Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 12: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

I) Mục tiêu:

Kiến thức : Nắm được các khái niệm mở đầu về mặt phẳng. điểm thuộc mặt phẳng, các tính chất thưà nhận

Kỹ năng : Vẽ mặt phẳng, hình biểu diễn của một hình không gian

Tư duy, thái độ: Tư duy logic khoa học, rèn trí tưởng tượng không gian.

II) Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.

- HS: SGK, thước kẻ, compa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 11 - Hình học - Tiết 12: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song. Tiết 12 Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng Ngày soạn : 05/10/2008 I) Mục tiêu: Kiến thức : Nắm được các khái niệm mở đầu về mặt phẳng. điểm thuộc mặt phẳng, các tính chất thưà nhận Kỹ năng : Vẽ mặt phẳng, hình biểu diễn của một hình không gian Tư duy, thái độ: Tư duy logic khoa học, rèn trí tưởng tượng không gian. II) Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ. - HS: SGK, thước kẻ, compa. III) Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề. IV) Tiến trình. - ổn định lớp Lớp ……..Sĩ số ………….Ngày dạy…………… - Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra - Bài mới: HĐ1: Khái niệm mở đầu. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Nhắc lại khái niệm điểm, đường thẳng trong mặt phẳng? GV: Hãy quan sát mặt bảng, mặt bàn, mặt nước hồ yên lặng. Đó là một phần mặt phẳng. CH2: Mặt phẳng có bề dày không? Có bị giới hạn không? CH3: Có thể vẽ được mặt phẳng hay không? GV: nêu cách biểu diễn mặt phẳng và kí hiệu mp. CH4: Cho ví dụ về một phần mp? CH5: Cho một điểm A và mp(P). Có mấy vị trí tương đối giữa A và mp(P)? GV nêu kí hiệu điểm thuộc mp và điểm không thuộc mp. GV cho học sinh quan sát hình vẽ. - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH2: mp không có bề dày, không có giới hạn. CH3: không vẽ được đầy đủ mp, chỉ vẽ được một phần mp. CH4: Mặt tờ giấy, bức tường... CH5: Có 2 vị trí tương đối. A nằm trên mp(P) và A không nằm trên mp(P). - Ghi nhận kiến thức. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH6: Nhận xét trên hình vẽ có những đường loại nào? GV giải thích: hình biểu diễn cho hình lập phương và hình biểu diễn cho hình chóp. CH7: Nêu quy tắc biểu diễn hình không gian trong mặt phẳng? CH8: Vẽ một vài hình biểu diễn của hình chóp? - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH6: Có đường nét liền và đường nét đứt. CH7: Nêu 4 quy tắc trong SGK. CH8: Lên bảng vẽ một số hình biểu diễn. - Ghi nhânj kiến thức. HĐ2: Các tính chất thừa nhận. Hoạt động của GV Hoạt động của HS CH1: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt? CH2: Qua 3 điểm không thẳng hàng có bao nhiêu mp đi qua? CH3: Nếu 2 điểm A, B nằm trên mp(P) thì mọi điểm trên đt AB có nằm trên mp(P) hay không? CH4: Một hình chóp được xác định bởi ít nhất mấy điểm? Có ít nhất bao nhiêu điểm không cùng thuộc một mp? CH5: Hai mp có bao nhiêu điểm chung? CH6: Trên mỗi mp các kết quả của hình học phẳng còn đúng hay không? - Trả lời câu hỏi. - Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần). Gợi ý trả lời: CH1: Có duy nhất một đt đi qua hai điểm phân biệt. CH2: Có duy nhất một mp CH3: Mọi điểm trên đt AB đều nằm trên mp(P). CH4: 4 điểm CH5: Có vô số điểm chung nằm trên một đường thẳng. CH6: Luôn đúng. - Ghi nhận kiến thức. HĐ3: Củng cố. - Nhấn mạnh các đối tượng cơ bản của hình học không gian. Các quy tắc biểu diễn hình không gian. - BTVN: Bài 1 SGK rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docHH11 T12.doc