Giáo án Toán 7 - Trường THCS Xà Phiên

 

I-MỤC TIÊU :

+ HS làm quen khái niệm tập hợp qua các VD về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống .

+ Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

+ HS biết cách viết tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết cách sử dụng kí hiệu hay .

+ Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp.

II – PHƯƠNG PHÁP :

Đàm thoại, thuyết trình.

III – CHUẨN BỊ :

GV : Bảng phụ , phấn màu , phiếu học tập .

HS : Giấy trong , bút dạ .

IV – NỘI DUNG :

1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.

2 – KTBC :

3 – BÀI MỚI :

 

doc95 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 7 - Trường THCS Xà Phiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ LỚP 6 NĂM HỌC : 2006 – 2007 Cả năm : 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết Học kì I : 18 tuần x 4 tiết / tuần = 72 tiết Học kì II : 17 tuần x 4 tiết / tuần = 68 tiết PHÂN CHIA THEO HỌC KÌ VÀ TUẦN HỌC : Cả năm 140 tiết Đại số 111 tiết Hình học 29 tiết Học kì I : 18 tuần 72 tiết 58 tiết 14 tuần đầu x 3 tiết = 42 tiết 4 tuần cuối x 4 tiết = 16 tiết 14 tiết 14 tuần đầu x 1 tiết = 14 tiết 4 tuần cuối x 0 tiết = 0 tiết Học kì II : 17 tuần 68 tiết 5 3 tiết 15 tuần đầu x 3 tiết = 45 tiết 2 tuần cuối x 4 tiết = 8 tiết 15 tiết 15 tuần đầu x 1 tiết = 15 tiết 2 tuần cuối x 0 tiết = 0 tiết PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ 6 HỌC KÌ I : TUẦN TÊN BÀI DẠY 1 Chương I : Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên Tiết : 1 § 1 : Tập hợp . Phần tử của tập hợp Tiết : 2 § 2 : Tập hợp các số tự nhiên Tiết : 3 § 3 : Ghi số tự nhiên 2 Tiết : 4 § 4 : Số phần tử của một tập hợp Tiết : 5 : Luyện tập Tiết : 6 § 5 : Phép cộng và phép nhân 3 Tiết : 7 : Luyện tập 1 Tiết : 8 : Luyện tập 2 Tiết : 9 § 6 : Phép trừ và phép chia 4 Tiết : 10 : Luyện tập Tiết : 11 : Luyện tập Tiết : 12 § 7 : Lũy thừa với số mũ tự nhiên 5 Tiết : 13 : Luyện tập Tiết : 14 § 8 : Chia hai lũy thừa cùng cơ số Tiết : 15 § 9 : Thứ tự thực hiện các phép tính 6 Tiết : 16 : Luyện tập Tiết : 17 : Luyện tập Tiết : 18 : Kiểm tra 1 tiết 7 Tiết : 19 § 10 : Tính chất chia hết của một tổng Tiết : 20 § 11 : Dấu hiệu chia hết cho 2 , cho 5 Tiết : 21 : Luyện tập 8 Tiết : 22 § 12 : Dấu hiệu chia hết cho 3 , cho 9 Tiết : 23 : Luyện tập Tiết : 24 § 13 : Ưùớc và bội 9 Tiết : 25 § 14 : Số nguyên tố . Hợp số . Bảng số nguyên tố Tiết : 26 : Luyện tập Tiết : 27 § 15 : Phân tích một số ra thừa số nguyên tố 10 Tiết : 28 : Luyện tập Tiết : 29 § 16 : Ước chung và bội chung Tiết : 30 : Luyện tập 11 Tiết : 31 § 17 : Ưùớc chung lớn nhất Tiết : 32 : Luyện tập Tiết : 33 : Luyện tập 12 Tiết : 34 § 18 : Bội chung nhỏ nhất Tiết : 35 : Luyện tập Tiết : 36 : Luyện tập 13 Tiết : 37 : Ôn tập chương I Tiết : 38 : Ôn tập chương I Tiết : 39 : Kiểm tra 1 tiết 14 Chương II : Số nguyên Tiết : 40 § 1: Làm quen với số nguyên âm Tiết : 41 § 2 : Tập hợp số nguyên Tiết : 42 § 3 : Thứ tự trong tập hợp các số nguyên 15 Tiết : 43 : Luyện tập Tiết : 44 § 4 : Cộng hai số nguyên cùng dấu Tiết : 45 § 5 : Cộng hai số nguyên khác dấu Tiết : 46 : Luyện tập 16 Tiết : 47 § 6 : Tính chất của phép cộng các số nguyên Tiết : 48 : Luyện tập Tiết : 49 § 7 : Phép trừ hai số nguyên Tiết : 50 : Luyện tập 17 Tiết : 51 § 8 : Quy tắc dấu ngoặc Tiết : 52 : Luyện tập Tiết : 53 : Thi học kì I Tiết : 54 : Thi học kì I 18 Tiết : 55 : Ôn tập học kì I Tiết : 56 : Ôn tập học kì I Tiết : 57 : Trả bài kiểm tra học kì I Tiết : 58 : Trả bài kiểm tra học kì I Ngày soạn : 4/9/2006 Ngày dạy : 7/9/2006 Tuần : 1 Tiết : 1 CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN §1 – TẬP HỢP . PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP I-MỤC TIÊU : + HS làm quen khái niệm tập hợp qua các VD về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống . + Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước. + HS biết cách viết tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết cách sử dụng kí hiệu Ỵ hay Ï. + Rèn luyện cho HS tư duy linh hoạt khi dùng những cách khác nhau để viết một tập hợp. II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, thuyết trình. III – CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ , phấn màu , phiếu học tập . HS : Giấy trong , bút dạ . IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTBC : 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : Cho HS hiểu rỏ và đưa ra các VD về tập hợp. Trong đời sống hàng ngày người ta thường dùng các từ bầy gà, đàn vịt ... nhưng trong toán học người ta dùng từ “tập hợp” là chung nhất thay thế cho các từ trên. Đưa ra một VD về tập hợp dựa vào hình 4 SGK. ? Em nào cho được một ví dụ về tập hợp ? Chúng ta đã biết thế nào là tập hợp, có thể đưa ra các VD về tập hợp. Vậy cách đặt tên và viết kí hiệu tên tập hợp như thế nào. Chúng ta sang phần 2 sẽ biết được điều đó. *HOẠT ĐỘNG 2 : HS hiểu và biết cách ghi tập hợp bằng kí hiệu. Để đặt tên cho tập hợp ta dùng chử in hoa (GV đưa ra VD về tập hợp). ? các số tự nhiên nhỏ hơn 4 là những số nào ? Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4, ta viết tập hợp A như sau : ? Nếu gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c. Em nào có thể viết được tập hợp B ? Các số 0, 1, 2, 3 là các phần tử của tập hợp A. ? Vậy trong tập hợp B các phần tử của B là gì ? GV giới thiệu kí hiệu Ỵ (thuộc) và Ï (không thuộc). ? Điền kí hiệu Ỵ và Ï vào ô thích hợp. 7 A ; 2 A a B ; d B (gọi HS lên bảng thực hiện) *HOẠT ĐỘNG 3 : Thông qua ví dụ giới thiệu phần chú ý cho HS . ? Qua các vd trên ta thấy các phần tử của tập hợp cách nhau bởi dấu gì ? ? Các phần tử của tập hợp phải liệt kê theo thứ tự hay không ? ? Thực hiện ?1 và ?2. (Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các HS còn lại làm vào vở bt). Ngòai cách viết tập hợp A như trên còn có cách viết khác. VD : A = {x Ỵ N | x < 4} và có thể minh họa tập hợp bằng hình vẽ. · 0 · 1 · 2 · 3 A HS cho ví dụ ..... HS : 0, 1, 2, 3. A = {0, 1, 2, 3} B = {a, b, c} hay B = {b, a, c} HS : B = {a, b, c} HS : a , b , c 7 Ï A ; 2 Ỵ A a Ỵ B ; d Ï B HS trả lời ..... HS trả lời ..... HS thực hiện .... §1 – TẬP HỢP PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP 1 – Các Ví Dụ : Tập hợp các HS lớp 6A. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. Tập hợp các chữ cái a, b, c. 2 – Cách viết các kí hiệu : Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4. A = {0, 1, 2, 3} Hay A = {3, 1, 0, 2} Gọi B là tậphợp các chữ cái a, b, c. B = {a, b, c} hay B = {b, a, c} Kí hiệu : 1 Ỵ A đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A. 5 Ï A đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không là phần tử của A. 3 – CHÚ Ý : các phần tử của tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn, chúng cách nhau bởi dấu “;” hoặc “,”. Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý. Để viết tập hợp thường có hai cách : + Liệt kê các phần tử của tập hợp. + Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. VD : A = {x Ỵ N | x < 4} 4 – CŨNG CỐ : Làm bài tập 1 và 2 trang 6 SGK . 5 – DẶN DÒ : Học thuộc bài và làm các bài tập 3, 4, 5 trang 6 SGK . Ngày soạn : 4/9/2006 Ngày dạy : 9/9/2006 §2 – TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN Tuần : 1 Tiết : 2 I-MỤC TIÊU : + HS biết được tập hợp các số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, nắm được điểm biểu diễn số nhỏ nằm bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số. + HS phân biệt được các tập hợp N và N*, biết cách sử dụng các kí hiệu ³ và £, biết viết số tự nhiên liền sau, liền trước một số tự nhiên. + Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu. II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại , gợi mở. III – CHUẨN BỊ : GV : phấn màu , mô hình tia số , bảng phụ . HS : Ôn tập các kiến thức của lớp 5 . IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTBC : HS 1 : Cho ví dụ về tập hợp, làm bt 3 trang 6 SGK . HS 2 : Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3, nhỏ hơn 9 bằng hai cách. 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : HS phân biệt tập hợp N và N*. ? Ở tiểu học ta đã biết các số tự nhiên. Vậy hãy chỉ ra một vài số tự nhiên ? ? Gọi N là tập hợp các số tự nhiên. Hãy viết tập hợp N gồm các số tự nhiên ? ? Các số 0, 1, 2, 3 ... gọi là gì của tập N ? ? Hãy điền kí hiệu Ỵ và Ï vào ô trống thích hợp : 0 N 12 N N º quan sát tia số trên bảng : 0 1 2 3 4 5 ? Mỗi số tự nhiên được biểu diễn mấy điểm trên tia số ? GV giới thiệu tập hợp N*. ? Lên bảng viết tập hợp N* ? ? Có thể viết tập N* bằng cách khác ? ? Tập N và N* khác nhau ở điểm nào ? ? Điền vào ô vuông các kí hịêu thích hợp : 5 N* 5 N 0 N* 0 N *HOẠT ĐỘNG 2 : quan hệ thứ tự trong tập hợp N. ? Trên tia số ta thấy số lớn hơn và số nhỏ hơn được phân bố như thế nào ? GV giới thiệu các kí hiệu : £, ³. ? Nếu viết x £ 3, thì x có thể nhận các giá trị nào ? ? Viết tập hợp : A = {x Ỵ N | 6 £ x £ 8} bằng cách liệt kê các phần tử. GV cho HS đọc các mục b, c (GV lấy VD minh họa cho HS ). ? Trong tập N số nào nhỏ nhất ? có số lớn nhất không ? ? Trong tập N có bao nhiêu phần tử. HS đưa VD .... HS N = {0, 1, 2, 3 .....} HS là các phần tử của tập N. 0 Ỵ N 12 Ỵ N Ï N HS : mỗi số được biểu diễm bởi một điểm trên tia số. HS : N* = {1, 2, 3...} HS :N* = {x Ỵ N | x ¹ 0} N thì có 0, còn N* thì không có 0. 5 Ỵ N* 5 Ỵ N 0 Ï N* 0 Ỵ N Số lớn nằm bên phải số nhỏ, số nhỏ thì nằm bên trái số lớn. x nhận một trong các gía trị từ 0 tới 3. A = {6, 7, 8} Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất. Có vô số phần tử . §2 – TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN 1 - Tập hợp N và N* : Tập hợp các số tự nhiên kí hiệu là : N N = {1, 1, 2, 3, 4, 5...} Tập hợp các số tự nhiên khác 0. kí hiệu là : N* N* = {1, 2, 3, 4...} Hoặc N* = {x Ỵ N | x ¹ 0} 2 - Quan hệ thứ tự trong tập hợp N : + Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta viết : a a. Khi viết a £ b để chỉ a nhỏ hơn hoặc bằng b. + Nếu a < b và b < c thì a < c + Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất . + Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất. + Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử. 4 – CŨNG CỐ : Làm các bài tập 8, 9 trang 8 SGK . 5 – DẶN DÒ : Học thuộc bài, làm các bài tập 7, 10 trang 8 SGK . Ngày soạn : 4/9/2006 Ngày dạy : 9/9/2006 Tuần : 1 Tiết : 3 §3 – GHI SỐ TỰ NHIÊN I-MỤC TIÊU : + HS hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí. + HS biết đọc và viết các số La Mã không quá 30. + HS thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việt ghi số và tính toán. II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại , gợi mở. III – CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ , bảng các chữ số , bảng phân biệt số và chữ số , bảng các số La Mã từ 1 đến 30 . HS : Giấy trong , bút dạ . IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTBC : HS 1 : Viết tập hợp N và N*, làm bài tập 7a, b, c. HS 2 : Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt qúa 7 bằng hai cách. Sau đó biểu diễn các phần tử B trên tia số. 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : Phân biệt được số và chữ số. ? Cho một số tự nhiên bất kì (số nào cũng được) ? ? Để ghi các số tự nhiên người ta dùng các chữ số nào ? GV nhấn mạnh dùng 10 chữ số đễ ghi mọi số tự nhiên. ? Một số tự nhiên có thể có bao nhiêu chữ số ? GV cho HS đọc phần chú ý SGK . ? Hãy đọc các số tự nhiên sau : 7823 ; 327695 ; 7637802 GV lấy VD số 3895 trong SGK để phân biệt số và chữ số. Giới thiệu số trăm, chữ số hàng trăm, số chục, chữ số hàng chục. ? Làm bài tập 11b trang 10 SGK ? *HOẠT ĐỘNG 2 : HS hiểu thế nào là hệ thập phân. GV nhấn mạnh hệ thập phân như SGK và nhấn mạnh rằng trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào chữ số và phụ thuộc vào vị trí của nó. Người ta dùng để chỉ số tự nhiên có 2 chữ số, a là số hàng chục và b là chữ số hàng đơn vị. VD : a là 4, b là 1 thì lúc này ta có số : 41. ? Vậy số có 3 chữ số thì kí hiệu như thế nào ? ? Thực hiện ? SGK ? Ngoài cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân, người ta còn có những cách ghi khác, chúng sẽ xét thêm cách ghi khác là ghi trong hệ La Mã. *HOẠT ĐỘNG 3 : HS biết cách ghi số theo hệ số La Mã. GV cho HS đọc 12 số La Mã trên bề mặt đồng hồ. Nhấn mạnh chỉ dùng các chữ số : I, V, X để chi các số từ 1 đến 12. ? Các số IV, VI, XI, IX có gía trị lần lượt là bao nhiêu ? ? Nếu chữ I đứng bến trái thì sao ? bên phải thì sao ? Giá trị của một số La Mã là tổng các thành phần của nó. ? Ghi các số sau dưới dạng số La Mã : 18, 24, 30 ? HS cho VD Dùng các chữ số : từ 0 đến 9. Mỗi số tự nhiên có thể có 1, 2, 3 ... chữ số. HS đọc các số. kí hiệu là : số lớn nhất có 3 chữ số là : 999 số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số khác nhau là : 987. Có giá trị lần lượt là : 4, 6, 11, 9. HS trả lời ... HS : XVIII, XXIV, XXX. §3 – GHI SỐ TỰ NHIÊN 1 – số và chữ số : Dùng 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để ghi mọi số tự nhiên. VD : 7 có 1 chữ số có 3 chữ số có 4 chữ số. 2 – Hệ thập phân : Trong hệ thập phân mỗi chữ số trong một số ở những vị trí khác nhau có giá trị khác nhau. Vd : 222 = 200 + 20 + 2 = a.10 + b = a.100 + b.10 + c 3 – Cách ghi số La Mã : 10 số La Mã đầu tiên là : I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X. Chữ số I nếu viết bên trái các chữ số V, X thì làm các chữ số này giảm đi một đơn vị, còn viết bên phải sẽ làm tăng thên một đơn vị. VD : XIV có gía trị là 14 XIX là 19 XXVI là 26 4 – CŨNG CỐ : Làm các bài tập 12 và 13 a. 5 – DẶN DÒ : Học bài và làm bài tập 13b, 14, 15. Ngày soạn : 9/9/2006 Ngày dạy : 11/9/2006 Tuần : 2 Tiết : 4 §4 – SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP . TẬP HỢP CON I-MỤC TIÊU : + HS hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào, hiểu được khái niệm tập hợp con và hai tập hợp bằng nhau. + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết sử dụng đúng các kí hiệu : Ì và . + Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu : Ỵ và Ì . II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại , gợi mở. III – CHUẨN BỊ : GV : Phấn màu , bảng phụ ghi các câu hỏi và bài tập . HS : Ôn tập các kiến thức cũ . IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTBC : HS 1 : Làm bài tập 14 trang 10 SGK ? Viết gía trị của số trong hệ thập phân ? HS 2 : Làm bài tập 15 trang 10 SGK ? 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : Cho hs hiểu một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử. ? Các tập hợp A, B, C, N (trong SGK) lần lượt có bao nhiêu phần tử ? Chia lớp thành 6 nhóm, 3 nhóm đầu trả lời ?1, còn lại làm ?2. ? Nếu gọi x là phần tử của tập hợp G = {x Ỵ N | x + 5 = 2} thì ta có thể tìm được gía trị x nào không ? ? Vậy tập hợp G có phần tử nào không ? Một tập hợp không có phần tử nào gọi là tập rỗng. KH là : . ? Tổng quát một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? ?Làm bài tập 17 trang 13 SGK ? ( theo nhóm). *HOẠT ĐỘNG 2 : HS hiểu khái niệm tập hợp con. GV đưa ra VD như SGK . ? Kiểm tra xem các phần tử của tập hợp E có trong ( thuộc ) tập hợp F không ? Minh hoạ bằng hình ảnh cho HS thấy rõ hơn. Trong trường hợp này ta nói tập E là tập con của tập F. KH là : E Ì F. Đọc là E con F hay E chứa trong F. ? Tổng quát khi nào thì tập A gọi là con củu tập B ? ? Cho tập hợp M = {a, b, c}. viết tập hợp một tập con của M mà chỉ chứa một phần tử, viết mối quan hệ giữa chúng bằng kh ? (chia nhóm). ? Thực hiện ?3 SGK ? ? Nhận xét gì quan hệ của A và B ? Trong trường hợp này ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau. KH là : A = B. Tập A có 1 phần tử, B có 2 phần tử, C có 100, còn N có vô số phần tử. D có 1 phần tử, E có 2 phần tử , H có 11 phần tử . x + 5 = 2 x = 2 – 5 (không thực hiện phép trừ). Không tìm được x trong trường hợp này. không tìm được. Tập hợp G không có phần tử nào cả. HS trả lời .... A = {x Ỵ N | x £ 20}, có 21 phần tử. B = , không có phần tử nào. Các phần tử của tập hợp E đều có trong tập hợp F. Mọi phần tử của A đều thụôc B. HS thực hiện ... M Ì A, M Ì B, A Ì B, B Ì A. HS trả lời .... 1 – Số Phần Tử Của Một Tập Hợp : Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào cả. Tập hợp không có phần tử nào cả gọi là tập hợp rỗng, kh là : . 2 – Tập hợp Con : Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B, thì tập hợp A gọi là tập con của tập B. Kí hiệu : A Ì B. hay B É A. Đọc là A con B hay B chứa A. *chú ý : A Ì B và B Ì A thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau . KH : A = B. 4 – CŨNG CỐ : Làm bài tập 16 và 18 trang 13 SGK . Kết quả :16 a) A = {20}, A có một phần tử. b) B = {0}, B có một phần tử. c) C = N, C có vô số phần tử. d) D = , D không có một phần tử nào cả. 5 – DẶN DÒ : Học thuộc bài theo vở ghi. Làm các bài tập 19, 20, các bài tập phần luyện tập. Ngày soạn : 9/9/2006 Ngày dạy : 11/9/2006 Tuần : 2 Tiết : 5 LUYỆN TẬP I-MỤC TIÊU : + HS biết viết một tập hợp cho trước, dùng kí hiệu Ì thể hiện mối quan hệ giữa các tập hợp. + HS biết tìm số phần tử của một tập hợp. + Rèn luyện cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu : Ỵ và Ì , Ø . II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại , gợi mở. III – CHUẨN BỊ : GV : đèn chiếu , giấy trong , bảng phụ . HS : giấy trong ,bút viết . IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTNC : HS 1 : Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào ? kí hiệu tập hợp rỗng. Viết tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 30. HS 2 : Tập hợp A gọi là con tập hợp B khi nào ? Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 3 và tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, dùng kí hiệu Ì thể hiện mối quan hệ của chúng ? 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : Biết cách xác định số phần tử của một tập hợp một cách nhanh nhất. GV hướng dẫn HS như SGK, sau đó đưa ra kết luận cuối cùng. ? Hãy tính số phần tử của tập hợp A, B ? A = {8, 9, 10 ..., 20} B = {10, 11, 12 ..., 99} *HOẠT ĐỘNG 2 : viết tập hợp các số lẽ và chẳn. ? Trong tập hợp các số tự nhiên những số nào là số chẳn ? số nào là số lẽ ? ? Các số chẳn ở tận cùng là những chữ số nào ? lẽ ? ? Hai số chẳn (lẽ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị ? ? Lên bảng thực hiện (mỗi hs một câu) bài tập 22 và 23 SGK trang 14 ? GV nhận xét đánh gía nếu có sai sót. *HOẠT ĐỘNG 3 : Biết cách tính số phần tử của tập hợp các số chẳn (lẽ) liên tiếp. GV hướng dẫn HS như SGK , sau đó đưa ra kết luận cuối cùng. ? Gọi 2 HS lên bảng thực hiện ? *HOẠT ĐỘNG 4 : Dùng kí hiệu Ì thể hiện mối quan hệ của các tập hợp. GV cho HS lên bảng thực hiện. A = {8, 9, 10 ..., 20} nên số phần tử của A là : 20 – 8 + 1 = 13 . B = {10, 11, 12 ..., 99} nên số phần tử của B là : 99 – 10 + 1 = 90. Các số chẳn là : 0, 2, 4, 6, 8, 10 .... Các số lẽ là : 1, 3, 5, 7... Tận cùng của số chẳn là các chữ số : 0, 2, 4, 6, 8. Tận cùng của số lẽ là các chữ số : 1, 3, 5 ,7, 9. Hơn kém nhau 2 đơn vị. HS thực hiện ... HS thực hiện .... A Ì N B Ì N N* Ì N. LUYỆN TẬP Bài 21 trang 14 SGK . Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. A = {8, 9, 10 ..., 20} nên số phần tử của A là : 20 – 8 + 1 = 13 . B = {10, 11, 12 ..., 99} nên số phần tử của B là : 99 – 10 + 1 = 90. Bài 22 trang 14 SGK . a) Tập hợp C các số chẳn nhỏ hơn 10 : C = {0, 2, 4, 6, 8} b) Tập hợp L các số lẽ lớn hơn 10 và nhỏ hơn 20 : L = {11, 13, 15, 17, 19} c) Tập hợp A các số chẳn liên tiếp trong đó số nhỏ nhất bằng 18 A = {18, 20, 22} d) Tập hợp B bốn số lẽ liên tiếp số lớn nhất là 31 : B = {25, 27, 29, 31} Bài 23 trang 14 SGK . Tập hợp các số chẳn từ a đến b có : (b – a) : 2 + 1 phần tử. Tập hợp các số lẽ từ n đến m có : (m – n) : 2 + 1 phần tử. D = {21, 23, 25, ..., 99} có số phần tử là : (99 – 21) : 2 + 1 = 40. E = {32, 34, 36, ..., 96} có số phần tử là : (96 – 32) : 2 + 1 = 33. Bài tập 24 trang 14 SGK . A Ì N ; B Ì N ; N* Ì N. 4 – CŨNG CỐ : Thế nào là tập con của một tập hợp ? 5 – DẶN DÒ : Làm các bài tập 25 trang 14 SGK , xem trước bài số 5. Ngày soạn : 9/9/2006 Ngày dạy : 12/9/2006 Tuần : 2 Tiết : 6 §5 – PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I-MỤC TIÊU : + HS nắm vững các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết cách phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó. + HS biết vận dụng hợp lí các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh. + HS biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. II – PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại , gợi mở. III – CHUẨN BỊ : GV : SGK , giáo án, bảng tính chất của phép cộng và phép nhân. HS : Bảng nhóm. IV – NỘI DUNG : 1 – ỔN ĐỊNH : kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp. 2 – KTNC : . a .c . b .d HS 1 : Cho hai tập hợp A = {a, b, c, d} và B = {a, b}. dùng kí hiệu Ì thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp , vẽ hình minh họa ? B Đáp : B Ì A A 3 – BÀI MỚI : GV HS ND *HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn lại kiến thức tổng và tích của hai số tự nhiên. ? Tổng (tích) hai số tự nhiên bất kì cho ta kết qủa mấy số tự nhiên ? Thông qua đó GV trình bày như SGK. ? thực hiện ?1 và ?2 SGK trang 15. (với ?2 thì khi trả lời có thể lấy ra VD thông qua ?1) ? Cả lớp cùng thực hiện bài tập 30 a? Ta thấy tích ở câu a thì bằng 0, thêm vào đó là 15 ¹ 0, nên ta suy ra được điều gì ? (gọi một hs lên bảng thực hiện). *HOẠT ĐỘNG 2 : Dựa vào tính chất phép cộng và nhân để làm bt dễ dàng và nhanh chống. GV treo bảng tính chất của phép nhân và phép cộng các số tự nhiên lên bảng. ? Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất gì ? phát biểu các tính chất đó ? ? Thực hiện bài tập sau một cách nhanh nhất : 46 + 17 + 54 = ? ? Thực hiện bài toán đúng theo yêu cầu ta cần áp dụng tính chất nào ? (gọi hai HS lên bảng thực hiện) ? phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì ? phát biểu các

File đính kèm:

  • docvong ds6.doc
Giáo án liên quan