A . Mục tiêu
- Học sinh hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a đã cho. Hiểu về tia nằm giữa hai tia còn lại.
- Học sinh nhận biết nửa mặt phẳng, biết vẽ và nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
B . Chuẩn bị
- Giáo viên: thước thẳng , phấn màu.
- Học sinh : thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
25 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiết 16 đến tiết 28, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16 – Tuần 20 NỬA MẶT PHẲNG
Ngày soạn : 26 – 01 - 2007
Ngày giảng : 27 – 01 - 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu về mặt phẳng, khái niệm nửa mặt phẳng bờ a đã cho. Hiểu về tia nằm giữa hai tia còn lại.
Học sinh nhận biết nửa mặt phẳng, biết vẽ và nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: thước thẳng , phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Đặt vấn đề
Cho học sinh hiểu hình ảnh mặt phẳng và khái niệm nửa mặt phẳng.
Yêu cầu học sinh vẽ đường thẳng và đặt tên cho nó.
II Bài mới
1) Mặt phẳng.
Giới thiệu trang giấy, mặt bảng … là hình ảnh của mặt phẳng.
Mặt phẳng có giới hạn không?
Yêu cầu học sinh cho ví dụ về hình ảnh mặt phẳng trong thực tế.
Đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai phần: mỗi phần được coi là một nửa mặt phẳng bờ a. Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a ta sang phần 2 về nửa mặt phẳng bờ a.
2) Nửa mặt phẳng bờ a.
Nêu khái niệm (tr 72 – SGK) và vẽ hình
Chỉ rõ từng nửa mặt phẳng bờ a trên hình.
Vẽ đường thẳng xy và chỉ rõ nửa mặt phẳng bờ xy trên hình.
Nêu khái niệm hai nửa mặt phẳng đối nhau chung bờ a.
Để phân biệt hai nửa mặt phẳng bờ a ta đặt tên cho nó.
+ Nửa mặt phẳng (I) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm N, hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm M.
+ Em hãy nêu nửa mặt phẳng bờ a còn lại?
2) Tia nằm giữa hai tia khác.
Yêu cầu học sinh :
+ Vẽ ba tia chung gốc: Ox, Oy, Oz
+ Lấy M Ox, N Oy (M O, N O).
+ Vẽ đoạn thẳng MN, xét xem tia Oz có cắt đoạn thẳng MN không?
Hình 1 tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm I nằm giữa M và N ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và tia Oy.
Hình 2, 3 4 tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy?
III Củng cố.
Cho học sinh làm BT 2; 3 (tr 73 – SGK)
IV HDVN.
Học thuộc lý thuyết.
BTVN 4; 5 (tr 73 – SGKT2)
1; 4; 5 (tr 52 – SBT T2)
Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía
Một học sinh nhắc lại khái niệm.
Học sinh vẽ hình vào vở.
Một học sinh lên bảng chỉ, cả lớp nhận xét.
Một học sinh lên bảng thực hiện.
Nửa mặt phẳng (II) là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M, hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điểm N.
Hình 2 và hình 3 tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và tia Oy.
Hình 4 tia Oz nằm giữa hai tia Ox và tia Oy.
Học sinh làm BT 2 (tr 73 – SGK).
Nếp gấp của tờ giấy là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau (tính chất).
BT 3 (tr 73 – SGK).
a) Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
b) Cho ba điểm thẳng hàng O, A, B. Tia Ox là tia nằm giữa hai tia OA, OB khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB.
Tiết 17 – Tuần 21 GÓC
Ngày soạn : 02 – 02 – 2007
Ngày giảng : 03 – 02 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu góc là gì? Hiểu điểm nằm trong góc.
Học sinh biết vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc, nhận biết điểm nằm trong góc.
Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng , phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Thế nào là nửa mặt phẳng bờ a? Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau?
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Bài mới
1) Góc.
Nêu định nghĩa (tr 73 – SGK).
Điểm O gọi là đỉnh, hai tia Ox, Oy gọi là cạnh
Kí hiệu :(hoặc nếu không sợ nhầm lẫn).
Yêu cầu học sinh vẽ góc , đặt tên, viết kí hiệu góc.
Giáo viên vẽ hai tia đối nhau OA và OB giới thiệu là góc bẹt.
Vậy góc bẹt là góc như thế nào?
2) Góc bẹt.
Định nghĩa
+ Góc bẹt có đặc điểm gì? Vẽ góc bẹt và đặt tên.
+ Nêu cách vẽ góc bẹt?
Cho học sinh làm ?
3) Vẽ góc, điểm nằm trong góc.
Vẽ góc
Để vẽ góc xOuy ta làm như như thế nào?
Trong một hình có nhiều góc ta dùng vòng cung nối các cạnh với nhau, ta dùng kí hiệu
Điểm nằm trong góc
+ Điểm M như hình vẽ là điểm nằm trong góc xOy
Vị trí của tia OM đối với hai tia Ox và Oy như thế nào?
III Củng cố.
Nêu định nghĩa góc?
Nêu định nghĩa góc bẹt?
Có mấy cách đọc tên góc như hình vẽ dưới:
IV HDVN.
Học thuộc bài theo SGK.
BTVN 8;; 9; 10 (tr 75 – SGK)
7; 10 (tr 53 – SBT)
Tiết sau mang thước đo góc (thước đo độ) để học.
Một học sinh lên bảng kiểm tra.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Hai Học sinh nhắc lại định nghĩa.
Ve õhình vào vở.
Góc bẹt là hình tạo bởi hai đối nhau.
Học sinh làm ?
HS đứng tại chỗ nêu ví dụ.
Ta vẽ hai tia chung gốc Ox và Oy
Học sinh vẽ góc vào vở.
Học sinh vẽ hình 2 vào vở.
Tia OM nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời:
Tiết 18 – Tuần 22 SỐ ĐO GÓC
Ngày soạn : 09 – 02 – 2007
Ngày giảng : 10 – 02 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh công nhận mỗi góc có số đo xác định lớn hơn 0, số đo của góc bẹt là 180 0. Học sinh biết định nghĩa góc vuông ; góc nhọn; góc tù.
Học sinh biết cách đo góc bằng thước đo góc, biết so sánh hai góc.
Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận khi đo góc.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc , phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Vẽ góc và đặt tên, chỉ rõ đỉnh và cạnh.
Vẽ tia nằm giữa hai cạnh của góc đã vẽ phần 1
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Bài mới
1) Đo góc.
Vẽ góc xOy, để đo góc xOy ta sử dụng thước đo góc.
Quan sát thước đo góc, cho biết cấu tạo của thước.
Đơn vị đo góc là gì?
Đưa cách đo góc ở bảng phụ.
Kí hiệu :
Cho HS đo góc ở trên bảng.
Em có nhận xét gì về số đo của mỗi góc?
Cho học sinh làm ? 1
2) So sánh hai góc.
Hãy xác định số đo của ba góc sau:
Giáo viên nói:
Để so sánh hai góc ta căn cứ vào đâu?
Cho
Ta nói
Hai góc bằng nhau khi nào?
3) Góc vuông, góc nhọn, góc tù.
Hình vẽ ở phần 2 ta có là góc nhọn, là góc vuông, là góc tù.
Thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù?
Cho học sinh làm ? 2
III Củng cố.
Nêu cách đo góc, so sánh hai góc?
Nhận xét gì về số đo của một góc.
Có những loại góc nào?
IV HDVN.
Nắm vững cách đo góc, so sánh hai góc.
Phân biệt góc nhọn, góc vuông, góc tù.
BTVN 12; 13; 15; 16 (tr 79; 80 – SGK)
Một Học sinh bảng kiểm tra.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Thước đo góc là một nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ)
1 0 = 60’, 1’ = 60’’
Học sinh đọc cách đo góc ở bảng phụ.
Cả lớp vẽ hình vào vở và đo các góc.
Hai học sinh thực hiện trên bảng.
Mỗi góc có một số đo không vượt quá 180 0, số đo của góc bẹt bằng 180 0.
Học sinh làm ? 1
Hai học sinh đọc kết quả:
Độ mở của cái kéo là: 60 0
Độ mở của compa là : 50 0
Ba Học sinh lần lượt thực hiện đo
Kết quả:
.
Ta so sánh hai số đo độ của chúng.
Hai góc bằng nhau là hai góc có cùng số đo.
Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90 0, góc vuông là góc có số đo bằng 90 0, góc tù là góc có số đo lớn hơn 90 0 và nhỏ hơn 180 0.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Học sinh làm ? 2
jịhịôihíhdhgiúéohóuhdgghgshốiag
Tiết 19 – Tuần 23 KHI NÀO ?
Ngày soạn : 23 – 02 - 2007
Ngày giảng : 24 – 02 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh biết và hiểu khi nào . Học sinh nắm vững và nhận biết các khái niệm : hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai bù nhau, hai góc kề bù.
Củng cố, rèn luyện kỹ năng sử dụng thước đo góc, kỹ năng tính góc, nhận biết các quan hệ giữa các góc.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Vẽ tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
Đo các góc có trong hình.
So sánh và
Em rút ra nhận xét gì?
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Bài mới
1) Khi nào tổng số đo hai góc xOy và góc yOz bằng số đo góc xOz
Cho học sinh nhắc lại nhận xét.
Nếu thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Đưa nhận xét trên bảng phụ.
Cho học sinh vẽ hình, và ghi nhận xét:
Cho học sinh làm BT 18 (tr 82 – SGK)
Cho tia nằm giữa hai tia khác ta có mấy góc?
Cần đo mấy góc ta biết được số đo của ba góc?
2) Khái niệm hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
- Yêu cầu học sinh tự đọc các khái niệm
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để nắm các khái niệm.
+ Yêu cầu cử đại diện nhóm trả lời từng kết quả.
+ Thế nào là hai góc kề nhau?
+ Thế nào là hai góc phụ nhau?
+ Thế nào là hai góc bù nhau?
+ Thế nào là hai góc kề bù?
+ Lên bảng vẽ hình minh họa.
Tổng số đo của hai góc kề bù bằng bao nhiêu độ?
III Củng cố.
Phát phiếu học tập: điền vào dấu …
a) Nếu tia AE nằm giữa hai tia AF và AH thì:
… + … =
b) Hai góc … có tổng số đo bằng 90 0
c) Hai góc … có tổng số đo bằng 180 0
d) Hai góc có tổng số đo bằng 180 0 là hai góc …
IV HDVN.
Học thuộc nhận xét tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì :
Học thuộc khái niệm phần 2.
BTVN 20; 21; 22; 23 (tr 82; 83 – SGK)
16; 18 (tr 55 – SBT)
Một Học sinh lên bảng kiểm tra .
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì :
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Ba Học sinh nhắc lại nhận xét:
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì :
Học sinh vẽ hình vào vở, phát biểu nhận xét:
BT 18 (tr 82 – SGK).
Học sinh giải miệng
Cho tia nằm giữa hai tia khác ta có ba góc.
Cần đo số đo của hai góc ta biết được số đo của ba góc.
Hai góc kề nhau là hai góc có chung một cạnh và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90 0.
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180 0
Hai góc kề bù là hai góc vừa kề, vừa bù nhau.
Học sinh làm ? 2
Tổng số đo của hai góc kề bù bằng 180 0
Học sinh hoạt động nhóm điền vào phiếu học tập.
a) Nếu tia AE nằm giữa hai tia AF và AH thì:
b) Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 90 0
c) Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 180 0
Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180 0
d) Hai góc có tổng số đo bằng 180 0 là hai góc bù nhau.
Tiết 20 – Tuần 24 VẼ GÓC BIẾT SỐ ĐO
Ngày soạn : 02 – 03 - 2007
Ngày giảng : 03 – 03 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ duy nhất một tia Oy sao cho .
Học sinh biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi đo và vẽ hình.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Khi nào ? Chữa BT 20 (tr 82 – SGK).
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Bài mới
1) Vẽ góc trên nửa mặt phẳng.
Biết được số đo của một góc ta vẽ góc đó như thế nào?
Ví dụ 1:
+ Cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa, vẽ hình vào vở.
+ Gọi1 học sinh lên bảng trình bày.
Ví dụ 2:
Để vẽ ta làm như thế nào?
Gọi một học sinh lên bảng vẽ.
Từ ví dụ 1 và ví dụ 2 trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ được bao nhiêu tia Oy sao cho ?
Đưa nhận xét trên bảng phụ.
2) Vẽ hai tia trên nửa mặt phẳng.
Ví dụ 3: trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ . Nhận xét vị trí của ba tia Ox, Oy, Oz.
Yêu cầu học sinh nêu nhận xét trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox mà thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
III Củng cố.
Cho tia Ax. Vẽ tia Ay sao cho , vẽđược bao nhiêu tia?
Vẽ Bằng hai cách:
+ Dùng thước ê ke.
+ Dùng thước đo góc.
Điền vào dấu … để được câu trả lời đúng:
a) Trên nửa mặt phẳng … bao giờ cũng … tia Oy sao cho
b) Trên nửa mặt phẳng cho trước vẽ nếu m < n thì …
IV HDVN.
Tập vẽ góc với số đo cho trước.
Cần nhớ hai nhận xét của bài học.
BTVN 25; 26; 27; 28; 29 (tr 84; 85 – SGK)
Một học sinh lên bảng kiểm tra.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Học sinh đọc ví dụ 1 (tr 83 – SGK)
Ta vẽ tia BA
Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia BA vẽ tia BC sao cho
Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ được một tia Oy sao cho .
Một học sinh đọc nhận xét trên bảng phụ.
Một học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
()
Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox mà thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Ta vẽ được hai tia Ay, đường thẳng chứa tia Ay ta được hai nửa mặt phẳng đối nhau. Trên mỗi nửa mặt phẳng xác định được một tia Ay sao cho .
Học sinh diền vào bảng phụ trên bảng phụ.
a) Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho
b) Trên nửa mặt phẳng cho trước vẽ nếu m < n thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz
Tiết 21 – Tuần 25 TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC
Ngày soạn : 09 – 03 - 2007
Ngày giảng : 10 – 03 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu htế nào là tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc là gì?
Biết vẽ phân giác của một góc.
Rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ, đo, gấp giấy.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, giấy để gấp, phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, thước đo góc, giấy để gấp, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Trên nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ tia Oy và Oz sao cho . So sánh ?
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Bài mới
1) Tia phân giác của một góc là gì?
Bài tập trên ta nói tia Oy là tia phân giác của góc .
Tia Oy khi nào được gọi là tia phân giác của góc ?
Cho HS nhận biết tia phân giác của một góc trên bảng.
2) Cách vẽ tia phân giác của một góc.
Nêu ví dụ tương tự SGK
Tia Oz thỏa mãn điều kiện gì?
Em hãy vẽ tia Oz
Ngoài cách vẽ tia phân giác của một góc bằng thước đo góc ta còn có cách vẽ nào khác?
Mỗi góc không phải là góc bẹt có bao nhiêu tia phân giác?
Cho học sinh làm ?
Gọi1 HS làm bài trên bảng.
3) Chú ý.
Trở lại hình vẽ tia Oz là tia phân giác của góc xOy, đường thẳng zz’ chứa tia Oz gọi là đường phân giac của góc xOy.
Đường phân giác của góc xOy là gì?
III Củng cố.
Khi nào tia Ot là tia phân giác của góc xOy?
Cho học sinh làm BT 32 (tr 87 – SGK).
Cho học sinh hoạt động nhóm.
IV HDVN.
Nắm định nghĩa tia phân giác của một góc, đường phân giác của một góc. Nhận biết tia phân giác của một góc.
Aùp dụng kiến thức vào giải bài tập.
BTVN 30; 31; 33; 34 (tr 87 – SGK)
Hai học sinh lần lượt lên bảng chữa bài tập.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
Tia Oy được gọi là tia phân giác của góc khi tia Oy nằm giữa và tạo với hai tia Ox và Oz hai góc bằng nhau.
Tia Bt nằm giữa hai tia BA và BC, nên tia Bt là tia phân giác của .
Tia Oy không phải tia phân giác của .
Tia Ic là tia phân giác của .
Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
Một HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Ta vẽ góc xOy trên giấy trong, rồi gấp giấy sao cho cạnh Ox trùng với cạnh Oy. Nếp gấp cho ta vị trí của tia phân giác.
Mỗi góc không phải là góc bẹt có một tia phân giác.
Học sinh làm ?
Một học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Học sinh làm BT 32 (tr 87 – SGK).
Học sinh Hoạt động nhóm.
a) Sai
b) Sai.
c) Đúng.
d) Đúng.
Tiết 22 – Tuần 26 LUYỆN TẬP
Ngày soạn : 16 – 03 – 2007
Ngày giảng : 17 -03 – 2007
A . Mục tiêu
Kiểm tra và khắc sâu kiến thức về tia phân giác của một góc.
Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về tính góc, kỹnăng áp dụng tính chất của tia phân giác của một góc để làm bài tập.
Rèn luyện kỹ năng vẽ hình.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
Học sinh : thước thẳng, thước đo góc, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Kiểm tra bài cũ
Học sinh 1: vẽ , vẽ tia phân giác Ot của , tính số đo của .
Học sinh 2: vẽ , góc kề bù với . Vẽ tia phân giác OD và OK của . Tính số đo của .
Giáo viên nhận xét bổ sung ( nếu có ) và ghi điểm.
II Tổ chức luyện tập
BT 36 (tr 87 – SGK)
Gọi 1 HS đọc đề.
Đề cho gì và yêu cầu tìm gì?
Gọi1 HS làm bài trên bảng.
Đề bài ở bảng phụ: cho hai góc kề bù: biết có số đo gấp đôi số đo của . Vẽ tia phân giác của là tia OM. Tính số đo của .
Gọi một HS đọc đề trên bảng phụ.
Gọi1 HS làm bài trên bảng.
Đề bài ở bảng phụ: cho góc vuông ; biết tia nằm giữa hai tia Ot và Oz
a) Vì sao: ?
b) Vì sao : tia phân giác của cũg là tia phân giác của
IV HDVN.
Mỗi góc không phải là góc bgẹt có bao nhiêu tia phân giác?
Muốn chứng minh tia Ot là tia phân giác của góc xOy ta làm như thế nào?
BTVN 37 (tr 87 – SGK)
31; 34 (tr 58 – SBT)
Hai học sinh lần lượt lên bảng chữa bài tập.
Cả lớp theo dõi , nêu nhận xét bài làm của bạn.
BT 36 (tr 87 – SGK).
Một học sinh đọc đề.
Một học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
(30 0 < 80 0)
tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Tia Om là tia phân giác của
Tia On là tia phân giác của
Một học sinh đọc đề.
Một học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Học sinh vẽ hình vào vở
Một HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
a)
Om là tia phân giác của
Tiết 23; 24 – Tuần 27; 28 THỰC HÀNH
Ngày soạn : 20 – 03 – 2007
Ngày giảng : 21 – 03 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu cấu tạo của giác kế.
Học sinh biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho học sinh.
B . Chuẩn bị
Giáo viên: một bộ thực hành mẫu (giác kế nằm ngang, hai cọc tiêucó đế ngang. Ba bbộ thực hành cho học sinh.
Học sinh : tổ trưởng mỗi tổ cùng với thầy chuẩn bị bộ thực hành.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Tìm hiểu giác kế và cách đo góc trên mặt đất.
- Dụng cụ đo góc trên mặt đất là giác kế nằm ngang.
- Đặt giác kế nằm ngang trước lớp và giới thiệu cấu tạo:
+ Nó gồm một đĩa tròn được đặt nàm ngang trên giá ba chân. Mặt đĩa tròn được chia độ sẵn.
+ Trên đĩa có một thanh xoay xung quanh tâm của đĩa, ở đầu thanh có gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm đĩa thẳng hàng.
Cách đo góc trên mặt đất:
Bước 1 : đặt giác kế sao cho đĩa tròn nằm ngang và tâm của nó nằm trên đường thẳng đi qua đỉnh C của góc ACB (khi móc một đầu dây dọi vào tâm của mặt đĩa thì đầu quả dọi trùng với điểm C).
Bước 2 : Đưa thanh quay về vị trí 0 0 và quay mặt đĩa đến vị trí sao cho cọc tiêu đóng ở A và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 3 :cố định mặt đĩa và đưa thanh quay đến vị trí sao cho9a cọc tiêu đóng ở B và hai khe hở thẳng hàng.
Bước 4 : Đọc số đo (độ) của góc ACB trên mặt đĩa. Như hình 42 ta đọc được
II Học sinh thực hành trên sân.
Phân công địa điểm thực hành cho các tổ.
Thầy quan sát, nhắc nhở, hướng dẫn thêm.
Kiểm tra kết quả của các tổ.
III Nhận xét và đánh giá.
Đánh giá kết quả, ý thức tổ chức kỷ luật, thu báo cáo và ghi điểm.
Cho học sinh rửa dụng cụ, cất dụng cụ cẩn thận.
Tiết 25 các em học sinh đem compa để học bài mới.
Cả lớp quan sát theo dõi thầy nêu cấu tạo của giác kề nằm ngang.
Học sinh đọc cách đo góc trên mặt đất (tr 88 – SGK).
Tổ trưởng phan công bạn ghi biên bản:
Tổ … lớp…
1. Dụng cụ (thiếu đủ, lý do).
2. Ýù thức kỷ luật.
3. Kết quả thực hành:
a) Nhóm 1 : bạn …
b) Nhóm 2 : bạn …
Tiết 25 – Tuần 29 ĐƯỜNG TRÒN
Ngày soạn : 06 – 04 – 2007
Ngày giảng : 07 – 04 – 2007
A . Mục tiêu
Học sinh hiểu được : đường tròn là gì? Hình tròn là gì? Thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng compa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của com pa.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa, vẽ hình
B . Chuẩn bị
Giáo viên: bảng phụ, thước thẳng, compa dùmg cho giáo viên, phấn màu.
Học sinh : thước thẳng chia khoảng, compa, thước đo góc, bảng nhóm, bút dạ.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I Bài mới
1) Đường tròn, hình tròn.
Em hãy cho biết để vẽ đường tròn ta sử dụng dụng cụ gì?
Em hãy vẽ đường tròn tâm O bán kính bằng 2 cm.
Lấy điểm A, M trên đường tròn vừa vẽ hỏi OA = ? OM = ?
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm những điểm như thế nào?
Kí hiệu : (O; R).
Giới thiệu điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài đường tròn (O; R).
So sánh OT, ON, OA với R?
Giới thiệu khái niệm đường tròn, nhấn mạnh sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn
2) Cung và dây cung.
Vẽ hình và cho học sinh quan sát.
Cung trònlà gì? Dây cung là gì? Thế nào đường kính của đường tròn là gì?
Chỉ ra mỗi quan hệ giữa đường kính và bán kính của một đường tròn?
Cho học sinh làm BT 38 (tr 91 – SGK)
3) Công dụng của compa.
Compa có công dụng chủ yếu là vẽ đường tròn. Em cho biết công dụng khác của compa?
Quan sát hình 46 (tr 90 – SGK) em hãy nêu cách so sánh hai đoạn thẳng AB và MN?
III Củng cố.
Nhắc lại định nghĩa đường tròn, cung tròn, dây cung, đường kính?
IV HDVN.
Học thuộc bài theo sách giáo khoa.
BTVN 40; 41; 42 (tr 92; 93 – SGK)
35; 36 (tr – SBT)
Đọc trước bài tam giác.
Để vẽ đường tròn ta sử dụng compa.
Học sinh vẽ hình vào vở.
OA = OM = 2 cm
Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách điểm cách điểm O một khoảng bằng R.
OT R, OA = R.
Hai điểm C và D chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là cung tròn, C và D gọi là hai dầu mút
Dây cung là đoạn thẳng nối hai mút.
Đường kính là day cung đi qua tâm của đường tròn.
AB = 2.R
Một HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Compa còn để so sánh hai đoạn thẳng.
Dùng compa để đo đoạn thẳng AB.
+ Đặt đầu nhọn vào điểm M, đầu chì đặt trên tia MN.
+Nếu đầu chì trùng với điểm N thì AB = MN.
+ Nếu đầu chì nằm giữa M,N thì AB > MN
+Nếu đầu chì ngoài MN thì AB &
File đính kèm:
- giáo ánHH6 HKII.doc