I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng:
+ Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 trang 4, bảng 2 trang 5, bảng 3 trang 7 và phần đóng khung trang 6 SGK.
- Học sinh : SGK, Bảng phụ nhóm, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41 Chương III : THỐNG KÊ
Ngày 05-1-2014 BÀI 1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2. Kỹ năng:
+ Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 trang 4, bảng 2 trang 5, bảng 3 trang 7 và phần đóng khung trang 6 SGK.
- Học sinh : SGK, Bảng phụ nhóm, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
GV-Treo bảng phụ ghi bảng 1 trang 4 SGK và nói: Khi điều tra về số cây của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người ta lập được bảng dưới đây:
HS-Quan sát bảng 1 trên bảng phụ.
GV-Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu được ghi lại trong bảng số liệu thống kê ban đầu.
HS-Lắng nghe để hiểu được thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.
GV-Dựa vào bảng trên em hãy cho biết bảng gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì ?
-Cho thực hành theo nhóm hai bàn: Hãy thống kê điểm kiểm tra HK I môn toán của tất cả các bạn trong nhóm.
-Cho một vài nhóm báo cáo.
-Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau. Cho xem bảng 2.
1.Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
-Ví dụ 1 (bảng 1): Số liệu thống kê ban đầu về số cây trồng được của mỗi lớp.
-?1: Bảng 1 gồm 3 cột:
số thứ tự, lớp, số cây trồng.
-Thực hành:
-Xem bảng 2: Thấy được cấu tạo có khác bảng 1, 6 cột phù hợp với mục đích điều tra.
-Ví dụ 2 (bảng 2): Dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999
Hoạt động 2: Dấu hiệu
GV -Yêu cầu làm ?2
+Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
HS +Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
GV +Dấu hiệu X ở bảng 1 là gì?
HS +Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng của mỗi lớp.
-Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV-Yêu cầu làm ?3: trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
HS -Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
-Yêu cầu đọc và trả lời ?4.
+Đọc dãy các giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1..
2.Dấu hiệu:
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
-Dấu hiệu: là vấn đề hay hiện tượng cần quan tâm, Kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y,…
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
-Giá trị của dấu hiệu: là số liệu ứng với 1 đơn vị điều tra.
Số các giá trị của dấu hiệu = Số cá đơn vị điều tra (N)
-Bảng 1: Dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột 3
-?4: Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị.
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị
GV-Yêu cầu HS làm ?5; ?6.
-Gọi 2 HS trả lời.
HS +?5: Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là : 28; 30; 35; 50.
+?6:
GV -Hướng dẫn HS đọc định nghĩa tần số.
-Lưu ý HS phân biệt các kí hiệu: Giá trị của dấu hiệu (x) với dấu hiệu (X); Tần số của giá trị (n) với số các giá trị (N).
-Yêu cầu HS làm ?7
-Yêu cầu trả lời tiếp câu c BT 2/7 SGK.
-Hướng dẫn cách kiểm tra: So sánh tổng tần số với tổng các đơn vị điều tra có bằng nhau không ?
-Cho HS đọc chú ý trang 7.
-Yêu cầu đọc phần đóng khung SGK.
a)Ví dụ: Bảng 1
-Có 4 số khác nhau: 28; 30; 35; 50.
-Giá trị 30 xuất hiện 8 lần. Gọi 8 là tần số của giá trị 30
-……..28 ………… 2 ……
….. 2 …………………...28
b) Định nghĩa tần số:
-Số lần xuất hiện của một giá trị.
-Kí hiệu:+Giá trị của dấu hiệu : x
+Tần số của giá trị : n
+Số các giá trị : N
+Dấu hiệu: X
4.Chú ý: SGK
-Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số.
-Bảng có thể chỉ ghi giá trị.
4. Luyện tập củng cố : -Cho làm BT:
Cho bảng số HS nữ của 12 lớp trong trường THCS: 18 14 20 17 25 14
19 20 16 18 14 16
a)Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị ?
b)Nêu các giá trị khác nhau? Tần số của từng giá trị đó?
Trả lời : a)Dấu hiệu: Số HS nữ trong mỗi lớp; Số tất cả các giá trị của dấu hiệu : 12.
b)Các giá trị khác nhau: 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25. Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài và làm bài tập 1, 3 SGK. Trang 7, 8.
File đính kèm:
- DAI SO 7 TIET 41CHUAN.doc