Giáo án Toán học 8 - Tiết 22: Hình vuông

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật, hình thoi.

b. Kỹ năng:

- Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán.

- Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế.

2. CHUẨN BỊ:

- Thầy: + Bảng phụ ghi: ? + Định lí + Tính chất + Dấu hiệu

 + Thước thẳng , êke, phấn màu, một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy.

- Trò : + Nội dung dặn dò ở tiết 21.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 8 - Tiết 22: Hình vuông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy : 05/11/2008 TIẾT: 22 HÌNH VUÔNG 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Học sinh hiểu định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là dạng đặc biệt của hình chữ nhật, hình thoi. b. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng vẽ hình vuông, biết chứng minh một tứ giác là hình vuông. c. Thái độ: - Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác khi thực hành giải toán. - Biết vận dụng các kiến thức về hình vuông trong các bài toán chứng minh, tính toán và các bài toán thực tế. 2. CHUẨN BỊ: - Thầy: + Bảng phụ ghi: ? + Định lí + Tính chất + Dấu hiệu + Thước thẳng , êke, phấn màu, một tờ giấy mỏng, kéo cắt giấy. - Trò : + Nội dung dặn dò ở tiết 21. 3. PHƯƠNG PHÁP: Phối hợp các phương pháp: + Nêu và quyết vấn đề + Hoạt động nhóm + Trực quan + Thuyết trình + Suy diễn 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức - GV: Kiểm diện HS: * 8A1: * 8A2: * 8A3: * 8A6: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI GIẢNG 4.2. Kiểm ta bài củ: vHS1: (gọi HS yếu) - GV: Treo bảng phụ ghi nội dung câu hỏi: € Các câu đây đúng hay sai : ① Hình chữ nhật là hình bình hành. ② Hình chữ nhật là hình thoi. ③ Trong hình thoi, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường và vuông góc với nhau. ④ Trong hình chữ nhật hai đường chéo bằng nhau và là đường phân giác các góc của hình chữ nhật. vHS2: (gọi HS yếu) ⑤ Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi. ⑥ Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật. ⑦ Tứ giác có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. ⑧ Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi. - GV: Cho HS nhận xét , GV hoàn chỉnh bài giải và đánh giá cho điểm. vHS1: ① Đúng ② Sai ③ Đúng ④ Sai vHS2: ⑤ Sai ⑥ Đúng ⑦ Sai ⑧ Đúng - Mỗi câu đúng 2 điểm 1HOẠT ĐỘNG 1: 4.3: Bài mới: TIẾT: 22 HÌNH VUÔNG 1HOẠT ĐỘNG 2: Tiếp cận định nghĩa: - GV: Vẽ hình 104/SGK/T107 lên bảng € Hãy quan sát và nêu nhận xét về tứ giác trên hình vẽ ? (Tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.) - GV: Tứ giác ABCD như thế ta gọi là hình vuông. € Vậy hình vuông là tứ giác như thế nào ? (Hình vuông là một tứ giác có bốn góc vuông và có bốn cạnh bằng nhau.) - GV: Cho HS nhắc lại định nghĩa SGK/107 - GV: Ghi tóm tắt định nghĩa bằng ký hiệu € Ta nói hình vuông là hình chữ nhật và cũng là hình thoi , đúng không ? Vì sao ? (đúng, vì hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. Hình vuông là một hình thoi có bốn góc vuông. - GV khẳng định: Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi. I. Định nghĩa: (SGK/T107) * Định nghĩa: (học SGK / 107) Tứ giác ABCD là hình vuông - Hình vuông là hình chữ nhật có bốn cạnh bằng nhau. - Hình vuông là hình thoi có bốn góc vuông. 1HOẠT ĐỘNG 3: Tính chất € Theo em hình vuông có những tính chất nào ? (Vì hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi nên hình vuông có đầy đủ các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.) } Thực hiện ?1 / 107: € Đường chéo hình vuông có những tính chất gì ? € TạÏi sao ? dựa vào tính chất của hình nào ? † Luyện BT 80 / 108: - HS: + Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm hai đường chéo. + Bốn trục đối xứng của hình vuông là: Hai đường chéo và hai đường thẳng đi qua trung điểm các cạnh đối. - GV: Treo bảng vẽ thể hiện các trục và tâm đối xứng của hình vuông : + O là tâm đối xứng của hình vuông. + hai đường thẳng a và b là hai trục đối xứng của hình vuông. 2. Tính chất: - Hình vuông có tất cả tính chất hình chữ nhật và hình thoi. } Thực hiện ?1 / 107: Đường chéo hình vuông có những tính chất: + Cắt nhau tại trung điểm mỗi đường. + Bằng nhau. + Vuông góc với nhau. + Là đường phân giác các góc của hình vuông. 1HOẠT ĐỘNG 4: Tiếp cận dấu hiệu nhận biết - GV: Dùng mô hình tứ giác động để diễn đạt các hình ảnh của các tứ giác có liên quan đến hình vuông, qua đó HS tự khám dấu hiệu nhận biết tứ giác là hình vuông. € Một hình chữ nhật cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? Tại sao ? (Hình chữ nhật có: + Hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông + Hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông + Một đường chéo là phân giác của một góc là hình vuông.) € Từ một hình thoi cần thêm điều kiện gì sẽ là hình vuông ? Tại sao ? (Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.) - GV: Treo bảng phụ ghi nội dung của 5 dấu hiệu nhận biết hình vuông. - GV: Cho HS nhắc lại năm dấu hiệu nhận biết hình vuông. - GV: Nêu nhận xét } Thực hiện ?2 / 108: Tìm các hình vuông trên hình 105 /108 3. Dấu hiệu nhận biết * Dấu hiệu nhận biết : (SGK / 107) ① Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông. ② Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông. ③ Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông. ④ Hình thoi có một góc vuông là hình vuông. ⑤ Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông. - Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông. } Thực hiện ?2 / 108: + Hình 105a: Tứ giác A BCD là hình vuông ( hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau) + Hình 105b: Tứ giác là hình thoi không phải là hình vuông + Hình 105c: Tứ giác là hình vuông(hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc hoặc hình thoi có hai đường chéo bằng nhau) + Hình 105d: Tứ giác là hình vuông (hình thoi có một góc vuông ) 4.4 Củng cố và luyện tập: € Hãy nêu định nghĩa hình vuông ? Vẽ hình minh hoạ? € Hình vuông mang tính chất của hình nào ? Hãy nêu tính chất riêng của hình vuông ? € Nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông ? † Luyện BT 79a / 108: - GV: treo bảng phụ có vẽ sẵn hình lê bảng cho HS quan sát và trả lời tại chổ , GV ghi kết quả . € Sử dụng kiến thức nào ? (định lý Pitago) † Luyện BT 80 / 108: - GV: Gọi 1 HS trả lời miệng. € Hãy giải thích rỏ từng trường hợp. † Luyện BT 81 / 108: GT rABC có: KL AEDF là hình ? vì sao ? € Hãy nêu hướng giải của bài toán ? (Hình chữ nhật AEDF có AD là phân giác của nên là hình vuông) - GV: Cho HS nhận xét , GV hoàn chỉnh bài giải và đánh giá cho điểm - Định nghĩa : (SGK / 107) - Hình vuông mang tính chất của hình chữ nhật và hình thoi. Tính chất riêng biệt của hình vuông là hai đường chéo bằng nhau, vuông góc tại trung điểm mỗi đường và là đường phân giác các góc của hình vuông. - Dấu hiệu nhận biết hình vuông: (SGK/107) † Luyện BT 79a / 108: Trong rADC vuông tại D, có: AC2 = AD2 + DC2 (định lý Pyta go) AC2 = 32 + 32 AC2 = 18 Þ AC = (cm) † Luyện BT 80 / 108: + Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm hai đường chéo. + Bốn trục đối xứng của hình vuông là: Hai đường chéo và hai đường thẳng đi qua trung điểm các cạnh đối. † Luyện BT 81 / 108: Chứng minh: Tứ giác AEDF có Þ AEDF là hình chữ nhật (tứ giác có ba góc vuông) Hình chữ nhật AEDF có AD là phân giác của nên là hình vuông (theo dấu hiệu nhận biết) 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. - Bài tập về nhà: 79(b), 82, 83 /109 . - Chuẩn bị tiết sau : Ä Hướng dẫn về nhà: * BT 82 / 109: + Chứng minh rAHE = rBEF = rCFG = rDGH = rDGH Þ HE = EF = FG = GH + Sau đó chứng minh = 900 Ä Ôn lại định nghĩa , tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Ä Tiết sau luyện tập. Mang theo êke, com pa. 5. RÚT KINH NGHIỆM: * HS: * GV:

File đính kèm:

  • doctiet 22 HINH VUONG.doc
Giáo án liên quan