Giáo án Toán học 6 - Tiết 24: Ước và bội

I Mục tiêu cần đạt:

- Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số.

- Biết kiểm tra một số có là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

- Biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.

II Đồ dùng dạy học

- Giáo viên : Bảng phụ, phấn màu.

- Học sinh : Bảng con, xem bài tập 46/24 ( để làm bài 111/44)

III Các hoạt động chủ yếu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Tiết 24: Ước và bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24: ƯỚC VÀ BỘI NS:15/10/2008 I Mục tiêu cần đạt: Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số. Biết kiểm tra một số có là ước hoặc là bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản. Biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. II Đồ dùng dạy học Giáo viên : Bảng phụ, phấn màu. Học sinh : Bảng con, xem bài tập 46/24 ( để làm bài 111/44) III Các hoạt động chủ yếu. 1 Hoạt động 1: Kiểm tra các dấu hiệu chia hết. ( 6 phút ) GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC 1/ Khi nào thì một số chia hết cho 2 Khi nào thì một số chia hết cho 5 Cho học sinh làm bài 104/42 câu a,b,c. Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Gọi 1 học sinh lên bảng làm. Nhận xét, cho điểm. Các chữ số có tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2. Các số có tận cùng là chữ số 0 hoặc chữ số 5. Bài 104: Điền chữ số vào dấu * để: A/ chia hết cho 3. B/ chia hết cho 9. C/ chia hết cho cả 3 và 5. Giải: A/ dấu * có thể là: 2, 5, 8 B/dấu * có thể là: 0, 9 C/ dấu * là: 5 2 Hoạt động 2 : Giới thiệu ước và bội : ( 13 phút ) Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng 1/ 18 có chia hết cho 3 không? Vì sao? HS:trả lời 18 3 vì tổng các chữ số chia hết cho 3. Vậy khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b0 ? HS: Nếu có số tự nhiên q sao cho a = b.q ( b0 ) 2/ Giáo viên giới thiệu ước và bội theo SGK/43. Gọi 3 học sinh nhắc lại 3/ Củng cố : các em làm ?1 Khi làm hs phải giải thích vì sao ? Giáo viên nhận xét. 1/ Ước và Bội: SGK/43 a b a là bội của b. b là ước của a. ?1 – 18 là bội của 3 18 khộng là bội của 4. 4 là ước của 12. 4 không là ước của 15. 3 Hoạt động 3 : Cách tìm ước và bội ( 12 phút ) 1/ Giáo viên giới thiệu các kí hiệu Ư(a) và B(a) Tìm a là bội của 2? Tìm a là bội của 7? Số 0 có là bội của 2? Có là bội của 7? 2/ Cách tìm ước và bội. Làm ví dụ 1/ 44. Gọi học sinh đọc đề. Trước hết chúng ta làm gì? Sau đó làm như thế nào? Từ đây ai nêu được cách tìm bội của 1 số tự nhiên? Bây giờ cả lớp cùng làm VD2/44. Gọi 2 học sinh đọc đề. - 8 những số nào?; suy ra cách tìm Ư(8)? Suy ra : Vậy muốn tìm ước của a ta làm như thế nào? Gọi học sinh đọc cách tìm ước trang 44 Giáo viên cho học sinh làm ?3 vào tập . Gọi 1 học sinh đọc đề, 1 học sinh lên bảng Nhận xét bài làm của bạn và so sánh bài mình? 2/ Cách tìm ước và bội. Kí hiệu: Ư(a) : là tập hợp các ước của a. B(a) là kí hiệu tập hợp các bội của a. VD1/44 B(7)={ 0; 7;14; 21; 28; 35; …} Vậy các bội nhỏ hơn 30 của 7 là 0; 7; 14; 21; 28. * Cách tìm bội: SGK/44 VD2/44. Ư(8) = { 1; 2; 4; 8 } * Cách tìm ước: SGK/44 ?3: Ư(12)= { 1; 2; 3; 4; 6; 12} 4 Hoạt động 4: Chú ý và củng cố.( 10 phút ) 1/Chúng ta làm bài ?4. Gọi 1 học sinh đọc đề. 1 học sinh trả lời? Nhận xét? Cho điểm. Vậy từ đó ta có thể suy ra điều gì từ hai số 0 và 1? 2/ Củng cố : Giáo viên đặt đề bài lên máy chiếu . Cho a.b = 40 ( a,b N * ). Hãy điền vào chỗ trống: a là ………của …….. b là ………của …….. Cho = 8. y ( x,y N * ) x là ……của …….. y là ……của……… Gọi 4 học sinh lần lượt ghi lên bảng các câu hoàn chỉnh? Nhận xét. Cho điểm. Giáo viên đặt câu hỏi lên máy chiếu. Tìm số tự nhiên x biết : A/ x 6 và 10 < x < 40 B/ 10 x Gọi 1 học sinh đọc đề bài Nhận xét. Cho điểm. 3/ Giáo viên đặt câu hỏi trắc nghiệm . 1/ Nếu a = b.q ( a; b; q; N , b 0 ) thì a/ a là bội của b. b/ b là ước của a. c/ a và b đều đúng. 2/ Một số tự nhiên a bất kỳ có thể : a/ Có vô số ước. b/ Có vô số bội. c/ a và b đều sai. Gọi học sinh trả lời trắc nghiêm theo từng câu. Chúy : Số 1 chỉ có một ước là 1. Số 1 là ước của mọi số tự nhiên. Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0. Số 0 không là ước của số tự nhiên nào? a là ước của 40 b là ước của 40 x là bội của y y là ước của x. a/ x = 12; 18; 24; 30; 36. B/ x= 1; 2; 5; 10. 5/ Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà ( 4 phút ) 1/ Lý thuyết : Học thuộc lòng theo SGK / 43, 44. Định nghĩa ước và bội của một số tự nhiên. Cách tìm ước và bội của một số. 2/ Bài nhà 111, 112, 113 / 44 Bài 113/44 SGK. Chú ý hướng dẫn cho các em trình bày bài mẫu.

File đính kèm:

  • docDs6-t24.doc