I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
2. Kiến thức:
- Sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải các bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận
3. Thái độ: Chính xác, khoa học, có tính liên hệ thực tế
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 9 (SGK-55)
- HS: Ôn lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
III/ Tiến trình lên lớp:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 25: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 25. Luyện tập
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận và cách giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
2. Kiến thức:
- Sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào giải các bài tập về đại lượng tỉ lệ thuận
3. Thái độ: Chính xác, khoa học, có tính liên hệ thực tế
II/ Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 9 (SGK-55)
- HS: Ôn lại tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: 7A1:
7A5:
2. Kiểm tra:
- HS: Lên làm bài tập 6 (SGK-55)
Vì khối lượng của cuộn dây và chiều dài dây thép tỉ lệ thuận với nhau nên ta có:
a) y = kx và theo điều kiện khi y = 25 thì x = 1. Thay vào công thức ta được 25 = k.1 => k = 25
b) Vì y = 25x nên khi y = 4,5 kg = 4500g thì x = 4500:25 = 180
Trả lời: Cuộn dây thép dài 180 m
3. Các hoạt động:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
HĐ1. Bài 7
- GV yêu cầu đọc nội dung bài tập
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt bài toán
? Khi làm mứt thì khối lượng dâu và đường là hai đại lượng quan hệ với nhau như thế nào
? Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x
- GV cho HS trình bày bài làm
? Bạn nào là người nói đúng
HĐ2. Bài 9
- GV treo bảng phụ nội dung bài tập 9, yêu cầu HS đọc
? Bài toán trên có thể phát biểu đơn giản như thế nào
- Yêu cầu HS áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và các điều kiện đã cho để làm bài
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày
-GV nhận xét và chốt lại cách làm
HĐ3. Bài 10
- Gọi 1 HS đọc đầu bài
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Gọi đại diện một nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và nhận xét
- GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động các nhóm và cho điểm
- HS đọc nội dung bài toán
- 1 HS đứng tại chỗ tóm tắt bài toán
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận
- 1 HS lên bảng trình bày
Bạn hạnh là người nói đúng
- HS quan sát bảng phụ và đọc yêu cầu của bài
Chia 150 thành 3 phân lần lượt tỉ lệ 3; 4; 13
- HS áp dụng các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào làm bài tập
- 1 HS lên bảng trình bày
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS hoạt động nhóm giải bài tập 10
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS theo dõi
Bài 7/56
Tóm tắt:
Cho biết 2kg dâu cần 3kg đường
Hỏi: 2,5kg cần ? kg đường
Giải:
Vì khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận ta có:
=> x =
Trả lời: Bạn hạnh là người nói đúng
Bài 9/56
Gọi khối lượng của Niken, Kẽm, Đồng lần lượt là: x, y, z (x, y, z > 0)
Theo bài ra ta có:
x + y + z = 150 và
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
=> x = 3.7,5 = 22,5
y = 4. 7,5 = 30
z = 13.7,5 = 97,5
Trả lời: Khối lượng của Niken, Kẽm, Đồng lần lượt là: 22,5 kg; 30 kg; 97,5 kg
Bài 10/56
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là: x, y, z (x,y,z > 0)
Theo bài ra ta có:
và x+y+z=45
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
=
=> x = 5.2 = 10
y = 5.3 = 15
z = 5.4 = 20
Trả lời: Độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là: 10cm, 15cm, 20cm
IV/ Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các dạng toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Ôn tập đại lượng tỉ lệ nghịch.
File đính kèm:
- Tiet 25.doc