Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vẽ đoạn thẳng .
- Biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng .
- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác .
Bước đầu rèn luyện tư duy dạng :
“Nếu a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba “.
Thái độ::
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác khi vẽ hình , có tính nghim tc trong học
tập,cái đẹp trong vẽ hình hăng say nhiệt tình trong việc lm cc bi tốn nhận thấy
được ích lợi của bài hoc.
II/Chun bÞ cđa thÇy vµ trß :
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tiêt: 9 - Bài 8: khi nào thì am + mb = ab?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13/10 Tuần : 9
Ngày dạy :17/10 Tiêt : 9
Bài 8 : KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I/Mơc tiªu :
Häc xong bµi nµy häc sinh cÇn ®¹t ®uỵc :
KiÕn thøc :
- HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB .
- Biết một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất .
KÜ n¨ng :
- Rèn luyện kỹ năng vẽ đoạn thẳng .
- Biết sử dụng thước đo độ dài đoạn thẳng .
- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa 2 điểm khác .
Bước đầu rèn luyện tư duy dạng :
“Nếu a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba “.
Th¸i ®é :
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác khi vẽ hình , có tính nghiêm túc trong học
tập,cái đẹp trong vẽ hình hăng say nhiệt tình trong việc làm các bài tốn nhận thấy
được ích lợi của bài hoc.
II/ChuÈn bÞ cđa thÇy vµ trß :
G/V : G/V : Sgk, thước thẳng, các loại thước đo độ dài
H/S : H/S : Nắm vững các các bài cũ , xem và chuẩn bị trước bài mới ,
đem các loại thước đo khi đã phân cơng cho các tổ
III/TiÕn tr×nh bµi d¹y :
1 . Ổn định tổ chức :(kiểm tra sĩ số) (1 phút)
6A1: 6A2:
2 . Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
Trình bày nhận xét khi đo đoạn thẳng ?
Phân biệt hai khái niệm “khoảng cách “ và “ độ dài đoạn thẳng “ ?
Tính chu vi của tam giác cho trước ?
3 . Dạy bài mới : Bài 8 : KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ? (30 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ1 : Điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
G/V : Hãy vẽ 3 điểm thẳng hàng A, M, B sao cho M nằm giữa A, B ?
G/V : Đo AM. MB, AB . So sánh AM + MB với AB ?
G/V : Chú ý trường hợp điểm M không nằm giữa hai điểm A, B.
_ Rút ra nhận xét .
HĐ2 : Củng cố bằng ví dụ bên .
_ Hướng dẫn lám các bài tập 46, 47 (sgk : 121).
G/V : Biết M là điểm nằm giữa hai điểm A và B . Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết độ dài cả ba đoạn thẳng AM, MB, AB . Có mấy cách làm ?
HĐ3 : G/V đặt vấn đề đo chiều rộng lớp học với thước dài 1m .Suy ra cách thực hiện .
G/V:giới thiệu một số các loại thước dùng để đo độ dài cho học sinh biết
H/S : Vẽ hình 48 (sgk)
( Chú ý sử dụng ô tập để dễ kiểm tra).
H/S : Thực hiện so sánh hai trường hợp như sgk và nêu nhận xét .
H/S : Trình bày tương tự ví dụ sgk .
H/S : Vận dụng kiến thức khi nào IN + NK = IK ?. tìm IK ở bài tập 46, tương tự với bài tập 47 .
H/S : Dựa vào tính chất : AM + MB = AB ( M là điểm nằm giữa hai điểm A và B).
Có 3 cách làm.
H/S : Tìm vài ví dụ đo chiều dài của đoạn thẳng trong thực tế và tiếp thu kiến thức sgk : tr 120, 121 với một số dụng cụ phổ biến .
Nêu một số loại thước đã được biết trong cuộc sống hàng ngày
I . Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
?1
_ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A
và B thì AM + MB = AB . Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B .
Vd : Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B . Biết AM = 3cm, AB = 8 cm .
Tính MB ?.
Giải: Vì M nằm giữa A và B nên
AM+MB = AB.
Thay AM bằng 3cm , AB bằng 8cm , ta có :
3 + MB = 8
MB = 8 – 3
Vậy : MB = 5(cm)
II . Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất :
4 . Củng cố: (6 phút)
Bài tập 50, 51 (sgk : tr 120, 121).
Chú ý điều kiện xác định điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm còn lại.
5 . Hướng dẫn học ở nhà : (2 phút)
Tìm hiểu dụng cu đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
Học bài theo phần ghi tập .
Làm các bài tập còn lại và chuẩn bị tiết ‘luyện tập’
RÚT KINH NGHIỆM :
File đính kèm:
- hinh hoc tiet 9.doc