện cách chuyển từ phát biểu một định lý thành một bài toán và ngược lại. - Biết vận dụng bất đẳng thức tam giác để giải toán. B. Chuẩn bị : G: Thước thẳng, thước đo góc, com pa. H : Thước thẳng, thước đo góc, com pa, bút chì. c. Tiến trình của bài. Hoạt động của G Hoạt động của h Ghi bảng +Kiểm tra bài cũ ? Hãy phát biểu định lý về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện, quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa đường xiên và hình chiếu? ị vào bài mới *Hoạt động 1(3’) H phát biểu miệng B C A GT DABC a) AB + AC > BC KL b) AB + BC > AC c) AC + BC > AB +Bất đẳng thức tam giác ? Hãy vẽ tam giác với số đo các cạnh có độ dài như ?1 ? Có thể vẽ được tam giác đó hay không? Vì sao? ị Vậy muốn vẽ 1 tg thì đọ dài ba cạnh phải thoả mãn điều kiện gì? ? Có thể phát biểu định lý về tính chất các cạnh của một tam giác dưới dạng một bài toán có vẽ hình, ghi GT, KL được không? Gợi ý trình bày phần cm. *Hoạt động 2(23’) - Một H lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 1. Bất đẳng thức tam giác + ?1( Tr61 –sgk) . Không vẽ được một tam giác với số đo ba cạnh như vậy vì không xác định được đỉnh thứ ba của tam giác (hai cung tròn không cắt nhau) + Định lý (SGK / 61) + ?2( Tr61 –sgk) Ta cm bđt a) AB + AC > BC (hai bđt còn lại sẽ cm tương tự) Chứng minh : SGK / 61 A H B a +Hệ quả của bất đẳng thức tam giác ? Từ bất đt ta suy ra một số bđt khác + Ví dụ AB + AC > BC đAB > BC - AC đ hệ quả ? Kết hợp định lý và hệ quả rút ra nhận xét. ? Yêu cầu học sinh làm ?3 *Hoạt động 3(7’) Một H Phát biểu miệng hệ quả. Hai học sinh đọc to nhận xét. Một học sinh trả lời miệng ? 3 2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác Từ các bất đẳng thức tam giác, ta suy ra : AB > AC – BC AB > BC – AC + Hệ quả : (SGK / 62) + Nhận xét Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại. Ví dụ BC – AC < AB < BC + AC + ?3( Tr61 –sgk) Không có tam giác với đọ dài ba cạnh 1cm, 2cm, 4cm vì bộ ba số 1, 2, 4 không thoả mãn bất đẳng thức tam giác. + Lưu ý: SGK/ 63 + Luyện tập + Bài 15 (tr 63 - SGK) ? Yêu cầu học sinh trình bày trên bảng. + Nhận xét, sửa chữa, bổ sung. + Bài 16 (Tr 63 - SGK) Hoạt động nhóm. *Hoạt động 4(10’) - Một H lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 3cm 4cm 6cm - H đại diện lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. 3.Luyện tập + Bài 15 (Tr 63 - SGK) Bộ ba này không thể là ba cạnh của một tam giác vì: 2 + 3<6 Bộ ba này không thể là ba cạnh của một tam giác vì: 2 + 4=6 Bộ ba này có thể là ba cạnh của một tam giác. + Bài 16 (Tr 63 - SGK) Theo tính chất các cạnh của một tam giác, ta có : AC – BC < AB < AC + BC Thay BC = 1 cm, AC = 7cm ta có: 7 – 1 < AB < 7 + 1 6 < AB < 8 Vì độ dài Ab là một số nguyên nên AB = 7cm. Tam giác ABC có AB = AC = 7cm ị DABC cân tại A *Hoạt động 5(2’) + H ướng dẫn về nhà - Nắm vững định lý về quan hệ giữa độ dài các cạnh của một tam giác, hệ quả, nhận xét - Vở bài tập tiết “ Quan hệ giữa ba cạnh….” 17 đến 19 (Tr 63 - SGK).

File đính kèm:

  • docHH7 t51.doc
Giáo án liên quan