Giáo án Toán học 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

I. Mục tiêu:

- HS thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

- Biếy vẽ hệ trục toạ độ.

- Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ.

- Biết xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.

- Biết được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ: hình 17, 18, bài tập 32,33.

- HS: Xem lại cách biểu diển số hữu tỉ trên trục số

III. Tiến trình dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 31: Mặt phẳng toạ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 NS:25/10/2007 Tiết 31 ND: MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ Mục tiêu: HS thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. Biếy vẽ hệ trục toạ độ. Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ. Biết xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. Biết được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. Chuẩn bị: GV: Giấy kẻ ô vuông, bảng phụ: hình 17, 18, bài tập 32,33. HS: Xem lại cách biểu diển số hữu tỉ trên trục số Tiến trình dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kbc Biểu diễn các số sau đây trên trục số: -3; GV nhận xét HS thực hiện HS nhận xét GV giới thiệu ví dụ 1 như SGK GV giới thiệu ví dụ 2 GV tổng hợp hai ví dụ trên: GV yêu cầu HS cho ví dụ tương tự? HS đọc lại ví dụ HS đọc ví dụ HS: vị trí của con cờ trên bàn cờ 1) Đặt vấn đề a) Ví dụ (SGK) b) Ta thấy vị trí của một điểm thường được xác định bởi một cặp số GV giới thiệu cách vẽ hệ trục toạ độ như trong hình 16 (SGK) GV nêu chú ý HS thực hiện theo GV HS đọc lại chú ý (SGK) 2) Mặt phẳng toạ độ Ox và Oy là các trục toạ độ; Ox là trục hoành; Oy là trục tung; O là gốc toạ độ Chú ý: các đơn vị dài trên hai trục được chọn bằng nhau GV đưa bảng phụ hình 17, giới thiệu toạ độ điểm P(1,5;3) như SGK GV đưa bảng phụ ?1 GV đưa bảng phụ hình 18, giới thiệu toạ độ điểm M như SGK GV đưa bảng phụ ?2 HS quan sát hình HS đọc đề; 1HS đánh dấu trên bảng phụ, các HS còn lại làm vào vở Hs: gốc toạ độ có toạ độ: O (0;0). 3) Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ P(1,5;3):Số 1,5 là hoành độ; Số 3 là tung độ Trên mặt phẳng toạ độ: Mỗi điểm M xá định một cặp số (x0;y0). Ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm M; x0 là hoành độ; y0 là tung độ Ký hiệu: M (x0;y0) GV đưa bảng phụ bài tập 32 GV nhận xét, sữa bài. HS đọc đề 4HS lên bảng thực hiện viết toạ độ các điểm 1HS trả lời câu b) tại chỗ HS nhận xét 4) Bài tập Bài 32: a) M(-3;2); N(2;-3); P(0;-2); Q(-2;0) b) Mỗi cặp điểm có hoành độ điểm này là tung độ điểm kia GV đưa bảng phụ bài 33 GV nhận xét, chốt lại bài HS đọc đề, HS thảo luận trong 3’ sau đó lên bảng trình bày HS nhận xét Bài 33: Hướng dẫn về nhà: Xem lại cách xác định toạ độ của một điểm cũng như xác định điểm khi biết toạ độ của nó. Làm bài tập 34, 35 Gợi ý bài 34: Ta dựa vào các điểm biểu diễn ở bài 32 hoặc có thể lấy thêm một vài điểm trên hai trục toạ độ; viết toạ độ của chúng ra, xem hoành độ của các điểm trên trục tung và ngược lại

File đính kèm:

  • docT31-matphangtoado.doc
Giáo án liên quan