I/ Mục tiêu:
- Ôn tập 1 cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I và khái niệm, định nghĩa, tính chất (Hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song )
- Luyện tập kỹ năng, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận tập suy nghĩ.
* Trọng tâm.
- Ôn tập 1 cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I và khái niệm, định nghĩa, tính chất
II/ Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa, thước đo góc
HS: Học bài trả lời các câu hỏi trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 29: Ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Dương Tiến Mạnh
Soạn ngày:12/12/2006
Dạy ngày:19/12/2006
Tiết 29
ôn tập học kỳ i
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập 1 cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I và khái niệm, định nghĩa, tính chất (Hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng song song…)
- Luyện tập kỹ năng, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận tập suy nghĩ.
* Trọng tâm.
- Ôn tập 1 cách hệ thống kiến thức lý thuyết của học kỳ I và khái niệm, định nghĩa, tính chất
II/ Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa, thước đo góc
HS: Học bài trả lời các câu hỏi trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học.
TG
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
10’
1. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là 2 góc đối đỉnh, vẽ hình minh họa.
Nêu tính chất hai góc đối đỉnh. Chứng minh tính chất đó
Học sinh phát biểu định nghĩa tính chất: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
15’
2. Lý thuyết.
Thế nào là 2 đường thẳng song song
Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song.
Phát biểu tiêu đề ơcơlit vẽ hình minh họa.
Phát biểu định lý hai đường thẳng song song bị cắt bởi đường thẳng thứ 3.
Định lý này và định lý về dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song có quan hệ gì.
Học sinh:
1. Nêu các dấu hiệu nhận biết.
Nêu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b thì có.
Một cặp góc so le trong bằng nhau.
Một cặp góc đồng vị bằng nhau.
Một cặp góc trong cùng phía bù nhau.
2. Nếu a c và b ^ c thì a // b
Học sinh phát biểu định lý, tính chất của hai đường thẳng song song
Học sinh: Hai định lý này ngược nhau giả thiết của kết luận này là kết luận của định lý kia.
3. Ôn tập về một số kiến thức trong tam giác.
5’
5’
Tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng bao nhiêu.
Nêu tính chất góc ngoài của tam giác.
Có mấy trường hợp bằng nhau của hai tam giác là những trường hợp nào.
Học sinh: Tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng 1800.
Học sinh nêu tính chất.
Góc ngoài của tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.
Học sinh nêu 3 trường hợp.
1. C – C - C
2. C – G – C.
3. G – C – G.
10’
4. Luyện tập, củng cố
Bài tập:
a. Vẽ hình theo trình tự sau.
- Qua A vẽ AH ^ BC ( H ẻ BC )
- Từ H vẽ KH ^ AC (K ẻ AC )
- Qua K vẽ đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.
B. Chỉ ra các cặp góc bằng nhau trên hình vẽ.
Học sinh vẽ hình
b. Ê1 = B1 (hai góc đồng vị).
K2 = C1 (hai góc đồng vị).
K1 = K3 (2 góc so le trong)
K2 = K3 ( 2 góc đối đỉnh)
c. AH ^ BC (gt)
EK ^ BC (gt)
=> AH ^ EK
d. m ^ AH (gt)
EK ^ AH (chứng minh trên)
=> m // EK.
5. Hướng dẫn
- Ôn tập đ/n, t/c đã học trong kỳ I.
- Làm BT 47; 48; 19 (SBT – 82, 83)
File đính kèm:
- TIET 29.doc