Giáo án Toán 7 - Tiết 58: Luyện tập

I-MỤC TIÊU:

Củng cố các định lí về tính chất ba đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều.

Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.

HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc.

II-CHUẨN BỊ:

GV: Bài soạn, sgk, sbt, thước hai lề, êke, compa, bảng phụ.

HS: Học thuộc tính chất ba đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc.

Thước hai lề, compa, êke.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3944 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 58: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 58 Ngày soạn: TUẦN :13 / II Ngày dạy:11 / 04 / 07 BÀI: Luyện tập I-MỤC TIÊU: Củng cố các định lí về tính chất ba đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều. Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân. HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc. II-CHUẨN BỊ: GV: Bài soạn, sgk, sbt, thước hai lề, êke, compa, bảng phụ. HS: Học thuộc tính chất ba đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của một góc. Thước hai lề, compa, êke. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Tóm tắt lý thuyết:( 10 phút) * Kiểm tra bài cũ: Phát biểu tính chất ba đường phân giác của tam giác. Chữa bài tập 37 sgk / 72. * Tóm tắt lý thuyết: Yêu cầu HS đứng tại chỗ nhắc lại từng kiến thức. Sau đó GV tóm tắt lại trên bảng. Hoạt động 2: ( 8 phút) Yêu cầu HS lên bảng trình bày bài tập 39 sgk /72. Hoạt động 3: (25 phút) Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện bài tập 40 sgk / 73( đề bài ghi lại trên bảng phụ). Gợi ý: - Trọng tâm của tam giác là gì? Làm cách nào xác định được trọng tâm của tam giác? - Điểm I cách đều ba cạnh của tam giác. Vậy I là gì của tam giác? - Yêu cầu HS vẽ hình. - Trong DABC, AM là nhữmg đường gì? - Dựa vào các nhận xét trên, yêu cầu HS trả lời bài tập 40. Cho HS làm tiếp bài tập 43 sgk /73( đề bài và hình vẽ ghi lại trên bảng phụ). Nếu ta gọi các giao điểm giữa hai con đường, giữa hai con đường với bờ sông lần lượt là A, B, C thì ABC là hình gì? Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời và vẽ hình minh họa lại bài tập 43. Hoạt động 4: Hướng dẫn – Dặn dò: ( 2 phút) - Học thuộc các tính chất tia phân giác của một góc, tính chất đường phân giác trong tam giác cân, tính chất ba đường phân giác của một tan giác. - Làm tiếp các bài tập 41, 42 sgk / 73. - Coi lại đường trung trực của một đoạn thẳng là gì? Cách vẽ. - Xem trước bài “ Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng”. HS: Phát biểu. Thực hiện theo yêu cầu của GV. 1 HS lên bảng trình bày bài tập 39 sgk / 72. Cả lớp theo dõi, nhận xét, sửa chữa. Cả lớp cùng thực hiện bài tập 40 sgk / 73. - Giao điểm ba đường trung tuyến. - Giao điểm của ba đường phân giác. - AM là đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến. 1 HS lên bảng trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. Cả lớp cùng thực hiện bài tập 43 sgk / 73. ABC là một tam giác. Các nhóm hoạt động khoảng 4 phút cho bài tập 43. Sau đó các nhóm nhận xét bài làm của nhau dựa trên đáp án của GV. I- Tóm tắt lý thuyết: - Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó. - Ba đường phân giác của một tam giác cùng đi qua một điểm. Điểm này cách đều ba cạnh tam giác đó. - Trong tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy. II- Chữa bài tập: Bài tập 39 sgk / 72: Giải: a) Xét DABD vàDACD có: AB = AC (gt); (gt) AD chung Do đó DABD = DACD (c.g.c) b) Từ chứng minh câu a => DB = DC, nên DDBC cân tại D. Suy ra III- Luyện tập: 1/ Bài tập 40 sgk / 73: Giải: DABC cân tại A, nên phân giác AM cũng làđường trung tuyến. . G trọng tâm của tam giác => G Ỵ AM (1) . I là giao điểm các đường phân giác => I Ỵ AM (2) Từ (1) và (2), suy ra: A, I, G thẳng hàng. 2/ Bài tập 43 sgk / 73: Giải: Gọi các giao điểm giữa hai con đường, giữa hai con đường và bờ sông lần lượt là A, B, C. Theo đề bài, điểm cần tìm chính là giao điểm của ba đường phân giác của tam giác ABC. Chỉ có một điểm duy nhất. IV- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 58.doc
Giáo án liên quan