Giáo án Toán học 7 - Tuần 25

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Nhận biết được 1 biểu thức đại số nào là đơn thức.

- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức.

2. Kĩ năng.

- Biết nhân 2 đơn thức.

- Biết cách viết 1 đơn thức ở dạng chưa thu gọn về dạng thu gọn.

3. Thái độ.

- Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt trong tính toán.

II. Chuẩn bị

1. GV: Thước thẳng, phấn màu.

2. HS: đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Tiết PPCT: 53 Ngày soạn: 26.02.10 Ngày dạy: 01.03.10 §3. ĐƠN THỨC I. Mục tiêu 1. Kiến thức. - Nhận biết được 1 biểu thức đại số nào là đơn thức. - Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức. 2. Kĩ năng. - Biết nhân 2 đơn thức. - Biết cách viết 1 đơn thức ở dạng chưa thu gọn về dạng thu gọn. 3. Thái độ. - Rèn tính nhanh nhẹn, linh hoạt trong tính toán. II. Chuẩn bị 1. GV: Thước thẳng, phấn màu. 2. HS: đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. -Hỏi: Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu về đơn thức. -GV đưa bảng phụ bài tập ?1. và bổ sung thêm các biểu thức sau: 5; ; x ; y Yêu cầu HS hoạt động nhóm. -GV: Các biểu thức ở nhóm 2 ta vừa viết là các đơn thức. -H: Em có nhận xét gì các phép tính trên các đơn thức. -GV giới thiệu định nghĩa đơn thức. -H: Nêu ví dụ về đơn thức ?2 -H: Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao? -GV: Cho HS đọc chú ý SGK 1. Đơn thức. Ví dụ 1: SGK Đơn thức là biểu thức chỉ gồm 1 số, hoặc 1 biến, hoặc 1 tích giữa các số và các biến. Ví dụ: -5 ; 2x ; 3x2yxz; y, ... là những đơn thức. Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không. Hoạt động 2. Đơn thức thu gọn là đơn thức như thế nào? -GV xét đơn thức 10x6y3 ?Trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến đó có mặt mấy lần và viết được dưới dạng nào? -GV giới thiệu 10x6y3 là đơn thức thu gọn phần hệ và phần biến. -H: Thế nào là đơn thức thu gọn? -H: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần? -H: Cho ví dụ về đơn thức thu gọn, chỉ ra phần hệ và phần biến của mỗi đơn thức. -GV yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK. ?Những đơn thức trong ?1 đơn thức nào là đơn thức thu gọn. Với những đơn thức thu gọn hãy chỉ ra phần hệ của nó. 2. Đơn thức thu gọn. Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn. 10 là hệ số của đơn thức. x6y3 là phần biến của đơn thức. Ví dụ: x, -y, 3x2y, 10xy5 là những đơn thức thu gọn có phần hệ lần lượt là 1 ; -1 ; 3 ; 10. Phần biến lần lượt là x ; y ; x2y ; xy5 Chú ý : SGK Ví dụ: 5; ; x ; y ; 4xy2 ; 2x2y ; -2y là những đơn thức thu gọn. Các hệ số của chúng lần lượt là 5 ; ; 1 ; 1; 4 ; 2 ; -2 Hoạt động 3: Tìm hiểu bậc của đơn thức. -GV cho đơn thức 2x5y3z. -H: Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn hay không? Hãy xác định phần hệ số và phần biến, số mũ của mỗi biến. -GV: Tổng các số mũ của các biến là: 5 + 3 + 1 = 9 Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho. -GV: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? -H: Số thực 0 là đơn thức có bậc bao nhiêu -GV: Số 0 là đơn thức không có bậc. 3. Bậc của đơn thức. Trong đơn thức 2x5y3z có tổng số mũ các biến là 9. Ta nói bậc của đơn thức trên là 9. Bậc của đơn thức có hệ số 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức. Hoạt động 4: Cách nhân hai đơn thức. -GV cho 2 biểu thức: A = 32 . 167 B = 34 . 166 Hãy thực hiện phép tính nhân biểu thức A với biểu thức B. -GV cho 2 đơn thức 2x2y và 9xy2 Hãy tìm tích của 2 đơn thức trên. -H: Muốn nhân 2 đơn thức ta làm thế nào? Yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK. -HS thu gọn đơn thức phần chú ý. 4. Nhân 2 đơn thức. Ví dụ: (2x2y).(9xy2) = (2.9)(x2.x)(y.y4) = 18x3y5 Chú ý: SGK Ví dụ: Thu gọn đơn thức: 5x4y(-2)xy2(-3)x3 = 5.(-2).(-3).(x4xx3).(yy2) = 30x8y3 4. Củng cố. Bài 11/32 Sgk. Trong các biểu thức trên, biểu thức là đơn thức là 9x2yz; Bài 12/32 Sgk a. Phần hệ số của mỗi đơn thức trên là 2,5 ; 0,25. Phần biến của mỗi đơn trức trên là x2y; x2y2 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài theo Sgk. - BTVN: 10, 12b, 13, 14 tr32 Sgk - Đọc trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm Tuần: 25 Tiết PPCT: 54 Ngày soạn: 27.02.10 Ngày dạy: 01.03.10 §4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG I. Mục tiêu Học sinh cần đạt được: - Hiểu thế nào là 2 đơn thức đồng dạng. - Biết cộng trừ cac đơn thức đồng dạng. II. Chuẩn bị 1. GV: Thước thẳng, phấn màu. 2. HS: đồ dùng học tập III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - HS1: Thế nào là đơn thức? Cho ví dụ 1 đơn thức căn bậc 4 với các biến là x, y, z. - HS2: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào? 3. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu đơn thức đồng dạng. -GV y/c HS hoạt động nhóm đôi ?1. trong 3’ -HS: trả lời -GV: Các đơn thức ở câu a là các đơn thức đồng dạng, câu b không là đơn thức đồng dạng. -H: Thế nào là đơn thức đồng dạng? hãy viết 3 ví dụ về đơn thức đồng dạng. -GV nêu chú ý SGK. -HS cho ví dụ minh hoạ. Cho HS làm ?2 GV yêu cầu HS đọc đề bài tập -HS trả lời. -HS làm bài tập 15/34 Sgk. -GV: Yêu cầu HS thực hiện -HS: Thực hiện -GV: Chốt lại định nghĩa đơn thức đồng dạng -GV: Đồng dạng với số 0 là đơn thức nào? 1. Đơn thức đồng dạng. ?1. 12x2yz; -7x2yz; -8x2yz 22xyz; -3xy2z; 5xz Định nghĩa: Sgk tr33 Ví dụ: 2x3y ; x3y ; -5x3y là các đơn thức đồng dạng. Chú ý: Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng. ?2. Bạn Phúc nói đúng hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y không đồng dạng Bài 15/34 Sgk Các đơn thức đồng dạng là: x2y, x2y; x2y; x2y xy2;- 2 xy2; xy2 xy Hoạt động 2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng -GV: Cho biểu thức ax + bx ta có thể làm như thế nào? -HS: (a + b)x. Vận dụng tính chất đó, hãy tính: 2x2y + 3x2y 3x2yz - 7x2yz 2xy + xy -H: Để cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào? -HS: trả lời -GV: y/x HS cả lớp làm ?3 -GV: Chốt lại để tính giá trị biểu thức tổng các đơn thức đồng dạng ta cộng các đơn thức đồng dạng trước khi thay giá trị 2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. Ví dụ: a) 2x2y + 3x2y = (2 + 3)x2y = 5x2y b) 3x2yz - 7x2yz = (3+7)x2yz = 10 x2yz c) 2xy + xy = (2 + 1)xy = 3xy Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau nhau và giữ nguyên phần biến. ?3. xy3 + 5xy3 - 7xy3 = (1 + 5 - 7)xy3 = -xy3 4. Củng cố. Bài 16/34 Sgk. Tổng các đơn thức đồng dạng là (25+55+75) xy2 = 155 xy2 5. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc quy tắc. - BTVN: 15, 17, 18 tr34-35 Sgk. - Chuẩn bị tiết sau luyện tập. IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docT25.DS7.HKII.doc
Giáo án liên quan