I/ Mục tiêu :
- HS biết cộng trừ đa thức
- Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+ “ hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức , chuyển vế đa thức .
II/ Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ , phấn màu
- HS: + Ôn tập quy tắc dấu ngoặc , các tính chất của phép cộng. Bảng phu, bút dạ
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Đại số - Tiết 57: Cộng trừ đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 57
NS : 4/3/2005
CỘNG TRỪ ĐA THỨC
I/ Mục tiêu :
HS biết cộng trừ đa thức
Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+ “ hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức , chuyển vế đa thức .
II/ Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ , phấn màu
HS: + Ôn tập quy tắc dấu ngoặc , các tính chất của phép cộng. Bảng phu,ï bút dạ
III/ Tiến trình dạy học : Hoạt động I : KIỂM TRA ( 10’)
Kiểm tra : HS1:
Thế nào là đa thức?
Chữa bài tập 27 tr 38 SGK
Thu gọn P
P = x2y + xy2 - xy + xy2 -5xy -x2y
HS2:
Thế nào là dạng thu gọn của đa thức ?
Bậc của đa thức là gì ?
Chữa bài tập 28/13
Học sinh có thể viết thành nhiều cách
GV nhận xét và cho điểm HS .
Như vậy đa thức
x3 + 2x4 – 3x2 – x4 +1 – x đã viết được thành tổng của 2 đa thức và hiệu của 2 đa thức . Vậy ngược lại muốn cộng hay trừ đa thức ta làm thế nào ? Đó là nội dung bài học hôm nay
HS1 trả lời :.
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức là một hạng tử của đa thức đó .Chữa bài tập 27 tr 38 SGK
P = (-)x2y + (1+) xy2 –( 1+5) xy
P = xy2 – 6x .
HS2 trả lời :
Dạng thu gọn của đa thức là một đa thức trong đó không còn hạng từ nào đồng dạng.
Bậc của đa thức là bậc của hạng tử trong đa thức đó ở dạng thu gọn
Bài 28/ 13 SGK
a/x3 + 2x4 – 3x2 – x4 +1 – x
= (x3 + 2x4 – 3x2 – x4) +(1 – x)
b/ x3 + 2x4 – 3x2 – x4 +1 – x
= (x3 + 2x4 – 3x2) – ( x4- 1 +x)
Hoạt động II : CỘNG HAI ĐA THỨC (10’)
Ví dụ :Cho hai đa thức
M= 5x2y +5x-3
N=xyz -4x2 y +5x – ½
Tính M+N
GV yêu cầu HS nghiên cứu cách làm bài của SGK, sau đó gọi Hs lên bảng trình bày .
Em hãy giải thích các bước làm của mình.
GV giới thệu kết quả là tổng của hai đa thức M,N
Cho P= x2y + x3 – xy2 + 3
Và Q = x3 +xy2 – xy -6
Tính tổng của P và Q
GV yêu cầu SH làm ?1 tr.39 SGK. Viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng
Ta đã biết công hai đa thức còn trừ hai đa thức ta làm thế nào ? chúng ta sang phần 2
HS cả lớp tự đọc trang 39 SGK
Một HS lên bảng trình bày :
HS giải thích các bước làm :
Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”
Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng .
-Thu gọn các hạng từ đồng dạng
HS tính P và Q
1 HS lên bảng tính tổng P và Q
P +Q = 2x3 + x2y – xy – 3
Hai HS lên bảng trình bày bài làm của mình :
1/ Cộng hai đa thức :
a/ Ví dụ :
M = 5x2y +5x-3
N = xyz -4x2 y +5x – ½
M + N
= (5x2y + 5x-3) + (xyz - 4x2 y +5x – ½ )
= 5x2y +5x - 3 xyz - 4x2 y + 5x – ½
= x2y + 10x + xyz - 3
b/ Các bước cộng hai đa thức :
Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”
Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng .
-Thu gọn các hạng từ đồng dạng
Hoạt động III : TRỪ HAI ĐA THỨC ( 13’)
Cho hai đa thức
P= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3
Q= xyz – 4x2y + xy2 + 5x – ½
Để trừ hai đa thức P và Q ta viết như sau
P – Q= ( 5x2y – 4xy2 + 5x – 3) - ( xyz – 4x2y + xy2 + 5x-)
Theo em ta làm tiếp thế nào để được P - Q
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu trừ đằng trước ta phải chú ý điều gì ? . Gọi 1 HS lên bảng làm bài ?
GV giới thiệu : 9x2y -5xy2 -xyz - 2là hiệu của hai đa thức P - Q
Em hãy nêu các bước trừ hai đa thức ?
Bài 31/ 40 SGK : cho hai đa thức M = 3xyz – 3x2 + 5xy -1
N= 5x2 + xyz – 5 xy +3-y
Tính M + N ; M - N ; N - M
Nhân xét gì về kết quả của M - N và N - M ?
GV cho HS hoạt động theo nhóm để giải bài toán trên
GV: kiểm tra bài làm của vài nhóm.
GV cho HS cho làm ?2 tr. 40 SGK . Sau đó gọi hai HS lên viết kết quả của mình trên bảng
HS ghi bài vào vở
HS: em bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức
Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “- “ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc
HS lên bảng làm bài :…
HS hoạt động theo nhóm:
Đại diện hai nhóm lên trình bày
HS lớp nhận xét
Hai HS lên bảng làm bài
Một HS lên bảng viết 2 đa thức và tìm hiệu của hai đa thức
2/ Trừ hai đa thức :
Ví dụ :
P= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3
Q= xyz – 4x2y + xy2 + 5x – ½
P - Q = ( 5x2y – 4xy2 + 5x – 3) –
( xyz – 4x2y + xy2 + 5x-2)
= 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 –
xyz + 4x2y - xy2 - 5x+
= 9x2y -5xy2 -xyz - 2
Aùp dụng : Bài 31 /40
M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy -1) + (5x2 + xyz – 5 xy +3-y)
= 3xyz – 3x2 + 5xy -1 + 5x2 + xyz – 5 xy +3-y
= 4 xyz + 2x2 - y +2
M - N = (3xyz – 3x2 + 5xy -1) - (5x2 + xyz – 5 xy +3-y)
= 3xyz – 3x2 + 5xy -1 - 5x2 - xyz + 5 xy - 3 + y = 2xyz + 10xy -8x2+y-4
N - M = (5x2 + xyz – 5 xy +3-y) - (3xyz – 3x2 + 5xy -1) = 5x2 + xyz – 5 xy +3-y - 3xyz +3x2 - 5xy+1
= -2xyz - 10xy + 8x2 - y + 4
Nhận xét : M - N và N - M là hai đa thức đối nhau
Hoạt động IV : Củng cố ( 10’ )
GV cho HS làm bài 29 tr40 SGK
GV gọi hai HS lên bảng thực hiện câu a và câu b
Cho hs làm bài 32 /40
GV : Muốn tìm đa thức P ta làm thế nào ?
Em hãy thực hiện phép tính đó
Gọi HS lên bảng trình bày
Bài toán trên còn có cách nào tính không ?
Em hãy thực hiện phép tính đó
GV cho HS nhận xét hai cách giải.
Lưu ý : Nên viết đa thức dưới dạng thu gọn rồi thực hiện phép tính
HS1 trả lời câu a
HS2 trả lời ca6ub
HS : vì
P + (x2- 2y2) = x2-y2+ 3y2-1
nên P là hiệu của hai đa thức
x2-y2+ 3y2-1và x2- 2y2
HS : Thu gọn đa thức vế phải trước rồi tính
HS :
P + (x2- 2y2) = x2-y2+ 3y2-1
P + x2- 2y2 = x2-y2+ 3y2-1
P= x2-y2+ 3y2-1-x2+ 2y2
P= 4y2 -1
Bài 29/40 tính :
a ( x+y ) + (x-y ) = x+ y+ x – y = 2x
b ( x+y) - ( x – y ) = x+ y– x+ y = 2y
Bài 32 / 40 Tìm đa thức P và đa thức Q biết :
P + (x2- 2y2) = x2-y2+ 3y2-1
P= (x2-y2+ 3y2-1) - (x2- 2y2)
P= x2-y2+ 3y2-1 - x2+ 2y2
P= 4y2 - 1
Hoạt động V : Hướng dẫn về nhà ( 2’)
Bài tập 32( b) , bài 33 tr40 SGK
Bài 29 , 30 tr13 ,14 SBT
Chú Ý : khi bỏ dấu ngoặc , đằng trước có dấu trừ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc .
Ôân lại quy tắc cộng trừ số hữu tỷ
File đính kèm:
- dai 57.doc