I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố cho học sinh:
1. Mối quan hệ giữa hai đường thẳng trong không gian, đặc biệt là hai trường hợp: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song.
2. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
3. Các tính chất của hai đường thẳng song song và hai đường thẳng chéo nhau.
2. Kĩ năng
- Xác định được khi nào hai đường thẳng song song, khi nào hai đường thẳng chéo nhau.
- Áp dụng được các định lí để chứng minh hai đường thẳng song song.
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học, đặc biệt là trong không gian.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học khối 11 - Tiết 17 đến tiết 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 15 Ngày soạn : 13 / 12 / 2007
Tiết 17 luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố cho học sinh:
1. Mối quan hệ giữa hai đường thẳng trong không gian, đặc biệt là hai trường hợp: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song.
2. Hiểu được các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
3. Các tính chất của hai đường thẳng song song và hai đường thẳng chéo nhau.
2. Kĩ năng
- Xác định được khi nào hai đường thẳng song song, khi nào hai đường thẳng chéo nhau.
- áp dụng được các định lí để chứng minh hai đường thẳng song song.
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học, đặc biệt là trong không gian.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. chuẩn bị của gv và hs
1. Chuẩn bị của GV
• Bài tập SGK và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
• Thước kẻ, phấn màu,
2. Chuẩn bị của HS
Làm bài trước ở nhà, có thể liên hệ các bài đã học ở lớp dưới.
III. phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết:
IV. tiến trình dạy học
a. đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Trong phòng học em hãy chỉ ra ba đường thẳng song song với nhau.
Câu hỏi 2.
Trong phòng học em hãy chỉ ra hai đường thẳng không cắt nhau mà cũng không song song.
Câu hỏi 3.
Nếu hai đường thẳng trong không gian không song song thì cắt nhau, đúng hay sai?
Trong bài học này chúng ta tìm hiểu về hai đường thẳng song song và hai đường thẳng chéo nhau, các tính chất của chúng.
b. bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài tập 1 SGK Tr 59
Giáo viên hướng dẫn
a) Dựa vào định lí 2.
b) Cũng dựa vào định lí 2.
2. Bài tập 2 SGK Tr 59
Giáo viên hướng dẫn
a) Chứng minh SQ cũng song song với AC.
b) Chứng minh RS, QS và AC đồng quy.
A
Bài 1.
Học sinh vẽ hình bài 1
S
D
P
R
C
Q
B
Bài 2
A
C
R
S
Q
P
B
D
c. củng cố
một số câu hỏi trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn ý mà em cho là hợp lý
Câu 1. Hai đường thẳng chéo nhau thì không song song với nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 2. Hai đường thẳng không song song với nhau thì chéo nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 3. Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng mà không cắt nhau thì chéo nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 4. Ba mặt phẳng đôi một cắt nhau thì ba giao tuyến song song.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 5. Ba mặt phẳng đôi một cắt nhau thì ba giao tuyến đồng quy.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 6. Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây:
(a) a // b, b // c thì a và c song song hoặc trùng nhau. 0
(b) Có một đường thẳng duy nhất đi qua một điểm ngoài đường thẳng và song song với đường thẳng ấy. 0
(c) Hai đường thẳng cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song. 0
(d) Cả ba câu trên đều sai. 0
Trả lời.
a
b
c
d
Đ
Đ
S
S
Chọn câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
Câu 7. Số đường thẳng đi qua M ẽ d và song song với d là:
(a) 1; (b) 3;
(c) 4; (d) Vô số.
Trả lời. (d).
Câu 8. Cho hình bình hành ABCD và một điểm E ẽ (ABCD). Khi đó giao điểm của hai mặt phẳng (ICD) và (IAB) là một đường thẳng:
(a) Song song với AB;
(b) Song song với CD;
(c) Song song với BD;
(d) Cả ba câu trên đều sai.
Trả lời. (a).
Câu 9. Cho hình bình hành ABCD và một điểm E ẽ (ABCD). Khi đó giao điểm của hai mặt phẳng (IAD) và (ICB) là một đường thẳng:
(a) Song song với AB;
(b) Song song với BC;
(c) Song song với BD;
(d) Cả ba câu trên đều sai.
Trả lời. (b).
d. Hướng dẫn về nhà
BTVN :
Bài 3 SGK trường hợp 60
Bài 2.10 đén 2.14 SBT Tr 64 - 65
Hướng dẫn bài 3
D
M
N
G
M’
A’
x
C
B
a) H1. Gọi AG ầ BN = A’. Chứng minh A’ là điểm cần tìm.
b) Chứng minh B, M’ và A, cùng thuộc BN.
c) H1. Chứng minh GA’ là đường trung bình vủa tam giác MNB.
H2. Chứng minh MM’ là đường trung bình của tam giác ABA’.
H3. Hãy chứng minh GA = 3GA’.
Tuần : 15 Ngày soạn : 19 / 12 / 2007
Tiết 18 Đ3. Đường thẳng và mặt phẳng song song
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS nắm được:
1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng.
3. Các tính chất của đường thẳng và mặt phẳng song song.
2. Kĩ năng
- Xác định được khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Giao tuyến của mặt phẳng đi qua một đường thẳng song song với mặt phẳng đã cho.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. chuẩn bị của gv và hs
1. Chuẩn bị của GV
• Hình vẽ 2.39 đến 2.44 trong SGK.
• Thước kẻ, phấn màu,
2. Chuẩn bị của HS
Đọc bài trước ở nhà, có thể liên hệ các bài đã học ở lớp dưới.
III. phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết:
IV. tiến trình dạy học
a. đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Hãy nhắc lại khái niệm hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song.
Câu hỏi 2.
Nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng đi qua hai đường thẳng song song.
Câu hỏi 3.
a // b, b // c thì c // a. Đúng hay sai?
b. bài mới
hoạt động 1
1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng
GV dùng mộthình ảnh về mặt phẳng và đường thẳng nêu vấn đề:
H1. Có mấy vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng?
- d // (a) Û d ầ (a) = ặ .
- d è (a) Û có hai điểm của d thuộc (a).
- d cắt (a) Û d và (a) có một điểm chung duy nhất.
H2. Em hãy chỉ ra một vài ví dụ về đường thẳng và mặt phẳng song song.
H3. d không song song với (a) thì d cắt (a). Đúng hay sai?
Thực hiện ví dụ1 trong 5 phút.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Hãy chỉ ra trong phòng các đường thẳng song song
Câu hỏi 2
Hãy chỉ ra trong phòng đường thẳng song song với mặt phẳng.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
GV gọi HS trả lời.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
GV gọi HS trả lời.
hoạt động 2
2. Tính chất
• GV nêu định lí 1
Nếu d không nằm trong mặt phẳng (a) và d // d’ thuộc (a) thì d // (a).
GV hướng dẫn HS chứng minh định lí trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
H4. Trong hình 2.40, nếu d không song song với (a) thì d cắt (a) tại M. Hỏi M thuộc đường thẳng nào?
H5. Hãy tìm ra mâu thuẫn và kết luận.
• Thực hiện 2 trong 5 phút.
N
C
P
M
B
A
D
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
MP có song song với mặt phẳng (BCD) không?
Câu hỏi 2
MN có song song với mặt phẳng (BCD) không?
Câu hỏi 3
MP có song song với mặt phẳng (BCD) không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Có vì MP // BD.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
Có vì MN // BC.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3:
Có vì NP // AC.
• GV nêu định lí 2.
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (a). Nếu mặt phẳng (b) chứa a và cắt (a) theo một giao tuyến b thì b // a.
GV có thể hướng dẫn HS chứng minh định lí này.
H6. Nếu a không song song với b thì a có cắt b không?
H7. Hãy tìm mâu thuẫn.
• Thực hiện ví dụ trong 5 phút.
Sử dụng hình 2.42.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Giao tuyến của (a) và mp(ABC) có tính chất gì? Hãy chỉ ra giao tuyến đó.
Câu hỏi 2
Giao tuyến của (a) và mp(DBC) có tính chất gì? Hãy chỉ ra giao tuyến đó.
Câu hỏi 3
Hãy chỉ ra các giao tuyến còn lại và kết luận.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Giao tuyến đó đi qua M và song song với AB. Giao tuyến đó là EF.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
Giao tuyến đó đi qua F và song song với CD. Giao tuyến đó là FG.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3:
Thiết diện là hình bình hành.
• GV nêu hệ quả
Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.
GV hướng dẫn HS chứng minh:
H8. Vì (a) // d, nên trong trong mp (a) có đường thẳng nào song song với d không?
H9. Nếu trong (a) có a // d thì quan hệ giữa a và (b) như thế nào?
H10. Hãy áp dụng định lí 2 và kết luận.
• GV nêu định lí 3.
Cho hai đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.
GV hướng dẫn HS chứng minh định lí.
H11. Hãy dung một đường thẳng b’ cắt a và song song với b.
H12. mp(a, b’)quan hệ với b như thế nào?
H13. Nếu có mp(b) khác đi qua a và song song với b. Hãy tìm ra mâu thuẫn và kết luận.
c. củng cố
• Một số câu hỏi củng cố: Lựa chọn câu trả lời hợp lí.
H7. Hai mặt phẳng luôn có một điểm chung duy nhất/
(a) Đúng; (b) Sai.
H14. Hai mặt phẳng khác nhau cùng đi qua hai đường thẳng song song thì song song với nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
H15. Hai mặt phẳng khác nhau cùng đi qua hai đường thẳng song song thì cắt nhau (nếu có) song song với hai đường thẳng đã cho.
(a) Đúng; (b) Sai.
H16. (P) // m, (Q) // m thì (P) // (Q).
(a) Đúng; (b) Sai.
H17. (P) // m, (Q) // m, (P) ầ (Q) = n thì n // mặt phẳng
(a) Đúng; (b) Sai.
tóm tắt bài học
1.
- d // (a) Û d ầ (a) = ặ.
- d è (a) Û có hai điểm của d thuộc (a).
- d cắt (a) Û d và (a) có một điểm chung duy nhất.
2.
• Tính chất 1
Nếu d không nằm trong mặt phẳng (a) và d // d’ thuộc (a) thì d // (a).
• Tính chất 2
Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (a). Nếu mặt phẳng (b) chứa a và cắt (a) theo một giao tuyến b thì b // a.
Hệ quả
Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) song song với đường thẳng đó.
• Tính chất 3
Cho hai đường thẳng chéo nhau. Có duy nhất một mặt phẳng đi qua đường thẳng này và song song với đường thẳng kia.
d. hướng dẫn về nhà
BTVN : Bài 1,2,3 SGK tr 63
Tuần : 16 Ngày soạn : 13/ 12 / 2007
Tiết 19 luyện tập
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Củng cố cho học sinh ::
1. Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng.
3. Các tính chất của đường thẳng và mặt phẳng song song.
2. Kĩ năng
- Xác định được khi nào đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Giao tuyến của mặt phẳng đi qua một đường thẳng song song với mặt phẳng đã cho.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. chuẩn bị của gv và hs
1. Chuẩn bị của GV
• Hệ thống bài tập và câu hỏi trắc nghiệm.
• Thước kẻ, phấn màu,
2. Chuẩn bị của HS
Học kĩ bài lí thuyết và làm trứơc bài tập về nhà đã giao.
III. phân phối thời lượng
Bài này chia làm 1 tiết:
IV. tiến trình dạy học
a. đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Hãy nhắc lại khái niệm hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song.
Câu hỏi 2.
Nêu cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng đi qua hai đường thẳng song song.
Câu hỏi 3.
a // b, b // c thì c // a. Đúng hay sai?
b. bài mới
Bài 1F
E
SGK Tr 63
N
O’
K
B
A
M
O
D
C
a)
H1. Trong tam giác FAD, OO’ có tính chất gì?
H2. Chứng minh OO’ // mp(ADF).
H3. Trong tam giác EBC, OO’ có tính chất gì?
H4. Chứng minh OO’ // mp(EBC).
b) Gọi K là trung điểm của AB
H1. Hãy chứng minh
H2. Nhận xét gì về MN và FC.
H3. Hãy chứng minh MN // mp(DCEF).
Bài 2.
A
D
K
N
C
B
a) H1. Giao tuyến của (a) và mặt phẳng (ABC) quan hệ gì với AC.
H2. Giao tuyến của (a) và mặt phẳng (DBC) quan hệ gì với DC.
H3. Hãy nêu cách dung các giao tuyến.
b) H1. Thiết diện là gì?
Bài 3.
K
F
O
C
E
D
H
A
S
B
H1. Nêu mối quan hệ của KH và AB.
H2. Nêu mốiquan hệ của EF và AB.
H3. Hãy nêu cách dựng thiết diện.
H4. Thiết diện là gì?
c. củng cố
một số câu hỏi trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn ý mà em cho là hợp lý.
Câu 1. Cho đường thẳng d song song với mp(a). Mọi đường thẳng song song với d đều song song với mp(a).
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 2. Cho đường thẳng d song song với mp(a). Mọi đường thẳng song song với d đều song song với (a) hoặc nằm trong (a).
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 3. Cho đường thẳng d cắt mp(a). Mọi đường thẳng song song với d đều cắt mp(a).
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 4. Cho đường thẳng d song song với mp(a). Mọi đường thẳng đi qua d cắt mp(a) tại d’ thì d // d’.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 5. Cho đường thẳng d song song với mp(a). Chỉ có một đường thẳng trong (a) song song với d.
(a) Đúng; (b) Sai.
Câu 6. Hãy điền đúng, sai vào ô trống sau:
Cho hai đường thẳng chéo nhau d và d’
(a) Có một mặt phẳng duy nhất đi qua d và song song với d’. 0
(b) Có một mặt phẳng duy nhất đi qua d’ và song song với d. 0
(c) Hai mặt phẳng ở câu (a) và (b) có thể cắt nhau. 0
(d) Hai mặt phẳng ở câu (a) và (b) không thể cắt nhau. 0
Trả lời
a
b
c
d
Đ
Đ
S
Đ
Chọn câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
Câu 8. Cho hình bình hành ABCD và một điểm E ẽ (ABCD). Khi đó giao điểm của hai mặt phẳng (EAB) và (ECD) là một đường thẳng
(a) Đi qua E và song song với AB;
(b) Đi qua E và song song với AC;
(c) Đi qua E va song song với AD;
(d) Đi qua A và song song với CD.
Trả lời. (a).
Câu 9. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành, trên SC lấy M. Mặt phẳng (MAB) cắt mp(SCD) theo một giao tuyến
(a) Đi qua M và song song với AB;
(b) Đi qua M và song song với AC;
(c) Đi qua M va song song với AD;
(d) Đi qua S và song song với CD.
Trả lời. (a).
Câu 10. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành.
(a) SC và AB đồng phẳng.
(b) Có một mặt phẳng đi qua AB và song song với SC.
(c) SC và AB cắt nhau tại một điểm nào đó.
(d) Cả ba ý trên đều sai.
Trả lời. (b).
d. hướng dẫn về nhà
bTVN : Bài 2.16 đến 2.20 SBT Tr 68
Tuần : 16 Ngày soạn : 13/ 12 / 2007
Tiết 20 Đ4. Hai mặt phẳng song song
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS nắm được:
1. Khái niêm về hai mặt phẳng song song.
2. Các tính chất của hai mặt phẳng song song.
3. Định lí Ta - let trong không gian.
4. Một số khái niệm và tính chất của hình hộp và hình lăng trụ.
2. Kĩ năng
- Cách nhận biết hai mặt phẳng song song.
- Cách xác định mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
- Vận dụng để chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng song song bị mặt phẳng thứ ba cắt.
- Vận dụng được định lí Ta - let trong không gian để chứng minh được hai đường thẳng thuộc hai mặt phẳng song song.
- Dựng và nêu được tính chất của hình chóp, hình chóp cụt và hình trụ.
3. Thái độ
- Liên hệ được với nhiều vấn đề có trong thực tế với bài học.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học nhất là đối với hình học không gian.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. chuẩn bị của gv và hs
1. Chuẩn bị của GV
• Hình vẽ 2.46 đến 2.60 trong SGK.
• Thước kẻ, phấn màu,
2. Chuẩn bị của HS
Đọc bài trước ở nhà, có thể liên hệ các bài đã học trước và bài học ở lớp dưới.
III. phân phối thời lượng
Bài này chia làm 4 tiết:
Tiết 1: từ đầu đến hết ví dụ 2.
Tiết 2: phần tiếp theo đến hết định lí Ta - let.
Tiết 3: phần IV và phần V.
Tiết 4: chữa bài tập và ôn tập kiến thức.
IV. tiến trình dạy học
a. đặt vấn đề
Câu hỏi 1.
Nêu định nghĩa về hai mặt phẳng song song.
Câu hỏi 2.
Nêu điều kiện để đường thẳng d song song mặt phẳng (a).
Câu hỏi 3.
(a) // b, (b) // b thì (a) và (b) cắt nhau theo giao tuyến có tính chất gì?
GV đặt vấn đề:
Cho hai mặt phẳng (a) và (b) . Vị trí tương đối của hai mặt phẳng như thế nào?
- Trùng nhau;
- Cắt nhau;
- Không cắt nhau: Đây chính là hai mặt phẳng song song.
b. bài mới
hoạt động 1
1. Định nghĩa
GV dùng hình ảnh về hai mặt phẳng song song để nêu vấn đề.
H1. Hai mặt phẳng song song có điểm chung hay không?
H2. Hai mặt phẳng trùng nhau có gọi là hai mặt phẳng song song hay không?
GV nêu định nghĩa:
Hai mặt phẳng gọi là song song nếu chúng không có điểm chung.
Thực hiện 1 trong 5 phút.
Sử dụng hình 2.47
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Nêu và nhắc lại khái niệm hai mặt phẳng song song.
Câu hỏi 2
Trong hình 2.47; d có song song với (a) hay không?
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
GV gọi HS trả lời.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
d // (a) vì d không có điểm chung với (a).
hoạt động 2
B
I
A
2. Tính chất
• GV nêu định lí 1
Nếu (a) chứa hai đường thẳng cắt nhau và cùng song song với (b) thì (a) // (b).
GV hướng dẫn HS chứng minh định lí trên bằng các câu hỏi sau:
H4. (a) có thể trùng với (b) không?
H5. Nếu (a) và (b) cắt nhau theo giao tuyến c, hãy tìm ra mâu thuẫn và kết luận.
• Thực hiện 2 trong 5 phút.
S
N
B
P
A
C
I
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Các giao tuyến IN và IP có quan hệ gì với mặt phẳng (ABC).
Câu hỏi 2
Hãy nêu cách dựng (a) dựa vào hình vẽ.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Hai đường thẳng này cùng song song với mặt phẳng (ABC).
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
GV gọi HS nêu cách dựng.
• Thực hiện ví dụ 1, có sử dụng hình 2.49.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
G1G2 // MP, vì sao?
Câu hỏi 2
G2G3 có song song với NP không? vì sao?
Câu hỏi 3
Hãy kết luận và giải thích.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Vì .
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
G2G3 // NP vì
Gợi ý trả lời câu hỏi 3:
GV chỉnh hợp HS kết luận và tự điều chỉnh.
• GV nêu định lí 2.
Qua một điểm ở ngoài một mặt phẳng có một va chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
GV có thể hướng dẫn HS chứng minh định lí này.
H6. Chỉ ra tồn tại một mặt phẳng qua A và song song với (b).
H7. Hãy chứng minh ssự duy nhất dựa vào phương pháp phản chứng.
• GV nêu hệ quả 1.
Nếu đường thẳng d // (a) thì có một mặt phẳng duy nhất qua d song song với (a).
• GV nêu hệ quả 2.
Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
• GV nêu hệ quả 3.
Cho A là môt điểm không nằm trong mặt phẳng (a). Mọi đường thẳng đi qua A và song song với (a) đều nằm trong mặt phẳng đi qua A và song song với (a).
GV chia HS trong lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm chứng minh một hệ quả; sau đó cử đại diện mhóm lên trình bày cách chứng minh.
• Thực hiện ví dụ 2, có sử dụng hình 2.53.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Sx // (ABC), vì sao?
Câu hỏi 2
Chứng minh tương tự ta được các cặp đường thẳng nào song song?
Câu hỏi 3
Chứng minh ba đường thẳng Sx, Sy, Sz cùng thuộc một mặt phẳng.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
Dựa vào tính chất phân giác của góc ngoài ta có Sx // BC.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2:
Sy // (ABC), Sz // (ABC).
Gợi ý trả lời câu hỏi 3:
Dựa vào hệ quả 3.
• GV nêu định lí 3.
Nếu một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song theo hai giao tuyến thì hai giao tuyến đó song song với nhau.
GV hướng dẫn chứng minh theo các câu hỏi sau:
H8. a và b đồng phẳng. Vì sao?
H9. Nếu a và b không song song, hãy tìm ra mâu thuẫn.
• GV nêu hệ quả.
Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến những đoạn thẳng bằng nhau.
GV hướng dẫn chứng minh hteo các câu hỏi sau:
Dựa vào hình 2.55.
H10. Nêu mối quan hệ giữa AA’ và BB’.
H11. Tứ giác AA’B’B là hình gì?
hoạt động 3
3. Định lí Ta - let
• Thực hiện 2 trong 5 phút.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Phát biểu định lí Ta - let trong mặt phẳng.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1:
GV cho HS phát biểu và nhận xét.
• GV nêu định lí Ta - let
Ba mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
GV cho HS tự viết các tỉ số của định lí dựa vào hình 2.56.
hoạt động 4
4. Hình lăng trụ và hình hộp
• GV nêu khái niệm hình lăng trụ.
- Đáy của hình lăng trụ: là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song.
- Cạnh bên: Là các đoạn thẳng song song và bằng nhau.
- Mặt bên: Là các hình bình hành.
- Đỉnh: Là tất cả các đỉnh của hai đa giác đáy.
• Nêu mội số hình lăng trụ thường gặp.
- Hình lăng trụ tam giác: Đáy là tam giác.
- Hònh hộp: Hình lăng trụ đáy lầ hình bình hành.
hoạt động 5
5. Hình chóp cụt
• GV nêu khái niệm hình chóp cụt dựa vào hình 2.56.
• Một số câu hỏi củng cố: Lựa chọn câu trả lời hợp lí.
H12. Hình chóp cụt là hình chóp.
(a) Đúng; (b) Sai.
H13. Các mặt đáy của hình chóp cụt song song với nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
H14. Các cạnh đáy tương ứng của hình chóp cụt song song với nhau.
(a) Đúng; (b)Sai.
H15. Các cạnh bên của hình chóp cụt song song với nhau.
(a) Đúng; (b) Sai.
H16. Số đỉnh của hình chóp cụt gấp hai lần số đỉnh của một đáy.
(a) Đúng; (b) Sai.
• GV nêu một số hình chóp cụt thường gặp:
- Hình chóp cụt tam giác: Đáy là các tam giác.
- Hình chóp cụt tứ giác: Đáy là các tứ giác.
- Hình chóp cụt ngũ giác: Đáy là các ngũ giác.
• GV nêu tính chất của hình chóp cụt
1) Hai đáy là hai đa giác có các cặp cạnh tương ứng song song và tỉ lệ với nhau.
2) Các mặt bên là những hình thang.
3) Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.
hoạt động 6
c. củng cố
tóm tắt bài học
1.
Hai mặt phẳng gọi là song song nếu chúng có điểm chung.
2.
• Định lí 1
Nếu (a) chứa hai đường thẳng cắt nhau và cùng song song với (b) thì (a) // (b).
3. Định lí 2
Qua một điểm ở ngoài một mặt phẳng có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
• Hệ quả 1.
Nếu đường thẳng d // (a) thì có một mặt phẳng duy nhất đi qua d song song với (a).
• Hệ quả 2.
Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
• Hệ quả 3.
Cho A là một điểm không nằm trong mặt phẳng (a). Mọi đường thẳng đi qua A và song song với (a) đều nằm trong mặt phẳng đi qua A và song song với (a).
4. Định lí 3
Nếu một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song theo hai giao tuyến thì hai giao tuyến đó song song nhau.
• Hệ quả.
Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến những đoạn thẳng bằng nhau.
5. Định lí Ta - let
Ba mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
6. Hình lăng trụ và hình hộp
7. Hình chóp cụt.
• Hai đáy là hai đa giác có các cặp cạnh tương ứng song song và tỉ lệ với nhau.
• Các cạnh bên là những hình thang.
• Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.
d. hướng dẫn về nhà
BTVN : Bài 1,2,3,4 SGK tr 71
File đính kèm:
- tuan 1011.doc