I) MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
HS nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.
2. Kỹ năng :
Biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.
3. Thái độ :
Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào các bài toán. Phát huy trí lực của HS.
II) CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phụ, êke, thước thẳng, thước đo góc, một miếng bìa hình tam giác lớn, kéo cắt giấy.
2. Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng, một miếng bìa hình tam giác, kéo cắt giấy.
96 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 7 - Trường THCS Nguyễn Huệ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II
TAM GIÁC
Ngày soạn : 15/10/09
Tiết : 17 §1. TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC &
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS nắm được định lí về tổng ba góc của một tam giác.
Kỹ năng :
Biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.
Thái độ :
Có ý thức vận dụng các kiến thức được học vào các bài toán. Phát huy trí lực của HS.
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phụ, êke, thước thẳng, thước đo góc, một miếng bìa hình tam giác lớn, kéo cắt giấy.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng, một miếng bìa hình tam giác, kéo cắt giấy.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong khi giảng bài mới)
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài : (3 ph)
§ GV nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học trong chương I.
§ GV giới thiệu chung về chương II : Nội dung ; vị trí của chương đối với chương trình Hình học 7 cũng như chương trình Hình học cấp THCS.
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
HOẠT ĐỘNG 1
Kiểm tra và thực hành đo tổng ba góc của một tam giác
GV nêu yêu cầu :
1) Vẽ hai tam giác bất kì. Dùng thước đo góc đo ba góc của mỗi tam giác.
2) Có nhận xét gì về các kết quả trên ?
§ GV lấy thêm kết quả của một vài HS.
Hỏi : Những em nào có chung nhận xét là “Tổng ba góc của tam giác bằng 1800” ?
GV nhận xét hoạt động trên.
§ Thực hành cắt ghép ba góc của một tam giác :
GV sử dụng một tấm bìa lớn hình tam giác. Lần lượt tiến hành từng thao tác như (SGK. Tr 106)
GV : Hãy nêu dự đoán về tổng ba góc của một tam giác.
GV hướng dẫn HS cách gấp hình khác :
Cho AD = DB ; AE = EC
Gấp theo DE để A trùng H (H Î BC)
Gấp theo trung trực của BH để B trùng với H.
Gấp theo trung trực của HC để C trùng với H.
Từ đó nhận xét :
= 1800
§ GV : Bằng thực hành, đo, gấp chúng ta có dự đoán : Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800. Đó là một định lí quan trọng của hình học. Ta sẽ nghiên cứu định lí đó trong mục sau :
Hai HS lên bảng, toàn lớp làm vào vở.
HS : …………… (nếu có)
Tất cả HS sử dụng tấm bìa hình tam giác đã chuẩn bị.
Cắt ghép theo SGK và hướng dẫn của GV.
HS :
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
10’
HOẠT ĐỘNG 2
GV : Bằng lập luận em nào có thể chứng minh được định lí này?
Gợi ý :
§ Vẽ DABC
§ Qua A kẻ đường thẳng xy song song BC.
§ Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình.
§ Tổng ba góc của tam giác bằng tổng ba góc nào trên hình ? Và bằng bao nhiêu ?
GV yêu cầu HS khác nhắc lại cách chứng minh định lí.
GV lưu ý HS : Để cho gọn, ta có thể gọi tổng số đo hai góc là tổng hai góc, tổng số đo ba góc là tổng ba góc. Cũng vậy đối với hiệu hai góc.
HS toàn lớp ghi bài : Vẽ hình và viết giả thiết, kết luận.
GT
KL
HS nêu cách chứng minh :
Qua A kẻ đường thẳng xy // BC ta có 1 = (haigóc sl trong) (1)
(hai góc so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra :
=
= = 1800
1. Tổng ba góc của một tam giác
Định lí :
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800
Chứng minh :
(SGK. Tr 106)
15’
HOẠT ĐỘNG 2
Củng cố, hướng dẫn giải bài tập
Áp dụng định lí trên, ta có thể tìm số đo của một góc trong tam giác ở một số bài tập (GV tro bảng phụ ghi đề bài)
§ Bài 1 : Cho biết số đo x, y trong các hình vẽ sau ?
GV cho HS quan sát các hình. Sau đó, mỗi hình gọi một HS trả lời.
§ Bài 2 : (Bài 4 (SBT. Tr 98)
Hãy chọn giá trị đúng của x trong các kết quả A, B, C, D và giải thích (Cho IK // EF)
A. 1000 ; B. 700 ; C. 800 ; D. 900
GV cho HS đọc kĩ đề bài suy nghĩ trao đổi nhóm trong 2 phút. Sau đómời đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
HS1 :
Hình 1 : y = 1800 – (900 + 410) = 490 (theo định lí tổng ba góc của tam giác).
HS2 :
Hình 2 : x = 1800 – (1200 + 320) = 280
HS3 :
Hình 3 : x = 1800 – (700 + 570) = 530
HS4 :
Hình 4 :
DEFH có : = 1800 – (590 + 720) = 490
x = 1800 – = 1800 – 490 = 1310 (vì theo tính chất hai góc kề bù)
Tương tự : y = 1800 – 590 = 1210
HS :
Đáp số đúng kết quả : D. x = 900 vì :
= 1800 – 1300 = 500 (theo tính chất hai góc kề bù) mà (hai góc đồng vị do IK // EF)
Þ = 500
Tương tự :
= 1800 – 1400 = 400 (T/c hai góc kề bù).
Xét DOIK :
x = 1800 – (500 + 400) = 900
(theo định lí tổng ba góc của tam giác)
HS nhận xét góp ý kiến.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph)
Nắm vững định lí tổng ba góc của tam giác.
Làm các bài tập 1, 2 (SGK. Tr 108) + Bài 1, 2, 9 (SBT. Tr 107)
Đọc trước mục 2, 3 (SGK. Tr 107)
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
&
Ngày soạn : 17/10/09
Tiết : 18 §1. TỔNG BA GÓC TRONG MỘT TAM GIÁC (tt) &
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS nắm được định nghĩa và tính chất về góc của tam giác vuông , định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác.
Kỹ năng :
Biết vận dụng định nghĩa, định lí trong bài để tính số đo góc của tam giác, giải một số bài tập.
Thái độ :
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của HS.
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phụ, êke, thước thẳng, thước đo góc.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, thước đo góc, bút viết bảng.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (6 ph)
HS : Phát biểu định lý về tổng ba góc của tam giác ?
Áp dụng định lý tổng ba góc của tam giác em hãy cho biết số đo x, y trên các hình vẽ sau?
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài : (1 ph)
Từ kết quả bài kiểm tra GV giới thiệu : DABC có ba góc đều nhọn người ta gọi là tam giác nhọn ; DEFM có một góc bằng 900 người ta gọi là tam giác vuông ; DKQR có một góc tù gọi là tam giác tù. Qua đó các em có khái niệm về tam giác nhọn, tam giác vuông, tam giác tù. Đối với tam giác vuông, áp dụng định lí tổng ba góc ta thấy nó còn có những tính chất về góc như thế nào ? Các em sẽ nghiên cứu trong mục 2 của bài “Tổng ba góc trong một tam giác”
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
HOẠT ĐỘNG 1
GV: Tam giác ABC có (Â= 900 ) ta nói tam giác ABC vuông tại A
AB, AC gọi là cạnh góc vuông. BC gọi là cạnh huyền
GV: Cho HS Vẽ tam giác DEF (= 900 ) và chỉ rõ cạnh góc vuông cạnh huyền ?
GV: Hãy tính = ?
GV: Từ kết quả này ta có kết luận gì ?
GV: Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc như thế nào?
GV gọi một HS đọc định lí.
HS : Vẽ tam giác DEF (= 900 ) và chỉ rõ cạnh góc vuông cạnh huyền
DE ; EF : Cạnh góc vuông
DF Cạnh huyền
HS : Vì = 1800
Mà : = 900
Nên : = 900
HS : Trong tam giác vuông hai góc nhọn có tổng số đo bằng 900
HS : Hai góc có tổng số đo bằng 900 là hai góc phụ nhau
1 HS đứng tại chỗ đọc định lý
2. Ap dụng vào tam giác vuông
AB, AC gọi là cạnh góc vuông
BC gọi là cạnh huyền
Định lý : Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau
Chứng minh :
Vì = 1800
Mà : = 900
Nên : = 900
15’
HOẠT ĐỘNG 2
GV: Vẽ góc ACx
GV: Góc ACx có vị trí như thế nào đối với góc C của tam giác ABC ?
GV: Góc ACx như hình vẽ gọi là góc ngoài của tam giác. Vậy góc ngoài của tam giác là gì ?
GV: Gọi HS vẽ các góc kề bù với góc A và góc B
GV: Các góc ABy và CAt có phải là các góc ngoài của tam giác ABC không? vì sao?
GV: Các góc A, B, C của r ABC gọi là góc trong
GV: Áp dụng các định lý đã học hãy so sánh và
GV: Hãy nhận xét góc ngoài của tam giác với tổng hai góc trong của tam giác?
GV: Hãy so sánh với và giải thích?
GV: Như vậy góc ngoài của tam giác có so đo như thế nào với mỗi góc trong không kề với nó ?
GV: Hãy cho biết lớn hơn những góc nào của tam giác ?
HS : Góc ACx kề bù với góc C của r ABC ;
1 HS đọc định nghĩa
HS : Vẽ các góc kề bù với góc A và góc B
HS : Góc ACx và góc ABy là góc ngoài của tam giác ABC
HS :
Vì = 1800 ( đ/l tổng ba góc của tam giác )
= 1800 (t/c hai góc kề bù)
Þ
HS : Đọc định lý
HS :
Theo định lý về tính chất góc ngoài của tam giác ta có :
Tương tự ta cũng có :
HS : Góc ngoài mỗi tam giác lớn hơn một góc trong không kề với nó
HS :
3. Góc ngoài của tam giác
Định lý : Góc ngoài của tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó
Nhận xét
Góc ngoài mỗi tam giác lớn hơn một góc trong không kề với nó
10’
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố, hướng dẫn giải bài tập
Bài 1 :
a) Đọc tên các tam giác vuông trong các hình sau , chỉ rõ vuông tại đâu ?
HS Tam giác vuông vuông tại A ; Tam giác vuông AHB vuông tại H Tam giác vuông AHC vuông tại H
Bài tập :
b) Tìm các giá trị x, y trên các hình
GV: Cho HS làm bài 3a ( 108) SGK
Hãy so sánh và
HS : r ABH : x = 900 – 500 = 400
r ABC : y = 900 -
Þ = 900 – 500 = 400
Hình 2 :
a) Không có tam giác nào vuông
b) x = 430 + 700 = 1130
1 HS lên bảng trình bày
Bài 3 ( 108 ) SGK
Ta có là góc ngoài tam giác ABI Þ
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph)
Nắm vững các định nghĩa, định lí trong bài.
Làm các bài tập 3, 4, 5, 6 (SGK. Tr 108) + Bài 3, 5, 6 (SBT. Tr 98)
Tiết sau luyện tập.
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
&
Ngày soạn : 20/10/09
Tiết : 19 §2. HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU &
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS hiểu được định nghĩa hai tam giác bằng nhau, biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
Kỹ năng :
Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
Thái độ :
Rèn khả năng phán đoán, nhận xét.
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phu ghi đề bài tập, êke, thước thẳng, compa, phấn màu.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng, thước đo độ.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (6 ph)
GV : Cho D ABC và DA’B’C’. Hãy dùng thước
đo góc và thước có chia khoảng để kiểm nghiệm
rằng trên hình ta có :
AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’
GV yêu cầu ba HS lên đo để đối chiếu kết quả.
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài :
Từ bài kiểm tra của HS, GV giới thiệu hai tam giác ABC và A’B’C’ có đặc điểm như vậy được gọi là hai tam giác bằng nhau. Tiết học hôm nay các em sẽ nghiên cứu về hai tam giác bằng nhau.
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
15’
HOẠT ĐỘNG 1
GV : DABC và DA’B’C’ trên có mấy yếu tố bằng nhau ? Mấy yếu tố về góc ? Mấy yếu tố về cạnh ?
GV ghi bảng : DABC và DA’B’C’ có AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’ ;;
Þ DABC và DA’B’C’ bằng nhau.
§ GV giới thiệu đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh A’
–GV yêu cầu HS tìm đỉnh tương ứng với đỉnh B ? đỉnh C ?
–GV giới thiệu góc tương ứng với góc A là góc A’. Yêu cầu HS tìm góc tương ứng với góc B? góc C ?
–Giới thiệu cạnh tương ứng với cạnh AB là cạnh A’B’. Yêu cầu HS tìm cạnh tương ứng với cạnh AC ? BC ?
§ GV : Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác như thế nào ?
HS : DABC và DA’B’C’ trên có 6 yếu tố bằng nhau, 3 yếu tố về cạnh, 3 yếu tố về góc.
HS ghi bài.
HS đọc SGK trang 110 :
§ Hai đỉnh A và A’ ; B và B’ ; C và C’ gọi là hai đỉnh tương ứng.
§ Hai góc tương ứng :
và ’ ; và’ ; và’
§ Hai cạnh tương ứng AB và A’B’ ; AC và A’C’ ; BC và B’C’.
HS : Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
Hai HS đọc lại định nghĩa (SGK. Tr 110).
1. Định nghĩa
Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
11’
HOẠT ĐỘNG 2
§ GV : Ngoài việc dùng lời để định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có thể dùng kí hiệu để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác.
GV yêu cầu HS đọc mục 2 “Kí hiệu” (SGK. Tr 110)
GV ghi :
DABC = DA’B’C’ nếu :
GV nhấn mạnh :
Người ta qui ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự.
–GV cho HS làm
–GV cho HS làm tiếp :
Cho DABC = DDEF thì góc D tương ứng với góc nào ? Cạnh BC tương ứng với cạnh nào ? Hãy tính góc A của DABC. Từ đó tìm số đo của góc D.
HS đọc SGK.
HS ghi vào vở.
HS trả lời miệng :
a) DABC = DMNP
b) Đỉnh tương ứng với đỉnh A làđỉnh M.
Góc tương ứng với góc N là góc B.
Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP.
c) DACB = DMPN
AC = MP
HS làm :
Góc D tương ứng với góc A.
Cạnh BC tương ứng với cạnh EF.
Một HS lên bảng làm :
Xét DABC có :
= 1800 (ĐL)
+ 700 + 500 = 1800
Þ = 1800 – 1200 = 600
Þ = 600.
2. Kí hiệu
(SGK. Tr 110)
10’
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố, hướng dẫn giải bài tập
Bài 1 :
GV treo bảng phụ ghi đề bài trắc nghiệm :
1) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có 6 cạnh bằng nhau, 6 góc bằng nhau.
2) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau.
3) Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có diện tích bằng nhau.
GV cho thêm các phản ví dụ để chỉ các câu trên là sai
Bài 2 : (HS hoạt động nhóm)
Cho DXEF = DMNP.
XE = 3 cm ; XF = 4 cm ; NP = 3,5 cm.
Tính chu vi mỗi tam giác.
Bài 1 :
HS :
Sai
Sai
Sai
Bài 2 :
HS hoạt động nhóm : ………………………
Kết quả :
Chu vi DXEF = Chu vi DMNP = 10’5 cm.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph)
Học thuộc, hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau. Viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác.
Làm bài tập : 11, 12, 13, 14 (SGK. Tr 112) + Bài 19, 20, 21 (SBT. Tr 100)
Tiết sau luyện tập
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
&
Ngày soạn : 14/10/09
Tiết : 20 §2. HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU & LUYỆN TẬP
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Củng cố định nghĩa, kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Kỹ năng :
Rèn kĩ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau, từ hai tam giác bằng nhau chỉ ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau.
Thái độ :
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học toán.
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phụ, êke, thước thẳng.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (9 ph)
HS1 : a) Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
b) Cho DEFX = DMNK (hình vẽ). Hãy tìm số đo các yếu tố còn lại của hai tam giác.
HS2 : Làm bài tập 12 (SGK. Tr 112)
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài : Luyện tập
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
29’
HOẠT ĐỘNG 1
Bài 1 : Điền tiếp vào dấu … để được câu đúng.
1) DABC = DC1A1B1 thì …
2) DA’B’C’ và DABC có :
A’B’ = AB ; A’C’ = AC ; B’C’ = BC và thì ……
3) DNMK và DABC có :
MN = AC ; NK = AB ;
MK = MC và
thì …
GV: Cho HS làm bài 2
(Ghi ở bảng phụ)
Cho DDKE có DK = KE = DE = 5cm
Và DDKE = DBCO.Tính tổng chu vi của 2 tam giác?
H: Muốn tính tổng chu vi 2 tam giác trước hết cần chỉ ra gì?
GV: Cho HS làm bài 3:
Cho các hình vẽ sau,hãy chỉ ra các tam giác bằng trong mỗi hình
GV: Cho HS làm bài 14 (112 SGK)
H: Hãy tìm các đỉnh tương ứng của hai tam giác ?
HS đọc đề trong 2 phút, mỗi câu cho một đại diện HS trả lời, cả lớp nhận xét.
HS lên bảng điền ……
HS lên bảng điền ……
HS: Đọc kỹ đề .Chỉ rõ đềbài cho gì? Yêu cầu làm gì?
HS : Viết GT và KL
Cả lớp làm . Một em lên bảng
HS: Lên bảng trình bày.
Hình 1
Hình2
Hình 3
Hình 4
HS: Trả lời
B - K , A – I, C- H
Luyện tập
Bài 1.
1) DABC = DC1A1B1 thì :
AB = C1A1 ; AC = C1B1 ; BC = A1B1.
2) DA’B’C’ và DABC có
A’B’= AB ; B’C’= BC ; A’C’= AC
=,=,=thì
D A’B’C’= D ABC
3) D NMK và D ABC có
NM= AC, NK = AB, MK = BC
thì
D NMK = D ABC
Bài 2.
GT
DDKE = DBCO
DK= KE = DE = 5cm
KL
Chu vi DDKE + Chu vi DBCO
Giải:
Ta có : DDKE = DBCO (gt)
DK= BC, KE = CO, DE = BO
mà DK= KE = DE = 5cm (gt)
Do đó : BC = CO = BO = 5cm
Vậy : Chu vi DDKE + Chu vi DBCO
= 3.DK + 3.BC = 3.5 + 3.5 = 30cm
Bài 3.
Hình1: DA’B’C’= DABC
Vì A’B’= AB, B’C’= BC , A’C’ = AC
= ,= ,=
Hình 2 : Hai tam giác không bằng nhau
Hình3: DABC =DBAD vì
AB= BA ; AC= BD; BC= AD
= ; = ;=
Hình 4 : DAHB =DAHC vì
AB= AC ; HB = HC; AH cạnh chung
= ; = ;
Bài 14. (112 SGK)
DABC = DIHK
5’
HOẠT ĐỘNG 2
Củng cố, hướng dẫn giải bài tập
H: Định nghĩa hai tam giác bằng nhau?
H: Khi viết ký hiệu hai tam giác bằng nhau phải chú ý điều gì ?
HS: Trả lời ……………..
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1 ph)
Xem lại các bài tập đã giải.
Bài tập : 22, 23, 24, 25, 26 (SBT. Tr 100, 101)
Xem trước bài “Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh”
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
&
Ngày soạn : 26/10/09
Tiết : 21 §3. TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT & CỦA TAM GIÁC CẠNH – CẠNH – CẠNH (C. C. C)
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
Nắm được trường hợp bằng nhau Cạnh – Cạnh – Cạnh của hai tam giác
Kỹ năng :
Biết cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh của nó. Sử dụng đựơc trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh- cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau
Thái độ :
Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ , rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình . Biết trình bày bài toán chứng minhhai tam giác bằng nhau
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, êke, thước thẳng, thước đo góc, một khung hình dạng (như hình 75 SGK. Tr 116) để giới thiệu mục có thể em chưa biết, bảng phụ ghi đầu bài, hình vẽ của một số bài tập.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng + Ôn lại cách vẽ tam giác biết ba cạnh đã học ở lớp 6.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (3 ph)
HS1 : a) Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ?
b) Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ?
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài : (1 ph)
GV đặt vấn đề : Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau (ba điều kiện về cạnh, ba điều kiện về góc). Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy, chỉ cần có ba điều kiện : Ba cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau ® bài mới.
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
10’
HOẠT ĐỘNG 1
GV: Cho HS làm bài toán (SGK. Tr 112)
GV ghi lại cách vẽ trên bảng
-Vẽ đoạn thẳng BC= 4cm
-Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ cung tròn tâm B bán kính 2cm và cung tròn tâm C bán kính 3cm
Hai cung tròn cắt nhau tại A
Vẽ đoạn thẳng AB, AC DABC phải dựng
HS: một em đọc đề
HS: Nêu cách vẽ và thực hành vẽ
Cả lớp vẽ vào vở
1. Vẽ tam giác biết ba cạnh
Bài toán : Vẽ D ABC biết AB= 2cm, BC= 4cm, AC = 3cm
Giải :
10’
HOẠT ĐỘNG 2
GV: cho HS làm
Đo và so sánh các góc và , và , và
H: Vậy rút ra nhận xét gì về DABC vàDA’B’C’
H: Qua bài toán và ta có kết luận gì khi 2 tam giác có 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác
H: Nếu DABC vàDA’B’C’ có AB = A’B’,
BC = B’C’, AC = A’C’ thì có kết luận gì về 2 tam giác
H: Có kết luận gì về các cặp sau:
a) DMNP và DM’P’N’
b) DMNP vàDM’N’P’
Nếu MP= M’N’, NP = P’N’ , MN = M’P’
GV: Cho HS làm (bảng phụ)
H: Để tính số đo góc B ta phải làm gì?
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày
HS: Vẽ DA’B’C’ trên bảng nêu cách vẽ
Cả lớp vẽ vào vở
HS: Đo các góc tương ứng của DABC vàDA’B’C’
VậyDABC =DA’B’C’(Vì có 3 cạnh bằng nhau và 3góc bằng nhau)
HS: Nêu tính chất và 3 bạn khác nhắc lại.
HS : DABC = DA’B’C’(c-c-c)
HS:
a) MP = M’N’ Þ đỉnh M tương ứng đỉnh M’
NP = P’N’ Þ đỉnh P tương ứng đỉnh N’
MN = M’P’ Þ đỉnh N tương ứng đỉnh P’
Vậy DMNP =DM’P’N’
( c- c- c)
b) DMNP bằng DM’N’P’ nhưng không được viết là DMNP =DM’N’P’ vì các đỉnh tương ứng không theo cùng một thứ tự
HS: Phải chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
HS: Lên bảng trình bày.
2. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh ( c- c- c)
Tính chất cơ bản :
(SGK. Tr 113)
Nếu DABC vàDA’B’C’ có AB = A’B’, BC = B’C’, AC = A’C’ thì
DABC = DA’B’C’ ( c- c- c)
DACD = DBCD (c.c.c) vì:
AC = BC; AD = BD; CD là cạnh chung.
18’
HOẠT ĐỘNG 3
Củng cố, hướng dẫn giải bài tập
Bài 16. (SGK. Tr 114)
Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 3cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác.
Bài 17. (SGK. Tr 114)
Chỉ ra các tam giác bằng nhau trên mỗi hình.
GV treo bảng phụ vẽ các hình 68, 69, 70 (SGK. Tr 114)
GV : Hình 69, 70 trình bày tương tự.
HS thực hiện trên vở. Một HS lên bảng thực hiện.
HS trả lời :
Ở hình 68 có :
DABC = DABD vì có cạnh AB chung ; AC = AD ; BC = BD.
HS trả lời miệng hình 69.
Một HS lên bảng trình bày hình 70.
Bài 16. (SGK. Tr 114)
Bài 17. (SGK. Tr 114)
Hình 68 :
Xét DABC và DABD có :
AC = AD (gt)
BC = BD (gt)
AB chung
Þ DABC = DABD (c.c.c)
4’
HOẠT ĐỘNG 4
GV cho HS đọc mục “Có thể em chưa biết” (SGK. Tr 116)
HS đọc SGK theo yêu cầu của GV.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2 ph)
Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau hai tam giác cạnh – cạnh – cạnh.
Rèn kĩ năng vẽ tam giác biết 3 cạnh + Làm các bài tập 15, 18, 19, 20, 21, 22, 23 (SGK. Tr 114 + 115)
Tiết sau luyện tập.
IV) RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
&
Ngày soạn : 29/10/09
Tiết : 22 LUYỆN TẬP &
I) MỤC TIÊU :
Kiến thức :
HS được củng cố kiến thức : Trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh – cạnh – cạnh.
Kỹ năng :
Rèn kĩ năng chứng minh hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai góc bằng nhau. Rèn kĩ năng vẽ hình : Vẽ tia phân giác của một góc cho trước, vẽ một góc bằng một góc cho trước bằng thước và compa.
Thái độ :
Rèn tính cẩn thận chính xác trong vẽ hình, tư duy linh hoạt trong suy luận chứng minh.
II) CHUẨN BỊ :
Chuẩn bị của GV :
SGK, giáo án, bảng phụ, êke, thước thẳng, compa, phấn màu.
Chuẩn bị của HS :
Đầy đủ dụng cụ học tập : SGK, bảng con, bảng nhóm, thước thẳng, êke, bút viết bảng, compa.
III) HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1 ph)
Kiểm tra sĩ số và điều kiện học tập của lớp .
2. Kiểm tra bài cũ : (9’ ph)
HS1 : Vẽ DMNP ; Vẽ DM’N’P’ sao cho M’N’ = MN ; M’P’ = MP ; N’P’ = NP.
HS2 : Chữa bài tập 18 (SGK)
3. Giảng bài mới :
Ø Giới thiệu bài : Luyện tập
Ø Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
17’
HOẠT ĐỘNG 1
Bài 1. (Bài 19 SGK)
GV hướng dẫn HS vẽ hình nhanh và chính xác :
§ Vẽ đoạn thẳng DE.
§ Vẽ hai cung tròn (D ; DA) và (E ; EA) sao cho
(D ; DA) Ç (E ; EA) tại hai điểm A ; B.
§ Vẽ các đoạn thẳng DA ; DB ; EA ; EB được hình 72.
GV yêu cầu HS Nêu GT, KL của định lí.
Để chứng minh DADE = DBDE. Căn cứ trên hình vẽ cần chỉ ra điều gì ?
Bài 2.
Cho DABC và DABD biết :
AB = BC = CA = 3cm ; AD = BD = 2cm (C và Dnằm khác phía đối với AB).
a) Vẽ DABC ; DABD
b) C. minh :
GV yêu cầu HS ghi GT, KL đầu bài cho trên hình vẽ.
Hỏi : Để chứng minh ta chứng minh như thế nào ?
Gợi ý : Chứng minh hai tam giác chứa hai góc trên bằng nhau.
GV mở rộng bài toán : Dùng thước đo góc hãy đo các góc của DABC, có nhận xét gì ? Về nhà hãy chứng minh nhận xét đó.
HS đọc đề bài.
HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV :
HS nêu GT, KL (trả lời miệng)
HS trả lời câu hỏi : ………
Một HS lên bảng trình bày
……………………………
Một HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở.
HS ghi GT – KL : …… ®
HS : ……………………..
HS : Cần chứng minh DADC = DBDC.
Một HS lên bảng trình bày bài giải.
1. Luyện tập các bài tập vẽ hình và chứng minh
Bài 1. (Bài 19 SGK)
Giải :
a) Xét DADE và BDE có :
AD = BD (gt)
AE = BE (gt)
DE cạnh chung
Þ DADE = DBDE (c. c. c)
b) Theo kết quả chứng minh câu a, ta có :
DADE = DBDE Þ (hai góc tương ứng)
Bài 2.
a)
b) Nối DC ta được DADC ; DBDC có :
14’
HOẠT ĐỘNG 2
Bài 3. (Bài 20 SGK)
GV yêu cầu mỗi HS đọc đề bài, tự thực hiện yêu cầu của đề bài.
GV theo dõi giúp đỡ.
GV yêu cầu một HS đứng tại chỗ chứng minh OC là tia phân giác của góc xOy.
Bài 22. (SGK. Tr 115)
GV treo bảng phụ ghi đề bài.
GV nêu các thao tác vẽ :
– Vẽ góc xOy và tia Am
– Vẽ cung tròn (O ; r), cung tròn
File đính kèm:
- Hinh hoc 7 Chuong II Chuan.doc