I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp .
_ Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
2. Kỹ năng
_ Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu .
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị :
Máy tính, bảng phụ, giáo án
Xem trước bài.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 8’
_ Phát biểu quy tắc chuyển vế ? BT 63 (sgk : tr 87).
_ Phát biểu quy tắc dấu ngoặc ? BT 66 ( sgk :tr 87).
3. Dạy bài mới :
99 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 20 đến tuần 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 ND:
Tiết :59
Bài 10 : NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ HS biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp .
_ Hiểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
2. Kỹ năng
_ Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu .
3. Thái độ:
Chuẩn bị :
Máy tính, bảng phụ, giáo án
Xem trước bài.
Hoạt động dạy và học :
Ổn định tổ chức :
Kiểm tra bài cũ: 8’
_ Phát biểu quy tắc chuyển vế ? BT 63 (sgk : tr 87).
_ Phát biểu quy tắc dấu ngoặc ? BT 66 ( sgk :tr 87).
Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
7’
8’
7’
HĐ1 : Tích của hai số nguyên khác dấu :
GV : Yêu HS lần thực hiện các bài tập ?1, 2, 3.
_ Chú ý : Chuyển từ phép nhân hai số nguyên thành phép cộng số nguyên (tương tự số tự nhiên ).
GV : Có thể gợi ý để HS nhận xét ?3 theo hai ý như phần bên .
GV : Qua các bài tập trên khi nhân hai số nguyên khác dấu ta có thể tính nhanh như thế nào ?
HĐ2 : Giới thiệu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu :
GV : Qua trên GV chốt lại vấn đề , đó chính là quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
_ Yêu cầu HS phát biểu quy tắc ?
GV : Khi nhân số nguyên a nào đó với 0 ta được kết quả thế nào ? Cho ví dụ ?
GV : Giới thiệu ví dụ sgk về bài toán thực tế nhân hai số nguyên khác dấu .
GV : Hướng dẫn xác định “giả thiết và kết luận “ và cầu HS tìm cách giải quyết bài tóan (có thể không theo sgk )
GV : Giới thiệu phương pháp sgk sử dụng .
GV : Ap dụng quy tắc vừa học giải BT ?4 tương tự .
HS :Thưc hiện các bài tập ?1,2 sgk , trình bày tương tự phần bên .
HS : BT ?3 HS nhận xét theo hai ý :
- Giá trị tuyệt đối của một tích và tích các giá trị tuyệt đối .
- Dấu của tích hai số nguyên khác dấu .
HS : Trình bày theo nhận biết ban đầu .
HS : Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu tương tự sgk .
HS : Kết quả bằng 0 .
Ví dụ : (-5) . 0 = 0 .
HS : Đọc ví dụ sgk : tr 89 .
HS : Tìm hiểu bài và có giải theo cách tính tiền nhận được với số sản phẩm đúng trừ cho số tiền phạt .
HS : Giải nhanh ?4 theo quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
I. Nhận xét mở đầu :
?1 : Hoàn thành phép tính :
(-3). 4 = (-3) + (-3) + (-3) + (-3)
= -12
?2 : Theo cách trên :
(-5) . 3 = - 15.
2. (-6) = - 12 .
?3 : Giá trị tuyệt đối của một tích bằng tích các giá trị tuyệt đối .
_ Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “ –“ ( luôn là một số âm).
II. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu :
Quy tắc : sgk
VD: 5. (-14) = - ( )
= - (5 . 14 )
= - 70
* Chú ý : Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0 .
Củng cố: 14’
_ Bài tập : 73a, b ; 75 ; 77 (ssgk : tr 89)
Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ Học lý thuyết như phần ghi tập .
_ Hoàn thành các bài tập còn lại : (Sgk : tr 89 ).
_ Chuẩn bị bài 11 “ Nhân hai số nguyên cùng dấu “
Rút kinh nghiệm :
Tuần : 20 ND:
Tiết : 60
Bài 11 : NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_HS hiểu quy tắc nhân hai số nguyên .
_ Biết sử dụng quy tắc dấu để tính tích của hai số nguyên .
2. Kỹ năng:
_ Tính đúng phép phân hai số nguyên.
3. Thái độ:
_ Cẩn thận khi tính toán
Chuẩn bị :
_ HS xem lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:7’
_ Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu ? BT 76 (sgk : tr 89) .
_ Nếu tích của hai số nguyên là số âm thì hai thừa số đó có dấu như thế nào với nhau ?
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
3’
10’
10’
5’
HĐ1 : Nhân hai số nguyên dương :
GV : Nhân hai số nguyên dương tức là nhân hai số tự nhiên khác không .
HĐ2 : Nhân hai số ngyên âm :
GV : Hướng dẫn :
_ Nhận xét điển giống nhau ở vế trái mỗi đẳng thức của BT ?2 ?
_ Tương tự tìm những điểm khác nhau ?
GV : Hãy dự đóan kết quả của hai tích cuối ?
GV : Rút ra quy tắc nhân hai số nguyên âm .
GV : Củng cố qua ví dụ, nhận xét và BT ?3 .
_ Giải theo quy tắc vừa học
GV : Khẳng định lại : tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương .
HĐ3 : Kết luận chung về quy tắc nhân hai số nguyên :
GV : Hương dẫn HS tìm ví dụ minh họa cho các kết luận sgk
GV : Đưa ra các ví dụ tổng hợp các quy tắc nhân vừa học và đặt câu hỏi theo nội dung bảng nhân dấu (sgk : tr 91) .
GV : Củng cố quy tắc nhân dấu qua BT ?4
HS : Làm ?1 ( nhân hai số tự nhiên ).
HS : Quan sát các đẳng thức ở bài tập ?2 và trả lời các câu hỏi của GV .
_ Vế trái có thừa số thứ hai (-4) giữ nguyên ,
_ Thừa số thứ nhất giảm dần từng đơn vị và kết quả vế phải giảm đi (-4) ( nghĩa là tăng 4) .
HS : (-1) . (-4) = 4 .
(-2) . (-4) = 8 .
HS : Phát biểu quy tắc tương tự sgk .
HS : Đọc ví dụ (sgk : tr 90) , nhận xét và làm ?3 .
HS : Đọc phần kết luận sgk : tr 90 , mỗi kết luận tìm một ví dụ tương ứng .
HS : Thực hiện các ví dụ và rút ra quy tắc nhân dấu như sgk .
HS : Làm ?4 :
a/ Do a > 0 và a . b > 0 nên b > 0 (b là số nguyên dương )
b/ Tương tự .
I. Nhân hai số nguyên dương : ?1 : Tính .
a/ 12 . 3 ; b/ 5 . 120 .
II. Nhân hai số nguyên âm :
Quy tắc : SGK
Vd : (-15) . (-6) = 15 . 6 = 90 .
* Nhận xét : Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương .
III. Kết luận :
a . 0 = 0 . a = 0 .
Nếu a, b cùng dấu thì a . b = .
Nếu a, b khác dấu thì
a . b = -( ).
* Chú y : (sgk : tr 91).
Củng cố: 9’
_ Những điều cần chú ý như phần cuối (sgk : tr 91)
_ Bài tập 78 (sgk : tr 91) : Vận dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng , khác dấu .
_ Bài tập 80 (sgk : tr 91) , BT 82 (sgk : tr 92)
5. Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ Học thuộc quy tắc về dấu khi nhân số nguyên .
_ Xem phần “ Có thể em chưa biết “ (sgk : tr 92).
_ Chuẩn bị bài tập “luyện tập” (sgk : tr 93) .
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 20 ND:
Tiết : 61
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ HS củng cố quy tắc nhân hai số nguyên , chú ý đặt biệt quy tắc dấu (âm x âm = dương ).
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỷ năng thực hiện phép nhân hai số nguyên, bình phương của một số nguyên , sử dụng máy tính bỏ túi để thực hiện phép nhân .
3. Thái độ:
_ Thấy rõ tính thực tế của phép nhân hai số nguyên .
Chuẩn bị :
_ HS : Bài tập luyện tập (sgk : tr 92, 93).
_GV: Bài tập, bảng phụ, máy tính.
II. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:8’
_ Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng, khác dấu , nhân với số 0 ?
_ Bài tập 79 (sgk : tr 91) .
_ Quy tắc về dấu trong phép nhân hai số nguyên ? BT 83 (sgk : tr 92).
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
7’
8’
7’
7’
HĐ1 : Củng cố quy tắc về dấu khi nhân số nguyên (bình phương số nguyên).
GV : Bình phương của số b nào đó nghĩa là gì ?
GV : Bình phương của một số nguyên b bất kỳ sẽ mang dấu gì ?
GV : Khẳng định lại vấn đề vừa nêu và yêu cầu HS tìm ví dụ minh họa .
HĐ2 : Củng cố vận dụng quy tắc nhân số nguyên :
GV : Tìm điểm giống, khác nhau trong hai quy tắc trên
GV : Có thể hướng dẫn HS nhân phần dấu rồi nhân phần số .
HĐ3 : Quy tắc nhân dấu tương tự quy tắc chia dấu :
GV: Bằng cách nào để điền số thích hợp vào các ô trống .
GV : Liên hệ bảng giá trị giới thiệu “ phép chia dấu “ tương tự việc nhân dấu của số nguyên .
HĐ4 : Củng cố định nghĩa bình phương của số nguyên và quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu :
GV : Trình bày nhận xét về dấu khi bình phương một số nguyên ?
GV : Đặt câu hỏi theo yêu cầu bài toán .
HS : Vận dụng quy tắc nhân dấu như bảng tóm tắt lý thuyết vừa học giải tương tự .
HS : b2 = b . b .
HS : Mang dấu ”+”.
HS : Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng, khác dấu và vận dụng vào bài tập tương tự phần ví dụ
HS : Đều nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng .
HS : Tuỳ theo ô trống có thể là tìm tích khi biết hai thừa số hay tìm thừa số chưa biết .
HS : Trình bày “ bảng chia dấu “ tương tự bảng nhân dấu .
HS : Kết quả luôn là số không âm .
HS : Còn số (-3) vì (-3)2 = 9
BT 84 (sgk : tr 92).
_ Dấu của tích a . b lần lượt là : + , - , - , + .
_ Dấu của a . b2 lần lượt là : + , + , - , -
BT 85 (sgk : tr 93).
a/ - 200 ; b/ - 270.
c/ 150 000 ; d/ 169.
BT 86 (sgk : tr 93).
_ Giá trị lần lượt của các cột là : -90 ; -3 ; -4 ; -4 ; -1 .
BT 87 (sgk : tr 93) .
_ Còn số (-3) vì (-3)2 = 9 .
Củng cố:7’
_ Khi nào tích hai số nguyên là số dương ? số âm ? số 0 ?
_ Bình phương của mọi số đều là số không âm .
5. Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ On lại quy tắc nhân số nguyên , tính chất phép nhân trong N .
_ Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi nhân hai số nguyên tương tự (sgk : tr 93).
_ Chuẩn bị bài 12 “ Tính chất của phép nhân “ .
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 21 ND:
Tiết : 62
Bài 12 : TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ HS hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân : giao hoán , kết hợp , nhân với số 1 , phân phối của phép nhân đối với phép cộng .
_ Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên .
2. Kỹ năng:
_ Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức .
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị :
_ HS : xem lại các quy tắc nhân số nguyên , các tính chất của phép nhân trong N
_GV: Giáo án, máy tính, bảng phụ
III. Hoạt động dạy và học :
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ:
_ Các tính chất của phép nhân trong số tự nhiên .
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
5’
7’
5’
12’
HĐ1 : Giới thiệu tính chất giao hoán sau khi củng cố các tính chất phép nhân trong N:
GV : Yêu cầu HS thực hiện như trong N .
HĐ2 : Giới thiệu tính chất kết hợp :
GV : Em hãy nêu dạng tổng quát của tính chất kết hợp ?
GV : Hướng dẫn vận dụng tính chất vào bài tập ví dụ .
GV : Khẳng định tác dụng của tính chất trên trong việc tính nhanh .
GV : Giới thiệu nội dung phần chú ý (sgk : tr 94)
GV : Củng cố các nội dung có liên quan như : Kết hợp nhiều thừa số , thay đổi vị trí các thừa số , lữy thừa bậc n của số nguyên a
GV : Củng cố dấu trong tích có nhiều thừa số là nguyên âm .
HĐ3 : Giới thiệu tính chất “ nhân với 1 “ .
GV : Cho ví dụ minh hoạ và hướng dẫn làm ? 3 :
- Ta có đẳng thức :
a .(-1) = (-1) . a là do tính chất gì ?
GV : Khi đổi dấu một thừa số thì tích có đổi dấu không ? Ap dụng giải thích ?3.
GV : Hướng dẫn bài tập ?4 tương tự BT 87 .
HĐ4 : Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
GV : Hãy viết dạng tổng quát của tính chất ?
GV : Yêu cầu HS thực hiện nhân phân phối :
a [ b + (-c)] = ?
GV : Liên hệ kết luận tính chất phân phối trên vẫn đúng đối với phép trừ .
GV : Hướng dẫn thực hiện ?5 theo hai cách .
HS : Thực hiện các ví dụ của GV đưa ra như phần bên .
HS : Phát biểu dạng tổng quát như tính chất kết hợp của phép nhân trong N.
HS : Thực hiện ví dụ bên (tính bằng cách hợp lí nhất).
HS : Đọc nội dung phần chú ý sgk và nghe giảng .
HS : Làm bài tập ?1 ; ?2.
Và rút ra nhận xét tương tự (sgk : tr 94).
HS : Tính chất giao hoán .
HS : Tích đó thay đổi dấu .
Từ : a. 1 = 1 . a = a .
Nên : a .(-1) = (-1) . a = -a.
HS : làm ?4 .
Vd : 2 -2
nhưng 22 = (-2)2 = 4 .
HS : Viết tương tự trong N.
HS : Thực hiện như đối với phép cộng .
H s : Thực hiện ?5 theo 2 cách :
_ Ap dụng tính chất nhân phân phối .
_ Thực hiện trong ngoặc đơn trước, sau đó nhân .
I. Tính chất giao hoán :
a . b = b . a
Vd : (-5) . 11 = 11 . (-5) = - 55.
(-4) . (-7) = (-7) . 4 = 28 .
II. Tính chất kết hợp :
(a . b) . c = a . (b . c).
Vd1 : a/ 15 .(-2) . (-5) . (-6) .
b/ 4 . 7 . (-11) . (-2) .
* Chú y : (sgk : tr 94) .
Vd2 : (-3)3 = (-3) . (-3) . (-3)
III. Nhân với 1 :
a . 1 = 1 . a = a.
IV. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
a (b + c) = ab + ac.
a (b- c) = ab – ac .
Vd : Tính bằng hai cách và so sánh kết quả :
a) (-8) . (5 + 3) .
b) (-3 + 3) . (-5).
4.Củng cố: 15’
_ Bài tập 92a ; 93b ; 94 (sgk : tr 95)
5. Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ Nắm vững các tính chất của phép nhân : công thức tổng quát và phát biểu bằng lời .
_ Học lý thuyết phần nhận xét , chú ý .
_ Chuẩn bị bài tập “ Luyện tập “ (sgk : tr 95 ; 96).
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 21 ND:
Tiết: 63
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
_ Củng cố các tính chất cơ bản của phép nhân và nhận xét của phép nhân nhiều số , phép nâng lên lũy thừa .
2. Kỹ năng
_ Biết áp dụng các tính chất cơ bản của phép nhân để tính đúng, tính nhanh giá trị biểu thức , xác định dấu của tích nhiều số .
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị :
HS: Bài tập luyện tập (sgk : tr 95).
GV: Giáo án, bảng phụ, thước, máy tính.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:8’
_ Phát biểu các tính chất của phép nhân số nguyên . Viết công thức tổng quát ?
_ Ap dụng vào BT 92a (sgk : tr 95).
_ Thế nào là lũy thừa bậc n của số nguyên a ? Ap dụng bài tập 94 (sgk : tr 95) .
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
7’
8’
7’
7’
7’
HĐ1 : Củng cố lũy thừa với số mũ lẻ :
GV : Lập phương của một số nguyên a là gì ?
GV : Hướng dẫn áp dụng vào bài tập .
GV : Lũy thừa bậc chẵn của số nguyên âm mang dấu gì ?
_ Tương tự với lũy thừa số mũ lẻ ?
HĐ2 : Củng cố tính chất phép nhân phân phối đối với phép cộng :
GV : Yêu cầu HS xác định thứ tự thực hiện phép tính .
GV : Hướng dẫn xác định đặc điểm cần chú ý ở bài toán là gì ? Nên áp dụng cách nào để giải ?
GV : Giải tương tự với câu b.
HĐ3 : Củng cố quy tắc nhân dấu qua bài so sánh :
GV : Xác định số lượng các số âm, dương trong tích ?
GV : Kết quả của tích là số âm hay dương ?
HĐ4 : Tính giá trị biểu thức với nhân tử thay đổi :
GV : Hướng dẫn thay các giá trị a, b tương ứng để tính giá trị biểu thức .
HĐ5 : Củng cố tính chất :
a (b – c ) = ab – ac .
HS : Phát biểu tính chất phân phối đối với phép trừ ?
GV : Chú ý tính hai chiều của tính chất vừa nêu .
HS : Giải thích theo định nghĩa lũy thừa .
HS : Trả lời như phần chú ý (sgk : tr 94) và áp dụng tìm số nguyên khác có tính chất tương tự .
HS : Trả lời theo cách hiểu
HS : Thừa số 26 lặp lại.
_ Ap dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng .
HS : Trả lời các câu hỏi .
_ Kết quả là số âm hay dương dựa theo số lượng các thừ số âm hay dương .
HS : Tính giá trị biểu thức như phần bên .
HS : a (b – c ) = ab – ac .
HS : Ap dụng tính chất trên , điền số thích hợp vào ô trống .
BT 95 (sgk : tr 95).
_ Ta có : (-1)3 = (-1) . (-1) . (-1) = -1.
_ Hai số nguyên khác là :
13 = 1 ; 03 = 0 .
BT 96 (sgk : tr 95) .
a) 237 . (-26) + 26 . 137.
= 26 [ -237 + 137 ].
= 26 (-100) = -2 600.
b) -2 150 .
BT 97 (sgk : tr 95) .
a) (-16) . 1 253 . (-8) . (-4) . (-3) > 0 .
b) 13 . (-24) . (-15) . (-8) . 4 < 0 .
BT 98 (sgk : tr 96) .
a) A = (-125) . (-13) . (-a) , với a = 8
--> A = -13 000 .
b) -2 400 .
BT 99 (sgk : tr 96) .
a) -7 ; -13 .
b) -14 ; -50 .
Củng cố:
_ Ngay sau mỗi phần bài tập có liên quan .
5. Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ Hoàn thành phần bài tập còn lại ở sgk .
_ Xem lại các quy tắc nhân, chia số nguyên ,ước , bội của hai hay nhiều số .
_ Chuẩn bị bài 13 “ Bội và ước của một số nguyên “
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 21 ND:
Tiết : 64
Bài 13 : BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức
_ HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên , khái niệm “chia hết cho “.
_ Hiểu được ba tính chất liện quan với khái niệm “ chia hết cho “.
2. Kỹ năng:
_ Biết tìm bội và ước của một số nguên .
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị :
_ HS xem lại các khái niệm bội , ước và “chia hết cho “trong tập hợp N .
_ Thế nào là 2 số đối nhau .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2 Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
15’
15’
HĐ1 : Bội và ước của một số nguyên :
GV :Đặt vấn đề điểm khác biệt của bội các số nguyên và số tự nhiên .
GV : Hình thành bội và ước của số nguyên thông qua bài tập ?1, 2 .
GV : Liên hệ ước và bội trong N giới thiệu ước và bội trong Z tương tự .
GV :Chính xác hóa định nghĩa (như sgk : tr 96) .
_ Giới thiệu ví dụ tương tự sgk .
GV : Yêu cầu HS làm ?3 .
GV : Có thể tìm tất cả các Ư(6) không ? Cách làm ?
GV : Tương tự khi tìm bội .
GV : Hướng dẫn phần ví dụ tương tự sgk . Yêu cầu HS tìm ví dụ minh họa .
HĐ2 : Tính chất của ước và bội của một số nguyên :
GV : Củng cố các tính chất chia hết của một tổng trong N và liên hệ giới thiệu tương tự trong Z .
GV : Chú ý minh hoạ các tính chất qua ví dụ và giải thích cách thực hiện .
_ Củng cố qua bài tập ?4
HS : Thực hiện ?1 : Viết các số 6 , -6 thành tích của hai số nguyên .(chú ý viết các trường hợp có thể xảy ra .).
HS : Trả lời ? 2 : là định nghĩa khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b .
HS : Phát biểu định nghĩa ước và bội của một số nguyên .
HS : Đọc ví dụ sgk .
HS : Thực hiện ?3 tương tự như trên (chú ý có nhiều câu trả lời) .
HS : Tìm như trong N và bổ sung các ước là các số đối (các số âm).
HS : Nghe giảng và minh họa với số cụ thể .
HS : Tiếp thu các tính chất như sgk : tr 97 và minh họa bằng ví dụ cụ thể .
HS : Thực iện ? 4 tương tự việc tìm ước và bội ở bài tập ? 3.
I. Bội và ước của một số nguyên :
_ Cho a, b Z , b0 . Nếu có số nguyên q sao cho a = b.q thì ta nói a chia hết cho b . Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a .
Vd1 : -12 là bội của 3 vì -12 = 3 . (-4) .
* Chú y : (sgk : tr 96) .
Vd2 : Các ước của 6 là : 1 , -1 , 2 , -2 , 3 , -3 , 6 , -6 .
II. Tính chất :
a b và b c a c .
Vd : (-16) 8 và 8 4 (-16) 4 .
a b am b (m Z) .
Vd : (-3) 3 5 .(-3) 3 .
a c và b c (a + b) c
và (a- b ) c .
Vd :12 4 và -8 4 [12 + (-8)] 4 . và [12 - (-8)] 4 .
Củng cố:14’
_ Bài tập 101 ; 103 ; 104 (sgk : tr 97) .
_ Chú ý tính chất chia hết của một tổng và giá trị tuyệt đối của số nguyên .
5. Hướng dẫn học ở nhà :1’
_ On tập phần lý thuyết như sgk : tr 98 ( câu 1, 2 , 3) .
_ Giải các bài tập (sgk : tr 98, 99) .
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 22 ND:
Tiết : 65
ÔN TẬP CHƯƠNG II
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ On tập cho HS khái niệm về tập Z các số nguyên , giá trị tuyệt đối của một số nguyên , quy tắc cộng , trừ , nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng , phép nhân số nguyên .
2. Kỹ năng:
_ HS vận dụng các kiến thức trên vào bài tập về so sánh số nguyên , thực hiện phép tính , bài tập về giá trị tuyệt đối , số đối của số nguyên .
3. Thái độ:
II. Chuẩn bị :
_ HS xem lại các kiến thức có liên quan như phần hướng dẫn tiết trước .
_ Bài tập ôn tập chương II .
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
_ Các câu hỏi 1, 2, 3 (sgk : tr 98).
3. Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1 : Kiểm tra tính thứ tự trong tập hợp số nguyên , biểu diễn số nguyên trên trục số .
GV : Xác định a và b là số nguyên dương hay nguyên âm ?
GV : Trên trục số , số a lớn hơn b khi nào ?
GV : Xác định các vị trí –a, -b trên trục số .
GV : Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì ? Ap dụng vào câu b).
GV : Hướng dẫn HS lần lượt so sánh a với 0 , b với 0 .
HĐ2 : Củng cố thứ tự , so sánh các số nguyên :
GV : Sắp xếp các năm sinh theo thứ tự thời gian tăng dần , ta thực hiện thế nào ?
GV : Trong các nhà toán học đó ai là người ra đời trước tiên ?
HĐ3 : Củng cố quy tắc cộng , nhân hai số nguyên .
GV : Hướng dẫn theo từng câu hỏi thứ tự như sgk : tr 99 , chú ý tìm vd minh hoạ
HĐ4 : Củng cố phần ứng dụng lý thuyết vào bài tính
GV : Hãy trình bài các cách giải có thể thực hiện được và xác định cách nào là hợp lí hơn ?
HĐ5 : Củng cố định nghĩa lũy thừa và nhận xét dấu của lũy thừa một số âm dựa vào mũ số .
GV : Yêu cầu HS trình bày cách làm .
GV : Em có nhận xét gì về dấu của lũy thừa của một số âm với mũ lẻ và mũ chẵn .
HS : Vẽ trục số H.53 (sgk : tr 98 ) .
HS : a : nguyên âm , b : nguyên dương .
HS : Tùy thuộc vào a nằm bên trái hay bên phải b .
HS : Tìm vị trí các số đối tương ứng của a và b .
HS : Phát biểu định nghĩa .
HS : Hoạt động tương tự .
HS : Sắp xếp các số âm rồi đến các số dương (chú ý số âm : phần số càng lớn thì giá trị càng nhỏ ) .
HS : Xác định số bé nhất trong các năm sinh .
HS : Khẳng định các câu kết luận đã cho là đúng hay sai , tìm vd minh họa .
HS : Xác định thứ tự thực hiện các phép tính và giải nhanh nếu có thể (áp dụng tính phân phối , kết hợp).
HS : Tính từng lũy thừa theo định nghĩa : (-7)3 , 24
_ Tìm tích hay kết quả vừa nhận được .
_ Thực hiện tương tự với câu b).
HS : Mũ lẻ kết quả âm , số mũ chẵn thì ngược .
BT 107 (sgk : tr 98).
a, b) Vẽ trục số thực hiện như sgk .
c) a 0 .
b = = > 0 và -b < 0 .
BT 109 (sgk : tr 98) .
_ Theo thứ tự tăng : -624 ; -570 ; -287 ; 1 441 ; 1 596 ; 1 777 ; 1 850 .
BT 110 (sgk : tr 99) .
_ Câu a, b đúng .
_ Câu c) sai .
vd : (-2) . (-3) = 6.
_ Câu d) đúng .
BT 116 (sgk : tr 99).
a) -120 b) -12 .
c) -16 d) -18 .
BT 117 (sgk : tr 99).
a) (-7)3 . 24 = - 5 488 .
b) 54 . (-4)2 = 10 000 .
Củng cố:
_ Ngay sau mỗi phần lý thuyết liên quan .
5. Hướng dẫn học ở nhà :
_ Chuẩn bị phần câu hỏi lý thuyết .
_ Bài tập còn lại phần ôn tập chương II ( sgk : tr 98 ; 99 ; 100).
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 22 NS:
Tiết : 66
ÔN TẬP CHƯƠNG II (tt)
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức:
_ Tiếp tục củng cố các tính chất trong Z , quy tắc dấu ngoặc , quy tắc chuyển vế , bội ước của một số nguyên .
2. Kỹ năng:
_ Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính , tính nhanh giá trị biểu thức , tìm x , tìm bội , ước của một số nguyên .
3. Thái độ:
_ Rèn luyện tính chính xác , tổng hợp cho học sinh .
II. Chuẩn bị :
_ HS : Lý thuyết và bài tập còn lại của phần ôn tập chương II.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ:
_ Câu 4 , 5 (sgk : tr 98).
Dạy bài mới :
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ1 : Củng cố quy tắc dấu ngoặc và thứ tự thực hiện phép tính .
GV : Hãy xác định thứ tự thực hiện phép tính ?
GV : Phát biểu hai quy tắc cộng trừ các số nguyên và áp dụng vào bài tập .
HĐ2 : Tìm x liên quan đến thứ tự trong số nguyên :
GV : Xác định các giá trị thỏa yêu cầu ?
GV : Ta có thể tính nhanh như thế nào ?
GV : Giải tương tự cho các câu còn lại .
HĐ3 : Củng cố quy tắc chuyển vế , tìm a .
GV : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .Chú ý xác định số thứ nhất và số thứ hai .
GV : Tìm a bằng cách nào ?
GV : Hướng dẫn HS kiểm tra kết quả tìm được .
HĐ4 : Củng cố giá trị tuyệt đối của một số nguyên , tìm giá trị tuyệt đối .
GV : Phát biểu định nghĩa giá trị tuyệt đối của số nguyên a ?
_ Chú ý bài e)
= (-22) : (-11) = 2 .
HĐ5 : Tìm x theo quy tắc chuyển vế :
GV : Em hãy phát biểu quy tắc chuyển vế ?
_ Chuyển vế sao cho có thể đưa bài toán đã cho thành bài toán dạng căn bản như tiểu học .
HS : Tính trong ngoặc hay bỏ ngoặc và áp dụng tính chất kết hợp (nếu có thể) .
HS : Phát biểu quy tắc như sgk .
HS : -7 , -6, ……,0, ….., 6 , 7.
HS : Kết hợp các số đối nhau .
HS Đọc đề bài (sgk : tr 99)
_ Số thứ nhất là : 2a
_ Số thứ hai là : a .
HS : Ap dụng quy tắc chuyển vế .
HS : Thay các giá trị a và 2a vào biểu thức đã cho , nếu hai vế bằng nhau là đúng ).
HS : Phát biểu như sgk .
HS : Ap dụng “quy tắc” tìm giá trị tuyệt đối vào bài tập
HS : Tìm = ?, sau đó giải tương tự các câu trên .
HS Phát biểu như sgk .
HS : Ap dụng tương tự cho các câu hỏi . Chú ý việc chia số nguyên âm .(chia dấu như nhân dấu ) .
BT 111 (sgk tr 99).
a) -36 b) -390 .
c) -279 d) 1130 .
BT 114 (sgk : tr 99)
a) -8 < x < 8 .
_ Các số x thỏa mãn điều kiện trên là :
_ Tổng bằng 0 .
b) Tương tự : Tổng bằng -9 .
c) Tổng bằng 20 .
BT 112 (sgk : tr 99) .
a – 10 = 2a – 5 .
Suy ra a = -5 ; 2a = -10 .
_ Thử lại : a – 10 = 2a – 5 = -15 .
BT 115 (sgk tr 99) .
a) a = 5 hoặc a = -5 .
b) a = 0 .
c) a .
d) a = 5 hoặc a = -5 .
e) a = 2 hoặc a = -2 .
BT 118 (sgk : tr 99) .
a) x = 25 .
b) x = (-15) : 3 = -5 .
c) x = 1 .
Củng cố:
_ Ngay mỗi phần lý thuyết liên quan .
5. Hướng dẫn học ở nhà :
_ Hoàn thành phần bài tập còn lại tương tự .
_ On tập lại lý thuyết toàn chương II , chuẩn bị kiểm tra 1 tiết .
6. Rút kinh nghiệm :
Tuần : 22 NS:
Tiết : 67
KIỂM TRA 1 TIẾT
I.Mục tiêu:
-Nhằm đánh giá lại khả năng nhận thức kiến thức của HS về các nội dung đã học của chương:Thứ tự trong tập hợp số nguyên, giá trị tuyệt đối, qui tắc chuyển vế
File đính kèm:
- Giao an hh6 HKII4cot.doc