I. Mục tiêu:
*Kiến thức cơ bản:
- Định nghĩa được tam giác.
- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
*Kỹ năng cơ bản:
- Biết vẽ tam giác.
- Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
- Nhận biết được điểm nằm bên trong và điểm nằm bên ngoài tam giác.
II. Chuẩn bị của GV và HS: Thước thẳng, compa.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiết 26 - Tuần 29 - Bài 9: Tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: Đ9. Tam giác
Tiết pp: 26 Tuần 29
Ngày soạn: 10.03.2006.
I. Mục tiêu:
*Kiến thức cơ bản:
- Định nghĩa được tam giác.
- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
*Kỹ năng cơ bản:
- Biết vẽ tam giác.
- Biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
- Nhận biết được điểm nằm bên trong và điểm nằm bên ngoài tam giác.
II. Chuẩn bị của GV và HS: Thước thẳng, compa.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Hình thành khái niệm tam giác (25ph)
Đ9. Tam giác
1. Tam giác ABC là gì?
*Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
Kí hiệu ABC.
-Tam giác ABC: ABC, ACB, BAC, BCA, CBA, CAB.
-Ba điểm A, B, C gọi là ba đỉnh của tam giác ABC.
-Ba đoạn thẳng AB, BC, CA gọi là ba cạnh của ABC.
-Ba góc: gọi là ba góc của ABC.
-GV lấy 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
?: Qua ba điểm không thẳng hàng vẽ được mấy đoạn thẳng?
-GV: Hình vừa vẽ được gọi là tam giác ABC.
?: Vậy tam giác ABC là gì?
-GV nêu các tên gọi khác của tam giác ABC. Hỏi: Có tất cả bao nhiêu tên gọi khác nhau của tam giác ABC.
-GV nêu khái niệm đỉnh, cạnh, góc của tam giác
Điểm nằm bên trong, nằm bên ngoài tam giác.
*Củng cố: Vẽ tam giác MNP. Xác định các đỉnh, các cạnh, các góc của tam giác MNP.
-Bài tập 43/SGK. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình tạo thành bởi … được gọi là tam giác MNP.
b) Tam giác TUV là hình ….
*Bài tập 44/SGK.
-GV giao phiếu học tập cho các nhóm học sinh.
-HS: Qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng vẽ được ba đoạn thẳng, đó là AB, BC, CA.
-HS nêu định nghĩa.
-Có 6 cách gọi tên tam giác ABC.
-HS nêu các cách đọc khác nhau của các cạnh, các góc.
-Một HS lên bảng thực hiện. HS cả lớp vẽ vào vở.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
-HS đứng tại chỗ trả lời, cả lớp nhận xét.
a) Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi ba điểm M, N, P không thẳng hàng gọi là tam giác MNP.
b) Tam giác TUV là hình gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT khi ba điểm T, U, V không thẳng hàng.
-HS hoạt động theo nhóm.
Tên tam giác
Tên 3 đỉnh
Tên 3 góc
Tên ba cạnh
ABI
A, B, I
AB, BI, IA
AIC
A, I, C
AI, IC, CA
ABC
A, B, C
AB, BC, CA
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ2: Vẽ tam giác (15 phút)
2. Vẽ tam giác:
Ví dụ: Vẽ tam giác ABC biết AB = 3cm, BV = 4cm, AC = 2cm.
Giải
-Vẽ BC = 4cm.
-Vẽ cung tròn tâm B bán kính 3cm.
-Vẽ cung tròn tâm C bán kính 2cm.
-Hai cung tròn trên cắt nhau tại điểm A. Nối A với B, nối A với C.
Ta được tam giác ABC.
-GV phân tích:
Vẽ BC=4cm.
AB =3cm A(B; 3cm)
CA =2cmA(C;2cm)
*Củng cố:
Bài 47/SGK. Vẽ đoạn thẳng IR=3cm. Vẽ điểm T sao cho TI=2,5cm; TR=2cm. Vẽ TIR.
-HS vẽ vào vở theo hướng dẫn của GV.
-HS cả lớp vẽ hình vào vở.
HĐ3: Hướng dẫn về nhà (5phút)
-Học bài theo sgk.
-Bài tập 45,46/SGK.
-Ôn tập phần hình học từ đầu chương:
+Ôn lại định nghĩa các hình (trang 95) và 3 tính chất (trang 96).
+Làm các câu hỏi và bài tập (trang 96/sgk).
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Hinhhoc6.26.doc