Giáo án Toán học 7 - Tuần 3

A. Mục tiêu

- Hs hiểu được các tính chất sau:

- Cho 2 đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì: Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau.

- Hs có kĩ năng nhận biết: Cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía.

- Bước đầu tập suy luận.

B. Chuẩn bị

- GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc.

C. Các hoạt động trên lớp

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 5: CÁC GÓC TẠO BỞI MỘT ĐƯỜNG THẲNG CẮT HAI ĐƯỜNG THẲNG A. Mục tiêu Hs hiểu được các tính chất sau: Cho 2 đường thẳng và một cát tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì: Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau, hai góc đồng vị bằng nhau, hai góc trong cùng phía bù nhau. Hs có kĩ năng nhận biết: Cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía. Bước đầu tập suy luận. B. Chuẩn bị GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ. HS: Thước thẳng, thước đo góc. C. Các hoạt động trên lớp Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Góc so le trong, góc đồng vị (18'). - Gv: Gọi một Hs lên bảng yêu cầu : + Vẽ 2 đường thẳng phân biệt a và b + Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B. - Hãy cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, có bao nhiêu góc đỉnh B . - Gv đánh số các góc trên hình vẽ. - Gv giới thiệu 2 cặp góc so le trong là: Góc và; góc và .Bốn cặp góc đồng vị: và ; và ; và ; và . - Gv giải thích rõ hơn các thuật ngữ "góc so le trong "; "góc đồng vị". - Gv cho cả lớp làm ?1 - Gọi 1 Hs lên bảng làm. - Gv yêu cầu Hs khá đọc tên các góc theo các chữ. Gv đưa Bài 21/ 89 SGK lên bảng phụ. - Hs lên bảng vẽ hình và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Làm ?1 a. Hai cặp góc so le trong: và ; và . b. Bốn cặp góc đồng vị: và ; và ; và ; và . - Hs làm Bài tập 21 - Hs lên bảng điền trực tiếp vào bảng phụ. a. và là một cặp góc so le trong. b. và là một cặp góc đồng vị c. và là một cặp góc đồng vị d. và là một cặp góc so le trong. Hoạt động 2: Tính chất (15'). - GV yêu cầu Hs quan sát hình 13. - Gọi 1 Hs lên bảng đọc hình 13. - GV: Tổ chức cho Hs hoạt động nhóm làm ?2 SGK- 88. - Gv: Nếu đường thẳng c cắt 2 đường thẳng a và b, trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại và cặp góc đồng vị thế nào? Có một đường thẳng cắt 2 đường thẳng tại A và B, có . Giải: a. Có và là 2 góc kề bù nên suy ra nên . Tương tự (Tính chất 2 góc kề bù). Suy ra b, (đối đỉnh) c, Ba cặp góc đồng vị còn lại - Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau. - Hai góc đồng vị bằng nhau. Hoạt động 3: Củng cố. (11') Gv đưa Bài 22 SGK/ 89 lên bảng phụ: - Yêu cầu Hs điền tiếp số đo tương ứng các góc còn lại. - Hãy đọc tên các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị. - Gv có thể giới thiệu thêm các cặp góc trong cùng phía. Học sinh đứng tại chỗ điền Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà Giáo viên hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập 23/ 89 SGK ; 16, 17, 18, 19, 20 SBT/ 75-77. - Ôn lại định nghĩa 2 đường thẳng song song. Học sinh nghe và ghi nhớ TIẾT 6: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG A.Mục tiêu Ôn lại thế nào là hai đường thẳng song song ( đã học ở lớp 6). Công nhận dấu hiệu hai đường thẳng song song. Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với dường thẳng ấy. Biết dùng êke và thước thẳng hoặc chỉ dùng êke để vẽ 2 đường thẳng song song. B.Chuẩn bị: Gv: Thước thẳng,êke, bảng phụ. Hs: Thước, êke, bút viết bảng. C.Các dạng hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (7') - Gv kiểm tra: Hs1 :Nêu tính chất các góc tạo bởi đường thẳng cắt 2 đường thẳng. - Vận dụng: Điền tiếp vào hình số đo các góc còn lại. Hs 2: Hãy nêu vị trí của 2 đường thẳng phân biệt? -Thế nào là 2 đưòng thẳng song song? Hs1 lên bảng nêu tính chất SGK- 89 Hs 2: - Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau. - Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung. Hoạt động 2: Nhắc lại kiến thức lớp 6. (5') - Gv cho Hs nhắc lại kiến thức lớp 6 trong SGK- 90. - Cho đường thẳng a và đường thẳng b muốn biết đường thẳng a có song song với đường thẳng b hay không ta làm thế nào? Gv: Các cách làm trên mới chỉ cho ta nhận xét trực quan, chưa có cơ sở. Muốn khẳng định 2 đường thẳng song song ta cần phải dựa trên dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. - Hs nhắc lại theo SGK. - Có thể ước lượng bằng mắt nếu đường thẳng a và b không cắt nhau thì a song song với b. - Dùng thước kéo dài mãi nếu 2 đường thẳng không song song thì chúng cắt nhau. Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song (14') Gv cho cả lớp làm ?1 SGK. Đoán xem các đường thẳng nào song song. - Hs ước lượng và trả lời. - Đường thẳng a và b song song. Cho Hs kéo dài các đường thẳng và nêu nhận xét. Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở các hình (a, b, c). - Gv đưa ra dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. - Trong tính chất này cần có điều gì và suy nghĩ điều gì? - Hai đường thẳng song song, kí hiệu a // b. - Em hãy diễn đạt 2 đường thẳng song song. - Đường thẳng d và e không song song. - Đường thẳng m và n song song. - Hs trả lời. - Hình a: Có 2 góc so le trong bằng nhau và bằng 450. - Hình b: Cho trước 2 góc so le trong không bằng nhau. - Hình c: Cho trước một cặp góc đồng vị bằng nhau. -Hs đọc dấu hiệu nhận biết trong SGK. Hs đứng tại chỗ trả lời. - Hs diễn đạt 2 đường thẳng song song theo các cách khác nhau. Hoạt động 4 : Vẽ 2 đường thẳng song song (12') - Gv đưa ?2 và 1 số cách vẽ (h.18-19 SGK) lên bảng phụ. Cho Hs trao đổi nhóm để nêu được cách vẽ của ?2 T90. -Yêu cầu các nhóm tự vẽ (bằng lời) vào bảng nhóm. - Gv điều chỉnh cách vẽ cho chuẩn. - Hs hoạt động nhóm để tìm cách vẽ. - Hs thao tác vào vở. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò (7') - Cho Hs làm bài 24 SGK- 91. Dặn dò: Học thuộc dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song. - Làm bài tập 25, 26/ 91 SGK; 21, 23, 24/ 77-78 SBT - Hs làm bài 24/ 91 SGK ra giấy nháp - Học sinh nghe và ghi nhớ.

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan