Giáo án Toán học 7 - Tiết 89 đến tiêt 92

A.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:

I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

+Nắm được cốt truyện,nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng AnĐát,truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

+Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật biểu hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ,cử chỉ ngoại hình,hành động

II.Các bước lên lớp:

1.On định

2.Bài cũ: Muốn tả cảnh em cần phải nắm những yêu cầu nào?

Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần?Nêu cụ thể từng phần?

3.Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2160 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 89 đến tiêt 92, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Ngày soạn: Tiết 89-90 Văn bản: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG A.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: +Nắm được cốt truyện,nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng AnĐát,truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. +Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật biểu hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ,cử chỉ ngoại hình,hành động… II.Các bước lên lớp: 1.Oån định 2.Bài cũ: Muốn tả cảnh em cần phải nắm những yêu cầu nào? Bố cục bài văn miêu tả gồm mấy phần?Nêu cụ thể từng phần? 3.Bài mới: Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng *Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về tác phẩm -Cách đọc mẫu 1 đoạn,rồi hs đọc phần còn lại(Chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Phrăng-Đoạn cuối đọc dồn dập,căng thẳng và giọng xúc động) -Hướng dẫn hs đọc đúng các từ phiên âm tiêng Pháp. -Chỉ hs dựa vào chú thích để trả lời câu hỏi 1 SGK 1.Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh,địa điểm thời gian nào?Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng” -Truyện kể về buổi học tiêng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng AnĐat.Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ—Pháp cắt 2 phần vùng AnĐat và Lo-ren cho Phổ—các trường học theo lệnh của chính quyền Phổ không được dạy tiếng Pháp—Tác giả đặt tên truyện là”Buổi học cuối cùng” -Về nhân vật và phương thức kể chuyện GV yêu cầu hs trả lời theo câu hỏi SGK 2.Truyện được kể theo lời của nhân vật nào?Thuộc ngôi thứ mấy?Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong đó nhân vật nào gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? -Truyện được kể qua lời của Phrăng,1 hs trong lớp của thầy giáo Hamen. --Trong truyện có 2 nhân vật chính Phrăng và thầy Hamen và một số nhân vật phụ,trong số đó nhân vật Phrăng gây ấn tượng nhất. *Tìm hiểu bố cục bài văn: (gồm 3 đoạn) -Đoạn 1: Từ đầu…”vắng mặt con”: Quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh trường qua sự quan sát của Phrăng. -Đoạn 2: Tiếp…”Tôi sẽ nhớ…này”: Diễn biến buổi học cuối cùng -Đoạn 3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng *Hoạt động 2: Phân tích nhân vật Phrăng -Dựa vào câu hỏi 3,4/SGK hướng dẫn HS phân tích: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng: Định trồn học vì đẫ trể giờ và sợ thầy hỏi bài khó mà chưa thuộc,nhưng đã cưỡng lại và vội vã chạy đến trường. -Những điểm khác lạ trên đường đến trường và quang cảnh ở trường yên tỉnh trang nghiêm khác ngày thường khiến Phrăng ngạc nhiên.Mặc dầu vào lớp muộn,thấy Hamen không qưở trách mà nói nhẹ nhàng,dịu dàng—báo hiệu một cái gì nghiêm trọng khác thường. 3.Ý nghĩa,tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng pháp)của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? -Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh của thầy giáo Hamen đã tác động sâu đến nhận thức,tình cảm của Phrăng? *Em hãy tìm những chi tiết thể hiện ý nghĩa và tâm trạng của Phrăng theo diễn biến buổi học? *Được thầy Hamen nói cho biết đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng,Phrăng cảm thấy như thế nào? Trả lời: .Phrăng cảm thấy choáng váng,sững sờ và đã hiểu nguyên nhân của sự khác thường .Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì sự lười nhác học tập ham chơi của mình lâu nay. .Sự ân hận của Phrăng còn lớn hơn khi đến lượt mình đọc bài mà không thuộc được qui tắc”phân từ” --Sự ân hận trở thành nỗi xấu hổ—tự giận mình—khi nghe thầy giảng cậu thấy thật rõ ràng,dễ hiểu:”Tôi kinh ngạc…nghe đến thế” +Khi được chứng kiến,nghe và hiểu được lời nhắc nhở tha thiết của thầy và qua tất cả mọi việc diễn ra,nhận thức và tâm trạng của Phrăng như thế nào?(biến đổi sâu sắc:hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiêng Pháp,tha thiết muốn được trau dồi học tập nhưng đã không còn cơ hội nữa. --GV: Nhân vật Phrăng không chỉ giữ chức năng người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.Trọng tâm ấy được thể hiện qua lời thầy Hamen nhưng nó trở nên thấm thía gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của Phrăng. Tiết 2:*Hoạt động 3: Tìm hiểu nhân vật thầy giáo Hamen. -Nhân vật thầy giáo Hamen trong buổi học cuối cùng đã miêu tả như thế nào?Để làm rõ điều đó,em hãy tóm tắt các chi tiết miêu tả nhân vật? +Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu,áo…xanh lục—trang phục này chỉ dùng cho phát thưởng hoặc tiếp thanh tra—ăn bận quang trọng—ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng. +Thái độ đối với HS: lời lẽ dịu dàng,nhắc nhở,không quát mắng,nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết sự hiểu biết của mình cho HS trong buổi học cuối cùng này *Những lời nói về buổi học tiếng Pháp? -Điều tha thiết của thầy Hamen: Hãy yêu quívà trao dồi cho mình tiếng nói,ngôn ngữ của dân tộc—biểu hiện lòng yêu nước,vì ngôn ngữ không chỉ là tái sản quí báu của dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi một dân tộc bị rơi vào vòng nô lệ. +Hành động,cử chỉ lúc buổi học kết thúc: HS đọc đoạn cuối Giờ học kết thúc—nỗi đau đớn ,xúc đọng trong lóng thầy Hamen lên tới cực điểm:người tái nhợt,nghẹn ngào không nói hết câu,dồn sức mạng viết lên bảng câu:Nước Pháp muôn năm— rồi kiệt sức—đưa đầu vào tường—tay giơ ra báo hiệu cho HS. *Nhân vật thầy Hamen gợi cho em cảm nghĩ gì? Thầy là người có tầm lòng yêu nước sâu nặng và lòng tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. *Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nhân vật khác GV cho HS phát hiện những điều đáng chú ý ở một số nhan vật khác *Cụ già Hôde,bác phát thư cũ,HS nhỏ: có cử chỉ và hành động như thế nào?(bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Hamen)—tình cảm thiêng liêng và tâm trạng của người dân đối với việc học tiếng của dân tộc mình. *Hoạt động 5: Rút ra ý nghĩa trọng tâm và nêu những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện. GV nêu câu hỏi,rồi Hs tìm hiểu ý nghĩa trọng tâm của truyện? Thầy Hamne có nói:”…Khi một dân tộc…tù” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói ấy? -Câu nói ấy của thầy Hamen đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do dân tộc—Khi bị kẻ thù xâm lăng và đồng hóa về ngôn ngữ,tiếng nói bị mai một thì dân tộc đó khó có thể giành lại độc lập—Ngược lại,sự sống và sự phát triển tiếng nói—biểu hiện sức sống của dân tộc. *Ý nghĩa tư tưởng của truyện: Phải biết yêu quí,giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ,bởi tiếng nói là tài sản quí báu của dân tộc và là phương tiện quan trọng để giành độc lập tự do. *Nhưng đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện? -Kể chuyện ngôi 1:-vai kể là HS -Nghệ thuật miêu tả nhân vật(qua hình dáng…cử chỉ) -Ngôn ngữ tự nhiên,giọng kể chân thành,lời nói,hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ(khi nghe…nhỉ) -Cho HS đọc phần ghi nhớ/SGK *Luyện tập: 1.Kể tóm tắt lại truyện 2.Về nhà: Viết 1 đoạn văn miêu tả thầy giáo Hamen hoặc chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm (Chú thích SGK/54) II.Tìm hiểu văn bản 1.Đọc-kể 2.Phân tích a.Hình ảnh Phrăng. -Tâm trạng của Phrăng trước buổi học cuối cùng: +Định trốn học nhưng đã cưỡng lại ý định ấy vội vã chạy đền trường +Trước những điều khác thường của ngày hôm ấy và buổi học hôm ấy Phrăng ngạc nhiên +Khi được thầy Hamen nói đây kà buổi học cuối cùng,Phrăng choáng váng—sững sờ sau đó thấy tiếc nuối và ân hận vì sự lưới nhác ham chơi của mình. Sự ân hận –xấu hổ—tự giận mình. -Khi được chứng kiến nghe,hiểu được lời nhắc nhở của thầy Phrăng có sự biến đổi sâu sắc. Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của buổi học,tha thiết được trau dồi nhưng không còn cơ hội. b.Hình ảnh thầy Hamen -Qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình,thái độ,lời nói,hành động,cử chỉ—thầy Hamen là người yêu nước sâu nặng và tự hào về tiếng nói của dân tộc mình. 3.Ý nghĩa của truyện Phải biết yêu quí,giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình,nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ,bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quí báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập tự do. 4.Ghi nhớ: SGK/55 III.Luyện tập: BT 1/56-Kể tóm tắt truyện. *Dặn dò: -Đọc tóm tắt truyện -Viết đoạn văn ngắn +Chuẩn bị bài:-Tiết 91: Nhân hóa -Khái niệm nhân hóa -Các kiểu nhân hóa -Làm BT/SGK Tiết 91 NHÂN HÓA I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: *Nắm được khãi niệm nhân hóa,các kiểu nhân hóa *Nắm được tác dụng chính của nhân hoa *Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình II.Các bước lên lớp: 1.Oån định: 2.Bài cũ: Cho biết hết ý nghĩa tư tưởng của câu chuyện “Buổi học cuối cùng” của nhà văn Pháp An-Phông-Xơ-Đô-Đê._Nghệ thuật đặc sắc của truyện. 3.Bài mới: Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng *Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm nhân hóa 1.-Cho HS đọc đoạn trích trong bài “Mưa”(Trần Đăng Khoa) HỎI: +Bầu trời được gọi bằng gì? (ông) Oâng thường dùng để gọi người,nay được gdùng để gọi trời,cách gọi như vậy làm cho trời gần gũi với con người -Các hoạt động: Mặc áo giáp đen,ra trận là các hoạt động của con người nay dùng để miêu tả bầu trời trước cơn mưa làm tăng tính biểu cảm của câu thơ,làm cho quảng cảnh truwocs cơn mưa sinh động hơn. Ngoài ra,trong khổ thơ còn dùng từ ngữ nào chỉ vật có hành động như con người?(múa gươm…hành quân…). KL: Những cách dùng như vậy gọi là nhân hóa. --Vậy nhân hòa là gì? -HS đọc lại ghi nhớ SGK/24 2.So sánh các cách diễn đạt +Oâng mặt trời mặt áo giáp đen/Bầu trời đầy mây đen +Muôn nghìn cây mía múa gươm/Muôn nghìn cây mía ngã nghiêng lá bay phấp phới +Kiến hành quan đầy đường/Kiến bò đầy đường. -Cách miêu tả vật,hiện tượng ở khổ thơ treen hay hơn chổ nào? Tác dụng: (Làm cho câu thơ có hình ảnh làm cho các sự vật,sự việc miêu tả gần gũi hơn với con người—Ghi nhớ) *Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu nhân hóa -Trong các câu dưói đây sự vật nào được nhân hóa? a.Miệng,tai,mắt,chân,tay. b.Tre c.Trâu -Dựa vào các từ in đâm,cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào a.Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật b.Dùng từ ngữ vồn chỉ hoạt động,tính chất của người—hành động,T/c vật c.Trò chuyện,xưng hô với vật như với người. --Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?—Ghi nhớ/SGK *Hãy tìm mỗi nhân hóa,mỗi ví dụ -Cây dừa sãi tay bơi,ngọn mồng tơi nhảy múa -Núi cao chi lắm núi ơi/Núi che mặt trời chẳng thấy người thương -Bác nồi đồng,chị chổi… *Hoạt động 3: Ghi nhớ—củng cố kiến thức 2 HS đọc lại phần ghi nhớ/SGK *Hoạt động 4: Luyện tập -Đọc,nêu yêu cầu bài tập Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn? -So sánh 2 cách diễn đạt trong 2 đoạn văn Cho biết phép nhân hóa trong đoạn trích được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của chúng. I.Bài học 1.Nhân hóa là gì? Ghi nhớ: SGK/57 Vd: Oâng trời Mặc áo giáp đen Ra trận 2.Các kiểu nhân hóa Ghi nhớ: SGK/58 II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: -Đông vui,mẹ,con,anh,em,tíu tít,bận rộn -Tác dụng: Làm cho quảng cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn,người đọc hình dung được cảnh nhộn nhịp bận rộn của các phương tiện trên cảnh 2.Bài tập 2: Đoạn1 Đoạn2 +Đông vui + Rất nhiều tàu xe +Tàu mẹ,tàu con +Xe to,xe nhỏ +Tíu tít nhận hàng và chở hàng ra +Nhận hàng về và chở hàng ra +Bận rộn +Hoạt động liên tục --Đoạn 1: sử dụng nhiều phép nhan hóa,cảnh sinh đôïng hơn. 3.BT4: -.Lời tâm sự xưng hô với vật như với người -Tác dụng: Cách nói này khiến cho núi trở nên gần gũi và người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,thái độ của mình - -Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ hoạt động,tính chất của vật—cảnh vật sinh động,gần gũi với con người *Dặn dò: -Học 2 ghi nhớ/SGK -Làm BT 3,4(b,d),5/SGK -Chuẩn bị bài: Phương pháp tả người (Trả lời các câu hỏi SGK) Tiết 92 C. PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS +Nắm được cách tả người và bố cục,hình thức của một đoạn,1 bài văn tả người +Luyện khả năng quan sát và lựa chon kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn được theo thứ tự hợp lí. II.Các bước lên lớp 1.Oån định 2.Bài cũ: Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa? Cho 1 ví dụ_Phân tích tác dụng 3.bài mới Tiến trình tổ chức các hoạt động Ghi bảng *hoạt động 1: Tìm hiểu cách làm bài văn tả người +Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS,có thể chia lớp làm nhóm—đọc đoạn văn -Tổ 1: độc đoạn 1 -Tổ 2: đọc đoạn 2 -Tổ 3: đọc đoạn 3 -Tổ 4: đọc đoạn 1 +Bước 2: cho HS trao đổi,thảo luận theo nhóm(bàn) chuẩn bị ra vở nháp và trả lời câu hỏi. +Bước 3: Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận—đại diện trả lời hoặc ý kiến cá nhân của HS *Hoạt động 2:GV tóm tắt các ý kiến +Đoạn 1: Tả Dượng HT,người lao động trên sông nước rắn chắc,bền bỉ,quả cảm có khả năng về thể chất và tinh thần vượt lên gian khó đồng thời cũng là người lao động hiền lành,chất phác -Từ ngữ thể hiện Dượng HT nhủ một pho tượng đồng đúc,bắp thịt cuồn cuộn,hàm răng cắn chặt,quai hàm bạnh,mắt nảy lửa,ghì trên ngọn sào như…Trường Sinh oai linh +Đoạn 2: Tả chân dung ông cai Tứ: Người đàn ông gầy gò,ốm yếu,gian xảo. -Từ ngữ thể hiện: Hình dáng thấp,gầy má hóp,lông mày lổm chổm,mắt gian manh,mũi gồ,cái mồm toe toét ,răng vàng. +Đoạn 3: Tả người: tả hình ảnh 2 người trong keo vật -Oâng quắn đen: Khoe chùng,áo dài,cầm trịch..lăn xả vào ông Cản ngũ,muốn hạ thủ—đánh tả,đánh hữu… -Oâng Cản Ngũ lờ đờ,chậm chạp… -Kết cục: Oâng Cản Ngũ thắng trận,quắn đen thất bại nhục nhã b.Trong các đoạn văn trên : Đoạn 1,2 khắc họa chân dung nhân vật;Đoạn 3: tả người gắn với nhân vật -Yêu cầu lựa chon chi tiết và hình ảnh ở mỗi đọan có khác nhau.Tả chân dung thường gắn với hình ảnh tĩnh,dáng DT,TT c.Đoạn văn 3 như 1 bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần.Hãy chỉ ra và nêu nội dung từng phần? Đặt tên cho bài văn này? -Bài văn chia làm 3 phần 1.Phần mở bài:…”ầm ầm”: Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật 2.Thân bài:”Từ nhịp trống…nhanh bụng vậy”:Miêu tả chi tiết keo vật 3.Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ và nhận xét về keo vật *GV nhận xét và tổng kết các ý kiến phát biểu của hs,chốt lại điểm cần ghi nhớ/SGK/61 *HS đọc ghi nhớ/SGK Nêu yêu cầu của bài tập I.Bài học: Phương pháp viết một đoạn văn,bài văn tả người BT: SGK/59-60 II>Luyện tập 1.BT 1,2: GV căn cứ vào sự chẩn bị của hs để cả lớp góp ý và sữa cho hay hơn,phù hợp hơn 2.BT 3: Các chữ của Kim Lân bị xóa trong ngoặt lần lượt là: đồng tụ và hai ông tướng Đá rãi. GV cho HS tự điền chữ khác cũng được—cung cấp chữ của Kim Lân *Về nhà: -Học bài ghi nhớ SGK/61: cách miêu tả người và bố cục bài văn tả người *Chuẩn bị bài: Đêm nay Bác không ngủ Đọc –soạn câu hỏi SGK/65

File đính kèm:

  • docGIAO AN Lop 7 t23.doc