Giáo án Toán học 7 - Tuần 21

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.

2. Kĩ năng.

- Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.

- Biết đọc các biểu đồ đơn giản.

3. Thái độ

- Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn.

II. Chuẩn bị

1. GV: Bảng phụ ghi bảng 1 Sgk tr 4.

2. HS: sưu tầm một số biểu đồ các loại (từ sách, báo, từ SGK các môn học khác).

III. Tiến trình dạy học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Tiết PPCT: 45 Ngày soạn: 11.01.10 Ngày dạy: 12.01.10 §3. BIỂU ĐỒ I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Hiểu được ý nghĩa minh họa của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. 2. Kĩ năng. - Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. - Biết đọc các biểu đồ đơn giản. 3. Thái độ - Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn. II. Chuẩn bị 1. GV: Bảng phụ ghi bảng 1 Sgk tr 4. 2. HS: sưu tầm một số biểu đồ các loại (từ sách, báo, từ SGK các môn học khác). III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Bài mới. * Đặt vấn đề Ở các tiết trước chúng ta đã được biết cách biểu diễn các giá trị và tần số vào 1 bảng gọi là bảng tần số. Vậy làm thế nào để biểu diễn các giá trị và tần số của chúng bằng biểu đồ? Chúng ta vào bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu biểu đồ đoạn thẳng - GV: trở lại với bảng “tần số” được lập từ bảng 1 và cùng HS làm ? theo các bước như trong SGK. - GV: gọi HS đọc từng bước dựng biểu đồ và làm theo. - GV: lưu ý a. – Độ dài đơn vị trên 2 trục có thể khác nhau. - Trục hoành biểu diễn giá trị x; trục tung biểu diễn tần số n. b. Giá trị viết trước, tần số viết sau. - GV: nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng. 1. Biểu đồ đoạn thẳng Từ bảng 1 ta có bảng tần số sau: Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số (n) 2 8 7 3 N=20 Biểu đồ vừa dựng gọi là biểu đồ đoạn thẳng Hoạt động 2. Phần chú ý -GV: Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống kê hoặc trong sách, báo còn gặp loại biểu đồ như hình 2 SGK trang 14 ( Các đoạn thẳng thay bằng các hình chữ nhật), đó là biểu đồ hình chữ nhật. -GV: Dựa vào hình 2 hãy nhận xét về tình hình tăng, giảm diện tích phá rừng? b) Ngoài ra người ta còn dùng biểu đồ hình quạt. Đó là một đường tròn được chia thành các hình quạt mà góc ở tâm của các hình quạt tỉ lệ với tần suất. ( Góc ở tâm hình quạt được tính theo công thức: , ở đây x% là các tỉ số được biểu diễn, chẳng hạn 25% được biểu diễn bằng hình tròn). 2. Chú ý a. Biểu đồ hình chữ nhật Đặc điểm của biểu đồ ở hình 2 là biểu diễn sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian. Nhận xét: - Năm 1995 diện tích rừng bị phá lớn nhất (đến 20 nghìn ha). - Năm 1996 diện tích rừng bị phá ít nhất (dưới 5 nghìn ha). - Năm 1997, 1998 tiếp tục tăng mức độ phá rừng lên so với năm 1996. b. Biểu đồ hình quạt (Xem Sgk tr16) 3. Củng cố. Bài 10/14 Sgk a.- Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán (học kì I) của HS lớp 7C - Số các giá trị là 50 b. Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng. 4. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo Sgk. - BTVN: 11, 12, 13 tr14-15 Sgk. - Đọc phần đọc thêm tr15 Sgk - Chuẩn bị tiết “Luyện tập” IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 21 Tiết PPCT: 46 Ngày soạn:16.01.10 Ngày dạy: 18.01.10 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - HS cần được tiếp tục củng cố: ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. 2. Kĩ năng. - Dựng được biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt từ bảng “tần số”. - Biết “đọc” các biểu đồ đơn giản. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, linh hoạt, nhanh nhẹn trong tính toán. II. Chuẩn bị 1. GV: Bảng phụ ghi bảng 16 SGK trang 14. 2. HS: Học bài và làm bài tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Hỏi: Nêu cách dựng biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật? Làm bài tập 9 SBT tr 5. 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Bài 12/14 Sgk. -GV: yêu cầu HS đọc đề SGK /14 -HS: Đọc đề -GV: Hãy cho biết: a. Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét ? b. Biểu đồ đoạn thẳng. -GV: Cho HS cả lớp quan sát bảng 16 để trả lời Gọi HS lên bảng giải. -HS: Thực hiện -GV hướng dẫn: Nêu cách dựng biểu đồ đoạn thẳng. -GV: Yêu cầu HS cần nhận xét: + Điều tra trên bao nhiêu đơn vị. + Giá trị nhỏ nhất; giá trị lớn nhất. + Giá trị có tần số lớn nhất, khoảng giá trị có tần số nhỏ nhất. -HS: Trả lời Bài 12/14 Sgk. Giải. a. Bảng “tần số”: Nhiệt độ (x) Tần số (n) 17 1 18 3 20 1 25 1 28 2 30 1 31 2 32 1 N = 12 Nhận xét: + Nhiệt độ trung bình cao nhất là: (có 1 tháng). + Nhiệt độ trung bình thấp nhất là: (có 1 tháng). + Nhiệt độ trung bình là nhiều nhất (có 3 tháng). b. Biểu đồ đoạn thẳng. Bài 8/5 Sbt -GV: Treo bảng phụ vẽ biểu đồ bài 8 Sbt tr5. -H: Từ biểu đồ hãy cho biết: a. - Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì ? - Số các giá trị là bao nhiêu? b. Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét ? -HS: Trả lời -GV: Yêu cầu HS cần nhận xét: + Điều tra trên bao nhiêu đơn vị. + Giá trị nhỏ nhất; giá trị lớn nhất. + Giá trị có tần số lớn nhất, khoảng giá trị có tần số nhỏ nhất. -HS: Trả lời -GV: Cho HS cả lớp quan biểu đồ để trả lời Gọi HS lên bảng giải. -HS: Thực hiện Bài 8/5 Sbt Giải. a. Dấu hiệu cần tìm hiểu là: Điểm kiểm tra của HS trong một lớp. Số các giá trị của dấu hiệu là: 33 b. Bảng “tần số”: Điểm (x) Tần số (n) 1 0 2 1 3 3 4 3 5 5 6 6 7 8 8 4 9 2 10 1 N = 33 Nhận xét: + có 1 HS đạt điểm 10 (cao nhất). + có 1 HS đạt điểm 2 (thấp nhất). + Số SH đạt điểm 7 là chủ yếu ( có 8 HS). + Không có HS nào đạt điếm 1. 4. Hướng dẫn về nhà - Cách dựng biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật? - Biết “đọc” các biểu đồ đơn giản. - BTVN: Sưu tầm trên sách, báo các loại biểu đồ đã học về một vấn đề nào đó và nêu nhận xét. IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT21.DS7.HKII.doc
Giáo án liên quan