Giáo án Toán học 7 - Tiết 24 đến tiết 50

 

 

 

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

b. Kĩ năng: Rèn kỹ năng trình bày bài giải và tính toán.

c. Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, nhạy bén.

2. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, MTBT.

- Học sinh: Bảng nhóm, dụng cụ vẽ hình, MTBT.

3. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp vấn đáp – gợi mở.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

4. Tiến trình:

 

doc72 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 24 đến tiết 50, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN Tiết: 24 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần phải biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. Kĩ năng: Rèn kỹ năng trình bày bài giải và tính toán. Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, nhạy bén. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, MTBT. Học sinh: Bảng nhóm, dụng cụ vẽ hình, MTBT. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp hoạt động nhóm. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2 KTBC: Câu hỏi: HS1: a/ Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận (4đ) b/ Sửa bài tập 4 / 43 SBT. (6đ) HS2: 1/ Phát biểu tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận. (5đ) 2/ Cho bảng sau : t -2 2 3 4 s 90 -90 -135 -180 Điền Đ, S vào các câu sau, sửa câu S thành câu đúng. (5đ) + s và t là hai đại lượng tỉ lệ thuận □ + s tỉ lệ với t theo hệ số tỉ lệ là –45 □ + t tỉ lệ thuận với s theo hệ số tỉ lệ là + Đáp án: SGK / 52 x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 => x = 0,8y (1) y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5 => x = 5z (2) Từ (1) (2) => x = 0,8 . 5z = 4z Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là 4 1/ SGK / 53 2/ Đ Đ S sửa - Đ 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: bài toán 1: Hoạt động 1 : Học sinh đọc đề bài. Đề bài cho biết gì ? Hỏi ta điều gì ? Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng như thế nào ? Nếu gọi m1 (g) và m2 (g) là khối lượng 2 thanh chì thì ta có tỉ lệ thức nào ? m1 và m2 có quan hệ gì ? Vậy làm thế nào để tìm được m1 và m2 ? Cách khác : Điền vào ô trống trong bảng : V(cm3) 12 17 1 m (g) 56,5 Hướng dẫn 56,5 là hiệu 2 khối lượng tương ứng với hiệu 2 thể tích là 17 – 12 = 5(cm3) => Cột 3 là 5 Do 56,5 ứng với 5 nên số nào ứng với 1. => Điền các số còn lại Học sinh làm / 55 Gọi học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở. Phân tích đề để có và m1 + m2 = 222,5 Cách khác : V(cm3) 10 15 10+15 1 m (g) 89 133,5 222,5 8,9 Để giải 2 bài toán trên, cần nắm được m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận và sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau để giải Bt ? 1 còn được phát biểu dưới dạng chia số 222,5 thành 2 phần tỉ lệ với 10 và 15. Hai thanh chì có thể tích 12 cm3, 17cm3. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam biết thanh 2 nặng hơn thanh thứ nhất 56,5g ? Giải Giả sử khối lượng của 2 thanh chì tương ứng là m1 (g) và m2 (g) (m1 > 0, m2 > 0) Do khối lượng và thể tích của vật cũng là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên và m2 – m1 = 56,5 Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có Trả lời : 2 thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g. Cách khác : V(cm3) 12 17 5 1 m (g) 135,6 192,1 56,6 11,3 / 55 Giả sử khối lượng của mỗi thanh kim loại tương ứng là m1 (g) và m2 (g) ( m1 > 0, m2 > 0 ) Do khối lượng và thể tích vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên : và m1 + m2 = 222,5 Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau : m1 = 8,9.10 = 89 (g) m2 = 8,9.15 = 133,5 (g) Trả lời : 2 thanh kim loại nặng 89g và 133,5g. Chú ý SGK / 55 Hoạt động 2:BÀI TOÁN 2: Gọi học sinh đọc đề. 1 học sinh lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. Tam giác ABC có số đo các góc là lần lượt tỉ lệ với 1, 2, 3. Tính số đo các góc của . Giải Gọi số đo các góc của là x, y, z ( x > 0, y > 0, z > 0 ) Theo đề bài ta có : và x + y + z = 180o Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau : x = 30o , y = 60o , z = 90o 4.4 Củng cố và luyện tập: Câu hỏi: Sửa bài tập 5 SGK/55 Sửa bài tập 6 SGK /55 Đáp án: Bài tập 5 SGK/55 a/ Ta có Nên x và y tỉ lệ thuận . b/ Ta có Nên x và y không tỉ lệ thuận. Bài tập 6 SGK/55 a/ y = kx => y = 25x ( vì mỗi m dây nặng 25g ) b/ Vì y = 25x nên y = 4,5kg = 45000g thì x = 4500 : 25 = 180o Vậy cuộn dây dài 180o mét 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Ôn lại bài Làm Bt 8, 11 / 56 SGK và 8, 10, 11, 12 / 44 SBT. 5. Rút kinh nghiệm: ôn tập chương iii Tiết: 49 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức cho học sinh trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương. Hệ thống lại kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương. Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập bảng tần số, cách tính số trung bình cộng, dựng biểu đồ. Thái độ: Giáo dục lòng say mê bộ môn, cách trình bày thẩm mỹ. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, MTBT. Học sinh: Chuẩn bị bài. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thực hành củng cố. Phương pháp hoạt động nhóm. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2 KTBC: (Lồng vào phần giảng bài mới) 4.3 Giảng bài mới: Tổ chức luyện tập Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: ôn tập lý thuyết. GV đặt câu hỏi: Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, em phải làm những việ gì? Trình bày kết quả thu thập được theo mẫu như thế nào? Và làm thế nào để so sánh, đánh giá dấu hiệu đó? HS: Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, đầu tiên em phải thu thập số liệu thống kê, lập bảng số liệu ban đầu. Từ đó, lập bảng “Tần số”, tìm số trung bình cộng của dấu hiệu, mốt của dấu hiệu. GV: Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì? HS: Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu em dùng biểu đồ. GV: Đưa lên bảng phụ bảng sau đây: Điều tra về một dấu hiệu Thu thập số liệu thống kê Lập bảng số liệu ban đầu. Tìm các giá trị khác nhau. Tìm tần số của mỗi giá trị. Bảng “tần số” Biểu đồ Số trung bình cộng , mốt của dấu hiệu. Ý nghĩa của thống kê trong đời sống GV hỏi: Hãy nêu mẫu bảng số liệu ban đầu. HS: Mẫu bảng số liệu ban đầu thường gồm: STT; Đơn vị; Số liệu điều tra. GV: Vẽ lại mẫu bảng số liệu điều tra. STT Đơn vị Số liệu điều tra. Tần số của một giá trị là gì? HS: Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu. GV: Có nhận xét gì về tổng các tần số? HS: Tổng các tần số đúng bằng tổng số các đơn vị điều tra (N) GV: Bảng tần số gồm những cột nào? HS: Bảng tần số gồm những cột : Giá trị (x) và tần số (n) Giá trị (x) Tần số (n) Các tích (x.n) GV: Để tính số trung bình cộng của dấu hiệu, ta làm thế nào? HS: Ta cần lập thêm cột tích (xn) và cột . GV: Bổ sung vào bảng tần số 2 cột tích (xn) và . GV: Tính bằng công thức nào? HS: GV: Mốt của dấu hiệu là gì? Kí hiệu? HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”; kí hiệu là M0. GV: Người ta dùng biểu đồ làm gì? HS: Người ta dùng biểu đồ để có một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. GV: Em đã biết những loại biểu đồ nào? HS: Em đã biết biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt. GV: Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta? HS: Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của hiện tượng. Từ đó dự đoán các khả năng xảy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn. Hoạt động 2: luyện tập. GV: Sửa bài tập 20 SGK /23 GV: Nêu đề bài và gọi học sinh đọc lại đề bài. GV: Đề bài yêu cầu gi? HS: Đề bài yêu cầu: Lập bảng tần số. Dựng biểu đồ đoạn thẳng. Tìm số trung bình cộng. GV: Yêu cầu học sinh lập bảng “tần số” theo hàng dọc và nêu nhận xét. HS: Năng suất Tần số Các tích 20 25 30 35 40 45 50 1 3 7 9 6 4 1 31 20 75 210 315 240 180 50 1090 GV: Gọi hai học sinh lên bảng: HS1: Dựng biểu đồ đoạn thẳng. HS2: Tính số trung bình cộng. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu. GV: Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng. HS: n 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 20 25 30 35 40 45 50 x GV: Nhận xét bài làm của học sinh. GV: Sửa bài tập 14 SBT /27 GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Làm chung cả lớp Có bao nhiêu trận trong toàn giải? GV: Giải thích số trận lượt đi: trận. Tương tự, số trận lượt về: 45 trận. GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm các câu c, d, e. Câu b về nhà làm. HS: c. Có 10 trân (90 – 80 = 10) không có bàn thắng. d. (bàn) e. M0 = 3 Bài tập 20 SGK /23 Năng suất Tần số Các tích 20 25 30 35 40 45 50 1 3 7 9 6 4 1 31 20 75 210 315 240 180 50 1090 n 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 20 25 30 35 40 45 50 x Bài tập 14 SBT /27 c. Có 10 trân (90 – 80 = 10) không có bàn thắng. d. (bàn) e. M0 = 3 4.4 Củng cố và luyện tập: Câu hỏi: Bài tập trắc nghiệm: Điểm kiểm tra toán của một lớp 7 được ghi trong bảng sau: 6 5 4 7 7 6 8 5 8 3 8 2 4 6 8 2 6 3 8 7 7 7 4 10 8 7 3 5 5 5 9 8 9 7 9 9 5 5 8 8 5 9 7 5 5 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Tổng các tần số của các dấu hiệu thống kê là: A. 9 B. 45 C. 5 Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu thống kê là: A. 10 B.9 C. 45 Tần số HS có điểm 5 là: A.10 B.9 C.11 Mốt của dấu hiệu: A. 10 B.5 C.8 Đáp án:: Kết quả: Chọn câu B. 45 Chọn câu B. 9 Chọn câu A. 10 Chọn câu B. 5 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Ôn tập lí thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi ôn tập SGK /22 Làm lại các bài tập của chương. Tiết sau kiểm tra 1 tiết. 5. Rút kinh nghiệm: Kiểm tra 1 tiết Tiết: 50 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Kiến thức: Tái hiện lại các kiến thức cơ bản của chương. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài làm. Thái độ: Giáo dục tính thẩm mỹ, logíc. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: Đề – đáp án. Học sinh: Chuẩn bị bài. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2 KTBC: Không. 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Đề: Câu 1: Một giáo viên theo dõi thời gian làm một bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại như sau: (6 điểm) 10 5 9 5 7 8 8 8 9 8 10 9 9 9 9 7 8 9 8 10 10 9 7 5 14 14 5 8 8 14 Dấu hiệu ở đây là gì? Lập bảng “tần số” và nêu nhận xét. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Câu 2: Số cân nặng của 20 bạn (tính tròn đến kg) trong một lớp được ghi lại như sau: (4 điểm) 32 32 36 30 30 32 32 31 36 45 28 28 30 31 31 31 28 32 32 31 Dấu hiệu ở đây là gì? Lập bảng “tần số” và nêu nhận xét. Đáp án: Câu 1: Dấu hiệu là thời gian làm một bài tập của mỗi học sinh. Bảng “tần số” Thời gian (x) 5 7 8 9 10 14 Tần số (n) 4 3 8 8 4 3 N =30 Nhận xét: Thời gian làm bài ít nhất: 5 phút. Thời gian làm bài nhiều nhất: 14 phút Số đông các bạn đều hoàn thành bài tập trong khoảng từ 8 đến 10 phút. Tính số trung bình cộng: phút. Tìm mốt: M0 là 8 và 9. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng. Câu 2: Dấu hiệu là số cân nặng của mỗi bạn. Bảng “tần số” Số cân (x) 28 30 31 32 3 5 Tần số (n) 3 3 5 6 2 1 N =20 Nhận xét: Người nhẹ nhất: 28kg. Người nặng nhất: 45kg. Nói chung số cân nặng của các bạn vào khoảng 30 kg đến 32 kg. 4.4 Củng cố và luyện tập: - Thu bài và kiểm tra số bài 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Ôn lại các kiến thức của chương. Xem trước bài 1. khái niếm về biểu thức đại số. 5. Rút kinh nghiệm: khái niệm về biểu thức đại số Tiết: 51 Ngày dạy: 1. Mục Tiêu: a. Kiến thức: Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số. Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận dạng biểu thức đại số và liên hệ thực tế. c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, logíc. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: Bảng phụ. b. Học sinh: Chuẩn bị bài. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp hoạt động nhóm. 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. KTBC: GV: Giới thiệu nội dung chương IV: GV: Trong chương “Biểu thức đại số” ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau: Khái niệm về biểu thức đại số. Giá trị của một biểu thức đại số. Đơn thức. Đa thức. Các phép tính cộng trừ đơn thức, đa thức, nhân đơn thức. Cuối cùng là nghiệm của đa thức. Nội dung bài học hôm nay là “khái niệm về biểu thức đại số”. 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: nhắc lại về biểu thức. GV: Ở các lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa làm thành một biểu thức. GV: Vậy em nào có thể cho ví dụ về một biểu thức. HS: Có thể lấy ví dụ tùy ý như: 5 + 3 – 2 25 : 5 + 7. 2 122. 47 4.32 – 7.5 …. GV: Những biểu thức trên còn được gọi là biểu thức đại số. GV: Yêu cầu học sinh làm ví dụ SGK /24. HS: Một học sinh đọc to ví dụ SGK. GV: Gọi một học sinh trả lời. HS: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật, đó là: 2. (5 + 8) (cm) GV: Cho học sinh làm HS: Thực hiện 3. (3 + 2) (cm2) 5 + 3 – 2 25 : 5 + 7. 2 122. 47 4.32 – 7.5 …. Hoạt động 2: khái niệm về biểu thức đại số. GV: Nêu bài toán: Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5 (cm) và a (cm). GV: Giải thích: Trong bài toán trên người ta đã dùng chữ a để viết thay cho một số nào đó (hay còn nói chữ a đại diện cho một số nào đó). Bằng cách tương tự như đã làm ở ví dụ trên, em hãy viết biểu thức biểu thị chu vi hình chữ nhật của bài toán trên. HS: 2. (5 + a). GV: Khi a = 2, ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật nào? HS: Khi a = 2 ta có biểu thức trên biểu thị chu vi hình chữ nhật có cạnh bằng 5 (cm) và 2 (cm). GV: Tương tự với a = 3; 5 … HS: Các học sinh khác trả lời. GV: Biểu thức 2(5 + a) là một biểu thức đại số. Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5, cạnh còn lại là a. (a là một số nào đó. GV: Cho học sinh làm tiếp . HS: Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2 (cm). Diện tích của hình chữ nhật: a(a + 2) (cm2) GV: Những biểu thức: a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số. GV: Trong toán học, vật lý,… ta thường gặp những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, còn có cả các chữ (đại diện cho các số), người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số. GV: Cho học sinh nghiên cứu ví dụ SGK /25 GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về biểu thức đại số. HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. GV: Cho học sinh thực hiện tiếp HS: Quãng đường đi được sau x (h) của một ôtô đi với vận tốc 30 km/h là 30. x (km). Tổng quãng đường đi được của một người, biết người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 (km/h) và sau đó đi bằng ôtô trong y (h) với vận tốc 35 km/h là: 5. x + 35. y (km) GV: Trong các biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số (hay gọi tắt là biến) GV: Trong những biểu thức đại số trên, đâu là biến. HS: Biểu thức a + 2; a(a + 2) có a là biến. Biểu thức 5x + 35y có x và y là biến. GV: Cho học sinh đọc phần chú ý SGK /25. Chu vi hình chữ nhật là: 2. (5 + a). Biểu thức 2(5 + a) là một biểu thức đại số. Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật (a > 0) thì chiều dài của hình chữ nhật là a + 2 (cm). Diện tích của hình chữ nhật: a(a + 2) (cm2) GV: Những biểu thức: a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số. Ví dụ: SGK. Quãng đường đi được sau x (h) của một ôtô đi với vận tốc 30 km/h là 30. x (km). Tổng quãng đường đi được của một người, biết người đó đi bộ trong x (h) với vận tốc 5 (km/h) và sau đó đi bằng ôtô trong y (h) với vận tốc 35 km/h là: 5. x + 35. y (km) Biểu thức a + 2; a(a + 2) có a là biến. Biểu thức 5x + 35y có x và y là biến. 4.4. Củng cố và luyện tập: Câu hỏi: GV: Cho học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết”. Sửa bài tập 1 SGK /26 Sửa bài tập 2 SGK /26 Sửa bài tập 3 SGK /26 (Bảng phụ – Trò chơi) Đáp án: Bài tập 1 SGK /26 Tổng của x và y là: x + y. Tích của x và y là x.y Tích của tổng x và y với hiệu x và y là (x + y)(x – y) Bài tập 2 SGK /26 Diện tích hình thang có đáy lớn là a, đáy nhỏ là b, đường cao là h, (a, b, hcó cùng đơn vị đo) là: Bài tập 3 SGK /26 1. x - y a. Tích của x và y 2. 5y b. Tích của 5 và y 3. xy c. Tổng của 10 và x 4. 10 + x d. Tích của tổng x và y với hiệu của x và y. 5. (x + y)(x – y) e. Hiệu của x và y 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số. BTVN: 4, 5 SGK /27 Đọc trước bài: “Giá trị của một biểu thức đại số”. 5. Rút kinh nghiệm: giá trị của một biểu thức đại số Tiết: 52 Ngày dạy: 1. Mục Tiêu: a. Kiến thức: HS biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số, biết cách trình bày lời giải của bài toán này. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài toán tìm giá trị của biểu thức đại số. c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, logíc. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: Bảng phụ. b. Học sinh: Chuẩn bị bài. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp hoạt động nhóm 4. Tiến trình: 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2. KTBC: Câu hỏi: Sửa bài tập 4 SGK /27. Hãy chỉ rõ các biến trong biểu thức. Sửa bài tập 5 SGK /27. Đáp án: Bài tập 4 SGK /27. Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là: t + x – y (độ). Các biến trong biểu thức là t, x, y. Bài tập 5 SGK /27. Số tiền người đó nhận được trong một quí lao động, đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao được hưởng là 3.a + m (đồng). Số tiền người đó nhận được sau 2 quí lao động và bị trừ vì nghĩ 1 ngày không phép là: 6.a – n (đồng). GV: Nếu với lương 1 tháng là: a = 500000 đ. Và thưởng là m = 50000 đ. Em hãy tính số tiền người công nhân đó nhận được ở câu a và câu b trên. GV: Gọi học sinh tính: HS: Tính. Nếu a = 500000; m = 100000, thì 3a + m = 3. 500000 + 100000 = 1600000 đ. Nếu a = 500000; n = 50000, thì 6a – n = 6. 500000 – 50000 = 2950000 đ. GV: Ta nói 1600000 là giá trị của biểu thức 3a + m tại a = 500000 và m = 1000000. 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: giá trị của một biểu thức đại số. GV: Cho học sinh tự đọc ví dụ SGK /27. HS: Đọc ví dụ SGK /27 GV: Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 vàn = 0,5 hay còn nói: Tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5. GV: Cho học sinh làm ví dụ 2 SGK /27 Tính giá trị của biểu thức: 3x2 – 5x + 1 tại x = -1 và x = GV: Gọi hai học sinh lên bảng tính. HS1: Thay x = -1 vào biểu thức: 3x2 – 5x + 1, ta có: 3.(-1)2 – 5 (-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9 Vậy giá tri của biểu thức tại x = -1 là 9. HS2: Thay x = vào biểu thức: 3x2 – 5x + 1, ta có: 3. - 5 + 1 = Vậy giá trị của biểu thức tại x = là GV: Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào? HS: Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính. Ví dụ: SGK /27 Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 vàn = 0,5 hay còn nói: Tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức 2m + n là 18,5. - Thay x = -1 vào biểu thức: 3x2 – 5x + 1, ta có: 3.(-1)2 – 5 (-1) + 1 = 3 + 5 + 1 = 9 Vậy giá tri của biểu thức tại x = -1 là 9. - Thay x = vào biểu thức: 3x2 – 5x + 1, ta có: 3. - 5 + 1 = Vậy giá trị của biểu thức tại x = là Hoạt động 2: áp dụng. GV: Cho học sinh thực hiện Tính giá trị của biểu thức: 3x2 – 9x tại x = 1; x = HS1: Thay x = 1 vào biểu thức 3x2 – 9x, ta có: 3.12 – 9.1 = -6 HS2: Thay x = vào biểu thức 3x2 – 9x, ta có: 3. -9. = - 3 = GV: Cho học sinh làm SGK /28. HS: Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là: (-4)2. 3 = 48 Thay x = 1 vào biểu thức 3x2 – 9x, ta có: 3.12 – 9.1 = -6 Thay x = vào biểu thức 3x2 – 9x, ta có: 3. -9. = - 3 = Giá trị của biểu thức x2y tại x = -4 và y = 3 là: (-4)2. 3 = 48 4.4. Củng cố và luyện tập: Câu hỏi: 1. Sửa bài tập 6 SGK /28 Đáp án: -7 51 24 8,5 9 16 25 18 51 5 L Ê V Ă N T H I Ê M Giáo viên giới thiệu về thầy Lê Văn Thiêm (1918 – 1991) quê ở làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một miền quê rất hiếu học. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ quốc gia về toán của nước Pháp (1948) và cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường đại học ở châu Âu. Ông là người thầy của nhiều nhà toán học Việt Nam. “Giải thưởng toán học Lê Văn Thiêm” là giải thưởng toán học quốc gia của nước ta dành cho GV – HS phổ thông. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Xem lại bài đã học. BTVN: 7, 8, 9 SGK /28. Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Toán học với sức khỏe con người SGK /29. Xem trước bài “Đơn thức”. 5. Rút kinh nghiệm: đơn thức Tiết: 53 Ngày dạy: 1. Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nhận biết một biểu thức đại số nào đó là đơn thức. Học sinh biết thu gọn đơn thức; phân biệt hệ số, phần biến của đơn thức. Học sinh biết tính tích các đơn thức Kĩ năng: Rèn kĩ năng thu gọn đơn thức, phân biệt hệ số – biến số. Cơ bản tính tích các đơn thức. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, lòng say mê bộ môn toán. 2. Chuẩn bị: Giáo viên: MTBT. Học sinh: Chuẩn bị bài. 3. Phương pháp dạy học: Phương pháp trực quan. Phương pháp vấn đáp – gợi mở. Phương pháp thuyết trình. Phương pháp hoạt động nhóm. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện. 4.2 KTBC: Câu hỏi: a/ Giá trị của biểu thức đại số là gì? b/ Muốn tính giá trị của biểu thức đại số ta phải làm gì? Tính giá trị biểu thức x2 + 2x – 1 khi x = -1 ; Đáp án: SGK. SGK. Tính: Ta thay x = -1 vào biểu thức x2 + 2x – 1, ta có: (-1)2 + 2. (-1) + 1 = 1 – 2 + 1 = 0

File đính kèm:

  • doctiet 24 49 50.doc
Giáo án liên quan