Giáo án Toán học 7 - Tiết: 22 - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)

I>Mục Tiêu:

- Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.

- Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau (C.C.C) để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứngbằng nhau.

- Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.

II>Chuẩn Bị: GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ ghi một số bài tập và hìnmh vẽ.

HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, ôn lại cách vẽ tam giác biết trước độ dài ba cạnh. (ở lớp 6)

III> Phương pháp dạy học:

Vấn đáp, luyện tập và thực hành, tình huống có vấn đề, hoạt động theo nhóm nhỏ.

IV>Tiến trình lên lớp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3689 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết: 22 - Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 22 Bài 3: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC Tuần: 11 CẠNH – CẠNH – CẠNH (C.C.C) I>Mục Tiêu: Nắm được trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác. Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau (C.C.C) để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứngbằng nhau. Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau. II>Chuẩn Bị: GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ ghi một số bài tập và hìnmh vẽ. HS: Thước thẳng, compa, thước đo góc, ôn lại cách vẽ tam giác biết trước độ dài ba cạnh. (ở lớp 6) III> Phương pháp dạy học: Vấn đáp, luyện tập và thực hành, tình huống có vấn đề, hoạt động theo nhóm nhỏ. IV>Tiến trình lên lớp: Ổn định HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra & đặt vấn đề: -Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? -Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ? 1 HS trả lời: -Đ/n: Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau. - Để kiểm tra xem hai tam giác có bằng nhau hay không, ta phải xét xem các cặp cạnh, cặp góc tương ứng có bằng nhau hay không, nếu bằng nhau thì ta nói hai tam giác đó bằng nhau. Hoạt động 2: Đặt vấn đề: - GV(đặt vấn đề): Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra 6 đều kiện bằng nhau (3 đều kiện về cạnh, 3 đều kịen về góc). Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy, chỉ cần có 3 điều kiện thôi để biết được hai tam giác bằng nhau. Ghi tên bài học . . . Trước khi xem xét về trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác ta cùng nhau ôn tập cách vẽ một tam giác khi biết trước số đo ba cạnh của nó. Hoạt động 3: Vẽ tam giác biết ba cạnh: -GV cho HS xét bài toán (tr112-SGK) -GV yêu cầu HS nêu cách vẽ. -GV ghi cách vẽ lên bảng. GV cho HS xét bài toán 2. -GV(hỏi): Em có nhận xét gì về tam giác ABC và Tam giác A’B’C’ ? 1 HS đọc lại bài toán. HS khác nêu cách vẽ, sau đó thực hành vẽ trên bảng. Cả lớp vẽ hình vào vở. 1 HS nêu lại cách vẽ tam giác ABC. HS nêu cách vẽ tam giác A’B’C’: (thực hiện các bước tương tự bài toán 1) 1 HS lên bảng vẽ tam giác ABC. (vừa vẽ, vừa nêu cách vẽ) HS còn lại vẽ hình vào vở. 1. Vẽ tam giác biết ba cạnh: Bài toán 1: Vẽ tam giác ABC, biết AB = 2 cm ; BC = 4 cm ; AC = 3 cm. - Vẽ một trong ba cạnh đã cho, chẳng hạn vẽ cạnh BC = 4 cm. - Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròn (B; 2cm) và (C; 3cm). - Hai cung tròn trên cắt nhau tại A. - Vẽ đoạn thẳng AB; AC. Ta được tam giác ABC. Bài toán 2: Cho ABC như hình vẽ: Hãy: a)Vẽ A’B’C’ mà: A’B’ = AB ; B’C’ = BC ; A’C’ = AC. b)Đo và so sánh các góc  và Â’ ; B và B’ ; C và C’. Em có nhận xét gì về hai tam giác này ? Giải a) b) = ; Â’ = B = ; B’ = C = ; C’ =  = Â’ ; B =B’ ; C =C’ NX: A’B’C’ = ABC vì có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau. Hoạt động 4: Trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh: -GV(hỏi): Qua bài toán trên ta có thể đưa ra dự đoán nào ? _GV(nói): Ta thừa nhận tính chất sau: -Gọi 2 HS lần lượt nhắc lại tính chất. -GV giới thiệu trường hợp bằng nhau (c.c.c) Nếu ABC vàA’B’C’ có: AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’. Em có kết luận gì về hai tam giác này ? (gv ghi bảng) -GV(lưu ý HS): Trên hình vẽ, Khi các cặp cạnh tương ứng bằng nhau hoặc các cặp góc tương ứng bằng nhau thì sẽ được kí hiệu giống nhau. -GV cho HS làm ?2 -Để tìm số đo của góc B, ta phải dựa vào đâu ? -GV(chốt): Nếu hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau từng đôi một thì ta nói hai tam giác đó bằng nhau trường hợp cạnh-cạnh-cạnh. Ngược lại, khi hai tam giác bằng nhau ta sẽ suy ra được các cặp cạnh, cặp góc tương ứng bằng nhau. Dự đoán: Hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì bằng nhau. 2 HS nhắc lại tính chất. HS trả lời: ABC = A’B’C’ (c.c.c) -HS: Để tìm B ta phải dựa vào Â. Vì thế ta cần chứng minh tam giác ACD và tam giác BCD bằng nhau. 1 HS nêu chứng minh, gv ghi bảng. 2. Trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh: *Tính chất: Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì thì hai tam giác đó bằng nhau. ABC vàA’B’C’ có: AB = A’B’ ; AC = A’C’ ; BC = B’C’ Thì: ABC = A’B’C’ (C.C.C) ?2 Tìm số đo của góc B trên hình 67. Ta có: AC = BD ; AD = BD ; CD: cạnh chung. Vậy: ACD = BCD (c.c.c) Suy ra:  = B = 1200 Hoạt động 5: Củng cố: Cho HS làm bài tập 16 (114-SGK) -Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình. Gv cho HS làm bài tập 17 (tr144-SGK) - Gọi HS nêu tên hai tam giác bằng nhau và giải thích vì sao. (gv ghi bảng) -GV(hỏi): Ở hình 69 có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ? -Gọi 1 HS lên bảng trình bày. Đối với hình 70, gv yêu cầu như ở hình 69. -Gọi 1 HS lên bảng trình bày. -GV nhận xét và chốt: Các cạnh của tam giác này bằng các cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. -GV giới thiệu mục “có thể em chưa biết” HS: - Vẽ ABC có AB = BC = AC = 3 cm. - Tìm số đo các góc của tam giác ABC. HS chỉ ra các tam giác bằng nhau trên mỗi hình. HS1(TB): Xét hình 68 HS2(TB-K): Xét hình 69 Hình 69: HS3(k-g): Xét hình 70 HS nhận xét. BT 16:  = B = C = 600 BT 17: Hình 68: Ta có: AC = AD ; BC =BD ; AB: cạnh chung. Vậy: ABC = ABD (C.C.C) Ta có: MN = PQ MP = NQ AB: cạnh chung. Vậy: MNP = QPM (C.C.C) Hình 70: Ta có: HI = EK HE = KI HK: cạnh chung Vậy: EHK = IKE (C.C.C) Hoạt động 6: Dặn dò: Rèn kỹ năng vẽ tam giác biết trước độ dài ba cạnh. Hiểu và phát biểu chính xác trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác. Làm bài tập 15; 18; 19 (tr114-SGK) Hướng dẫn: Bài tập 15: Cách vẽ tương tự bài toán 1. Bài tập 18: Sắp xếp các câu a, b, c lại cho hợp và ghi vào vở bài tập. Bài tập 19: Chứng minh hai tam giác bằng nhau tương tự bài tập 17. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTIET22.doc.DOC
Giáo án liên quan