Giáo án Toán học 6 - Tiết 39: Đề kiểm tra chương I

I. Mục tiêu: Kiểm tra mức độ nắm kiến thức cơ bản cuả chương 1 cũng như kiểm tra kỹ năng vận dung kiến thức đó vào trong quá trình giải toán, cụ thể là cộng , trừ ,nhân ,chia các số tự nhiên, kiểm tra kiến thức về số nguyên tố, hợp số; tính chất chia hết của một tổng. kiến thức về bội chung nhỏ nhất.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

GV phô tô đề phát đến tay học sinh

HS ôn tập kiến thức cơ bản của chương

III. Nội dung kiểm tra:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Tiết 39: Đề kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên: Nguyễn Văn Châu Tiết 39 :ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I NS:15/11/2008 Mục tiêu: Kiểm tra mức độ nắm kiến thức cơ bản cuả chương 1 cũng như kiểm tra kỹ năng vận dung kiến thức đó vào trong quá trình giải toán, cụ thể là cộng , trừ ,nhân ,chia các số tự nhiên, kiểm tra kiến thức về số nguyên tố, hợp số; tính chất chia hết của một tổng. kiến thức về bội chung nhỏ nhất. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh GV phô tô đề phát đến tay học sinh HS ôn tập kiến thức cơ bản của chương Nội dung kiểm tra: Bài 1 (2đ): a/. Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì? Viết ba số nguyên tố lớn hơn 10 b/. Hiệu sau là một số nguyên tố hay hợp số? Vì sao? 7.9.11 – 2.3.7 Bài 2 (3đ): Tìm số tự nhiên x, biết : a/. x = 35 : 33 + 23.22 b/. 5x = 28.76+24.28 c/. 231 – (x-6) = 42 : 14 Bài 3: (2đ) Tìm số tự nhiên chia hết cho 8, cho 10, cho 15 Biết rằng số đó trong khoảng từ 500 – 800 Bài 4: (1,5đ) Điền dấu “X” vào ô thích hợp. Câu Đúng Sai a/. Nếu tổng của hai số chia hết cho 4 và một trong hai số đó chia hết cho 4 thì số còn lại chia hết cho 4. b/. Nếu mỗi số hạng không chia hết cho 3 thì tổng không chia hết cho 3 c/. Nếu một thừa số của tích chia hết cho 6 thì tích chia hết cho 6 Bài 5 (1,5đ): Chứng tỏ rằng với mọi số tự nhiên N thì tích (n+1008)(n+2009) là một số chẵn IV: Đáp án và biểu điểm ĐÁP ÁN Bài 1: a/. Phát biểu theo SGK (1đ) Viết đúng ba số nguyên tố lớn hơn 10 (0.5đ) b/. 7.9.11 – 2.3.7 = 651 (0,25đ) 651 là hợp số vì ngoài 2 ước là 1 và 651 thì 651 còn có ước 3 (0,25đ) Bài 2: a/. x = 35 : 33 + 23.22 x = 35-3 + 23+2 (0,25đ) x = 32 + 25 x = 9 + 32 (0,25đ) x = 41 b/. 5x = 28.76 + 24.28 5x = 28(76+24) (0,25đ) 5x = 28.100 (0,25đ) 5x = 2800 x = 2800 : 5 (0,25đ) x = 560 (0,25đ) c/. 231 – (x – 6) = 42 : 14 Bài 3: Gọi số tự nhiên cần tìm là a. vì a chia hết cho 8;10;15 nên a thuộc tập hợp bội chung của 8;10;15. (0.5đ) 8=23; 10=2.5; 15=3.5 BCNN(8;10;15)=23.3.5=120 (0.5đ) BC(8;10;15)=B(120)={0;120;240;360;480;600;840;…} (0.5đ) Mặt khác 500<a<800 nên a=600. (0.5đ) Bài 4: a) Đúng (0.5đ) b) Sai (0.5đ) c)Đúng (0.5đ) Bài 5: với n là số chẵn thì n+2008 là số chẵn suy ra (n+1008)(n+2009) là một số chẵn. (0.5đ) Với n là số lẻ thì n+2009 là số chẵn suy ra (n+1008)(n+2009) là một số chẵn. (0.5đ) Vậy (n+1008)(n+2009) là một số chẵn với mọi số tự nhiên n. (0.5đ)

File đính kèm:

  • docDS6-t39.doc
Giáo án liên quan