1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững qui tắc nhân đơn thức với đa thức.
b. Kỹ năng:
- Học sinh thực hành thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức có không quá ba hạng tử và có không quá hai biến.
c. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận , chính xác, và cách trình bày có hệ thống và khoa học.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
b. Học sinh:Vỡ ghi, thước thẳng, SGK,bảng nhóm.
3. PHƯƠNG PHÁP:
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 8 - Tiết 1: Nhân đơn thức với đa thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 1
Ngày dạy:
NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững qui tắc nhân đơn thức với đa thức.
b. Kỹ năng:
- Học sinh thực hành thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức có không quá ba hạng tử và có không quá hai biến.
c. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận , chính xác, và cách trình bày có hệ thống và khoa học.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
b. Học sinh:Vỡ ghi, thước thẳng, SGK,bảng nhóm.
3. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề,giải quyết vấn đề.
- Thực hành, hợp tác nhóm nhỏ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1: Ổn định tổ chức:
Điểm danh:( Học sinh vắng).
* Lớp 8A7:
* Lớp 8A3:
* Lớp 8A5:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi
Đáp án
Biểu điểm
1.).Một biểu thức đại số như thế nào thì được gọi là đơn thức? Cho ví dụ.
2). Một biểu thức đại số như thế nào thì được gọi là đa thức? Cho ví dụ.
3). Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
Hãy tính:
HS1:Đơn thức là một biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến hoặc một tích giữa các số và các biến.
Ví dụ: 2006; xy; -2x2y.
HS2:Đa thức là một tổng của các đơn thức.
Ví dụ: 4x2 + 3x – 1
HS3:Muốn nhân hai đơn thức ta nhân phần hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
5 điểm
5 điểm
5 điểm
5 điểm
5 điểm
5 điểm
4.3 Giảng bài mới
Hoạt động của GVvà học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:Giơiù thiệu chương I
Trong chương I chúng ta tiếp tục học ve àphép nhân và phép chia các đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Nội dung bài học hôm nay là “nhân đơn thức với đa thức”.
Hoạt động 2: Quy tắc
?1
+ GV: Thực ra phép nhân đơn thức với đa thức chẳng khác gì phép nhân một số với một tổng mà các em đã học ở lớp dưới, vậy các em hãy thực hiện /SGK/T4.
- Mỗi HS viết một đơn thức và một đa thức tuỳ ý rồi thực hiện các yêu cầu như SGK.
- GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
- Gọi một HS lên bảng thực hiện, HS còn lại làm vào tập với ví dụ của mình, sau đó GV chốt lại , HS ghi bài vào tập.
VD: 5x( 3x2- 4x+1)
= 5x .3x2+5x.(-4x)+5x.1
= 15x3 – 20x2 +5x
+ GV:nói đây là kết quả của phép nhân đơn thức với đa thức. Vậy muốn nhân một đơn thức với một đa thức ta làm thế nào?
- HS Phát biểu qui tắc theo SGK, giáo viên nhắc lại qui tắc và ghi công thức
Hoạt động 3:Aùp dụng
GV hướng dẫn HS làm ví dụ trong SGK.
- GV lưu ý cách ghi cho HS
?2
- GV yêu cầu HS làm /SGK/tr5
Làm phép nhân.
.
- Gọi hai HS lên băng trình bày, HS khác làm vào vỡ của mình.
HS1: làm câu a)
HS2: Làm câu b)
Lớp nhận xét bài làm của bạn.
GV: kiểm tra lại , giải thích , chốt ý trọng tâm.
- Lưu ý khi đã nắm vững qui tắc các em có thể bỏ bớt bước trung gian.
CHƯƠNG I:
PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
Ş1. NHÂN ĐƠN THỨC VỚI ĐA THỨC
1. Quy tắc:
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức , ta nhân đơn thức với từng số hạng của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
A(B+C+D)= AB+ AC + AD
(Với A, B, C, D là các đơn thức)
2. Áp dụng:
Ví dụ: Làm phép nhân sau:
Giải:
?2
/SGK/tr5
Làm phép nhân.
HS1:
HS2:
4.4 Củng cố và luyện tập:
?3
GV cho HS làm /SGK/tr5 theo hoạt động nhóm.
Sau vài phút , cử đại diện nhóm lên trình bày lời giải, các nhóm khác nhận sét bổ sung , GV kiểm tra lại , giải thích ,chốt ý trọng tâm.
*Biểu thức tính diện tích hình thang .
* Nếu x =3m ,y = 2m thì
S= 8.3.2 + 22 + 3.2
= 58 (m2)
GV cho HS làm bài 1/SGK/T5:
Gọi ba HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một câu. HS khác nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét , cho điểm.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Học thuộc qui tắc nhân đơn thức với đa thức,có kỹ năng thành thạo, trình bày logic, khoa học.
- Làm các bài tập:3, 5,6/ SGK/T5-6 - Làm bài tập : 2, 3, 4, 5 /SBT/T13.
- Đọc trước bài “nhân đa thức với đa thức”
Hướng dẫn bài 3/ SGK/T5
Muốn tìm x trong đẳng thức trên, trước hết ta cần thu gọn vế trái.
Kết quả:
a.) x = 2
b.) x = 5:
5. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 1 .doc