Giáo án Toán học 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng.

2. Kĩ năng:

- Biết vẽ hệ trục tọa độ.

- Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

3. Thái độ: Chính xác, tỉ mỉ khi vẽ mặt phẳng toạ độ và biểu diễn điểm lên mặt phẳng toạ độ

- Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích toán.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Thước thẳng có chia độ,bảng phụ vẽ hệ trục toạ độ Oxy, bút dạ; Bảng phụ kẻ bài 32

- HS: Chuẩn bị bài.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 31: Mặt phẳng tọa độ I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Thấy được sự cần thiết phải dùng 1 cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng. 2. Kĩ năng: - Biết vẽ hệ trục tọa độ. - Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. 3. Thái độ: Chính xác, tỉ mỉ khi vẽ mặt phẳng toạ độ và biểu diễn điểm lên mặt phẳng toạ độ - Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích toán. II/ Chuẩn bị: - GV: Thước thẳng có chia độ,bảng phụ vẽ hệ trục toạ độ Oxy, bút dạ; Bảng phụ kẻ bài 32 - HS: Chuẩn bị bài. III/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 7A1: 7A5: 2. Kiểm tra. (không kiểm tra) 3. Các hoạt động: HĐ - GV HĐ - HS Ghi bảng HĐ1. đặt vấn đề - GV giới thiệu trên bản đồ địa lý VN mỗi địa điểm được xác định bởi 2 số (toạn độ địa lý): Kinh độ, vĩ độ - Yêu cầu HS quan sát vé xem chiếu bóng ? Số ghế H1 cho biết điều gì - GV vậy trong toán học để xác định vị trí 1 điểm trong mặt phẳng cũng phải dùng đến 1 cặp 2 số. Làm thế nào để có cặp 2 số đó HĐ2. Mặt phẳng tọa độ - GV giới thiệu về mặt phẳng tọa độ: Trên mặt phẳng vẽ hai trục Ox và Oy vuông góc và cắt nhau tại gốc của mỗi trục số => Hệ trục tọa độ Oxy. - Giới thiệu cách vẽ 2 trục Ox ^ Oy tại O. - GV giới thiệu các trục toạ độ, gốc toạ độ, mặt phẳng toạ độ và các góc phần tư - GV đưa ra chú ý HĐ3. Cách biểu diễn một điểm lên mặt phẳng toạ độ - Yêu vầu HS vẽ 1 hệ trục tọa độ Oxy. - Yêu cầu HS lấy điểm P và làm các thao tác như SGK - GV cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ điểm P 1,5 là hoành độ 3 là tung độ. - GV lưu ý HS cách viết tọa độ điểm: Hoành độ viết trước, tung độ viết sau. - Cho HS làm ?2 - GV hướng dẫn HS đánh dấu điểm P có toạ độ (2,3) trên mặt phẳng toạ độ - Yêu cầu HS đáng dẫu điểm Q có toạ độ (3,2) trên mặt phẳng toạ độ - Yêu cầu HS trả lời ?2 HĐ4. Luyện tập - Cho HS làm bài 32 - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời ý a ? Nhận xét về toạ độ các điểm M và N; P và Q - HS quan sát và lắng nghe - HS quan sát Chữ H chỉ thứ tự hàng ghế 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS làm theo hướng dẫn của GV - HS lắng nghe - HS đọc chú ý (SGK-66) - HS vẽ hệ trục toạ độ - HS thực hiện yêu cầu của GV - HS lắng nghe và quan sát - HS ghi nhớ HS làm ?2 - HS làm theo hướng dẫn - HS đánh dẫu điểm Q trên mặt phẳng toạ độ Oxy - Toạ độ của điểm O (0; 0) - HS làm bài 32 - 1 HS đứng tại chỗ trả lời ý a M và N, P và Q có tọa độ hoành độ của điểm này là tung độ điểm kia. 1. Đặt vấn đề VD1: Tọa độ địa lý của mũi Cà Mau 104040’Đ kinh độ 8030’ B vĩ độ VD2: Số ghế H1 cho biết Chữ H chỉ thứ tự hàng ghế 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy 2. Mặt phẳng tọa độ Hệ trục tọa độ Oxy Ox - Trục hoành Oy - Trục tung Giao điểm O - Gốc tọa độ biểu diễn số 0 của cả hai trục toạ độ Chú ý (SGK-66) 3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ ?1 ?2Toạ độ của điểm O (0; 0) 4. Luyện tập Bài 32/67 a) M (-3,2) Q (-2,0) N (2,-3) P (0,-2) b) Nhận xét M và N, P và Q có tọa độ hoành độ của điểm này là tung độ điểm kia. IV/ Hướng dẫn về nhà: - Học bài để nắm vững các khái niệm và quy định của tọa độ của một điểm. - BTVN: 35, 36, 37 (68)

File đính kèm:

  • docTiet 31.doc
Giáo án liên quan