Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 10: Đối xứng trục

Tiết 10 ĐỐI XỨNG TRỤC

I / Mục tiêu : Qua bài này, HS cần :

- Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng.

- Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đoạn thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng.

- Biết nhận ra một số hình ảnh có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình.

II / Phương tiện dạy học :

- GV : Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Phấn màu.

- HS : Giấy kẻ ô vuông cho bài tập 35 SGK. Các bìa có dạng tam giác cân, chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang cân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 10: Đối xứng trục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10 ĐỐI XỨNG TRỤC I / Mục tiêu : Qua bài này, HS cần : Hiểu định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Nhận biết được hình thang cân là hình có trục đối xứng. Biết vẽ điểm đối xứng với một điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với một đoạn thẳng cho trước qua một đoạn thẳng. Biết chứng minh hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. Biết nhận ra một số hình ảnh có trục đối xứng trong thực tế. Bước đầu biết áp dụng tính đối xứng trục vào vẽ hình, gấp hình. II / Phương tiện dạy học : GV : Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng – Phấn màu. HS : Giấy kẻ ô vuông cho bài tập 35 SGK. Các bìa có dạng tam giác cân, chữ A, tam giác đều, hình tròn, hình thang cân. III / Hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh -GV yêu cầu HS nêu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng ? Từ đó GV giới thiệu khái niệm hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng. HS trả lời khái niệm đường trung trực của một đoạn thẳng. Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới GV dùng hình 49 SGK và đặt vấn đề : Vì sao có thể gấp tờ giấy làm tư để cắt chữ H ? 1. Hai điểm đối xứng qua một đường thẳng : · Cho HS làm ?1 · GV giới thiệu hai điểm đối xứng với nhau qua một đường thẳng, nêu định nghĩa. · Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng d, thì điểm đối xứng với điểm B là điểm nào ? GV Khẳng định ghi bảng, nêu quy ước trong trường hợp điểm B nằm trên đường thẳng d. 2.Hai hình đối xứng qua một đường thẳng : · Cho HS làm ?2 · Qua việc kiểm tra thấy điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’. GV giới thiệu : Điểm đối xứng với mỗi điểm C thuộc đoạn thẳng AB đều thuộc đoạn thẳng A’B’ nói trên, điểm đối xứng với mỗi điểm C’ thuộc đoạn thẳng A’B’ đều thuộc đoạn thẳng AB. Ta gọi hai đoạn thẳng AB và A’B’ là đối xứng với nhau qua đường thẳng d. · Cho HS đọc trong SGK định nghĩa hai hình đối xứng với nhau qua một đường thẳng. GV giới thiệu trục đối xứng. · Củng cố : Cho và đường thẳng d. Vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của qua trục d. · GV treo hình 53 SGK, giới thiệu hai đường thẳng, hai góc, hai tam giác đối xứng với nhau qua trục d. Lưu ý HS : Hai đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua một trục thì bằng nhau. · Cho HS quan sát hình 54 SGK và giới thiệu : H và H’ là hai hình đối xứng với nhau qua trục d. GV nói thêm : Khi gấp tờ giấy theo trục d thì hai hình H và H’ trùng nhau. 2. Hình có trục đối xứng : · Cho HS làm ?3 GV giới thiệu là hình có trục đối xứng, đường thẳng AH là trục đối xứng của hình. · GV nêu định nghĩa trục đối xứng của một hình. · Cho HS làm ?4. Sử dụng các tấm bìa có dạng chữ A, tam giác đều, hình tròn để kiểm tra rằng nếu gấp bìa theo trục đối xứng thì hai phần của tấm bìa trùng nhau. · GV gấp tấm bìa hình thang cân ABCD (CB // CD) sao cho A trùng B, D trùng C. Lưu ý để HS thấy nếp gấp đi qua trung điểm hai đáy của hình thang. Hỏi : Nhận xét vị trí của hai phần tấm bìa sau khi gấp ? · Cho HS đọc định lý trong SGK về trục đối xứng của hình thang cân. -HS làm ?1 -HS nhắc lại định nghĩa SGK. -HS: Nếu điểm B nằm trên trục đối xứng d, thì điểm đối xứng với điểm B chính là điểm B. -1HS làm ?2 trên bảng. Các HS khác làm vào vở. -HS đọc định nghĩa SGK và ghi nhớ. -HS vẽ các đoạn thẳng đối xứng với các cạnh của qua trục d. -HS quan sát hình 54 SGK. ?3 HS trả lời :Hình đối xứng với cạnh AB qua đường cao AH là cạnh AC và ngược lại, hình đối xứng với cạnh AC qua đường cao AH là cạnh AB. Hình đối xứng với cạnh BC qua đường cao AH chính là cạnh BC. -HS nhắc lại định nghĩa. ?4 HS : a) Chữ cái in hoa A có một trục đối xứng. b) Tam giác đều ABC có 3 trục đối xứng. c) Đường tròn tâm O có vô số trục đối xứng. -Nhận xét : Sau khi gấp hai phần tấm bìa bằng nhau. -HS đọc định lý SGK. Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới Bài 37: SGK/87. GV đưa đề bài lên bảng phụ . Cho HS thảo luận nhóm trả lời. HS các nhóm khác nhận xét. GV đánh giá. BT 38: SGK. Cho HS thực hiện cá nhân. BT 37: Hình 59a có hai trục đối xứng. Hình 59b, c, d, e, i đều có một trục đối xứng. Hình 59g có năm trục đối xứng. Hình 59h không có trục đối xứng. HS nhận xét bài giải của bạn. BT 38: HS thực hiện cá nhân và nêu nhận xét. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà BTVN: 35, 36, 38 SGK/87, 88. Chuẩn bị cho tiết Luyện tập sắp tới.

File đính kèm:

  • docTiet 10.doc