Giáo án Toán 7 - Tiết 8 - Tuần 4: Tiên đề ơclít về đường thẳng song song

I/ Mục tiêu :

1/ Về kiến thức:

*Hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M(Ma) sao cho b// a.

*Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song:

“Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì

hai góc so le trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau,hai góc trong cùng phía bù nhau”

2/Về kĩ năng:

*Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trứơc và song song với đường thẳng đó.

* Vận dụng tính chất để tính số đo các góc còn lại.

3/Về tư duy,thái độ:

*Làm quen với việc suy luận hợp logic, chuẩn bị cho việc chứng minh suy diễn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1619 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 8 - Tuần 4: Tiên đề ơclít về đường thẳng song song, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8_Tuần4/HKI TIÊN ĐỀ ƠCLÍT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Ngày soạn: 26/ 8 / 2009 Gv:Nguyễn Hoàng Tịnh Thuỷ I/ Mục tiêu : 1/ Về kiến thức: *Hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M(Ma) sao cho b// a. *Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của hai đường thẳng song song: “Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau,hai góc trong cùng phía bù nhau” 2/Về kĩ năng: *Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trứơc và song song với đường thẳng đó. * Vận dụng tính chất để tính số đo các góc còn lại. 3/Về tư duy,thái độ: *Làm quen với việc suy luận hợp logic, chuẩn bị cho việc chứng minh suy diễn. II / Chuẩn bị: 1)Giáo viên: - Thước thẳûng, êke.thước đo góc,phấn màu -Thiết kế các phiếu học tập số 1; 2 -Phiếu điền khuyết ở phần cũng cố bài -Lớp học chia làm 6 nhóm -Bảng phụ,máy chiếu 2)Học sinh: -Ôân kiến thức: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. -Bảng nhóm để ghi kết quả thảo luận -Dụng cụ vẽ hình III/ Kiểm tra bài cũ: 1/ Thế nào là hai đường thẳng song song? 2/Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song? Vẽ hình,Công thức. IV/ Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DỤNG Hoạt động 1: KIỂM TRA :TÌM HIỂU TIÊN ĐỀ ƠCLÍT (15 phút ). GV: Đưa đề bài lên bảng phụ ( hoặc màn hình ) Bài toán : Cho điểm M không thuộc đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b//a. - Mời một HS lên bảng làm. Mời HS2 lên bảng thực hiện lại và cho nhận xét . GV: Yêu cầu HS3 vẽ đường thẳng b qua M , b//a bằng cách khác và nêu nhận xét . GV: Để vẽ đường thẳng b đi qua điểm M và b//a ta có nhiều cách vẽ . Nhưng liệu có bao nhiêu đường thẳng qua M và song song với đường thẳng a? GV: Bằng kinh nghiệm thực tế người ta nhận thấy : Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a mà thôi . Điều thừa nhận ấy mang tên “ Tiên đề Ơclít”. Giáo viên thông báo nội dung tiên đề Ơclít trong SGK ( Tr 92). Yêu cầu HS nhắc lại và vẽ hình vào vở . Y/c HS cả lớp làm nháp bài toán HS cả lớp và HS1 lên bảng vẽ hình theo trình tự đã học ở bài trước. M 60o 60o b a HS2 : Đường thẳng b em vẽ trùng với đường thẳng bạn vẽ. HS3 : Lên bảng vẽ cách khác . Có thể : M a b Nhận xét : Đường thẳng này trùng với đường thẳng b ban đầu . * HS: Có thể suy nghĩ nhưng chưa trả lời được hoặc có thể nêu : qua M chỉ vẽ được một đường thẳng song song với đường thẳng a. HS nhắc lại và ghi vở. I / Tiên đề Ơ lit M b a Qua 1 điểm ở ngoài 1 đường thẳng, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó. M ; b qua M và b//a là duy nhất Hoạt động 2 : TÍNH CHẤT CỦA HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG ? GV : Cho HS làm / 93 SGK Gọi lần lượt học sinh làm từng câu a, b, c, d của bài . GV: Qua bài toán trên em có nhận xét gì? GV: Em hãy kiểm tra xem hai góc trong cùng phía có quan hệ thế nào với nhau? Ba nhận xét trên chính là tính chất của hai đường thẳng song song . GV : Đưa “ Tính chất của hai đường thẳng song song “ lên màn hình. GV: Tính chất này cho điều gì và suy ra điều gì? GV : Từ hai góc sole trong bằng nhau, theo tính chất các góc tạo bởi một đương thẳng cắt hai đường thẳng ta suy ra được hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau. HS1 : Làm câu a. HS2 : Làm câu b và câu c. NX : Hai góc sole trong bằng nhau. HS3 : Làm câu d NX : Hai góc đồng vị bằng nhau. HS : Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì : + Hai góc sole trong bằng nhau. + Hai góc đồng vị bằng nhau. HS3 : Hai góc trong cùng phía có tổng bằng 1800 ( hay bù nhau). HS: Phát biểu tính chất SGK (Tr 93). HS khác nhắc lại . HS: Tính chất này cho :Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song. Suy ra - Hai góc sole trong bằng nhau. - Hai góc đồng vị bằng nhau. - Hai góc trong cùng phía bù nhau. II/ Tính chất của hai đường thẳng song song A 3 2 1 4 b a 1 2 3 4 B * Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì : + Hai góc sole trong bằng nhau. + Hai góc đồng vị bằng nhau. + Hai góc trong cùng phía bù nhau. Hoạt động 3 : LUYỆN TẬP CỦNG CỐ GV : Cho HS làm bài 34 trang 94 SGK. Có thể hoạt động nhóm . Bài toán có vẽ hình, có tóm tắt bài toán dưới dạng hình ký hiệu hình học Khi tính toán phải nêu rỏ lý do. Bài 32 trang 94 SGK ( Đưa đề bài lên màn hình) Bài 33 trang 94 SGK ( Đề bài đưa lên màn hình). Bảng nhóm: b a 2 1 3 A 4 1 2 3 4 B 37o 37o è ) Tóm tắt : a // b ;AB{A} Cho ABb = a) Tìm b) So sánh va c) ? HS: Đứng tại chổ trả lời. Đúng . Đúng . Sai. Sai. HS lên bảng điền vào chổ trống Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì: a/Hai góc sole trong bằng nhau. b/Hai góc đồng vị bằng nhau. c/Hai góc trong cùng phía bù nhau Giải : Có a// b . a/Theo tính chất của hai đường thẳng song song ta có ( cặp góc so le trong). b/Có và là hai góc kề bù suy ra =1800- ( Tính chất của hai góc kề bù) Vậy Có (Hai góc đồng vị) c) (Hai góc so le trong). hoặc (đđ) V/ Hướng dẫn về nhà: 1/Học bài,xem lại các bài tập đã giải. 2/Làm BT34, 35 trang 94 SGK. Bài 27, 28 , 29 trang 78, 79 SBT. 3/Làm lại bài 34 SGK vào vở bài tập Hướng dẫn :BT 31 SGK: Để kiểm tra hai đường thẳng có song song hay không , ta vẽ một đường thẳng cắt hai đường thẳng đó, kiểm tra hai góc sole trong ( hoặc đồng vị ) có bằng nhau hay không rồi kết luận 4/Tiết sau luyện tập VI. Phụ lục: Phiếu số 1 Bài 32 trang 94 SGK ( Đưa đề bài lên màn hình) Phiếu số 2 Bài 33 trang 94 SGK ( Đề bài đưa lên màn hình).

File đính kèm:

  • docH- 8.doc