I) Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức trong chương. Củng cố các định nghĩa, định lý.
- Củng cố các dạng bài tập và phương pháp giải chúng.
- Rèn kỹ năng trình bày, lập luận, tư duy cho học sinh.
II) Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.
- HS: SGK, thước kẻ. Kiến thức trong chương.
III) Phương pháp:
- Gợi mở nêu vấn đề.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 12 - Hình học - Tiết 21: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21:
câu hỏi và bài tập Ôn tập chương II.
Ngày soạn 25/11/2008
I) Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức trong chương. Củng cố các định nghĩa, định lý.
- Củng cố các dạng bài tập và phương pháp giải chúng.
- Rèn kỹ năng trình bày, lập luận, tư duy cho học sinh.
II) Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.
- HS: SGK, thước kẻ. Kiến thức trong chương.
III) Phương pháp:
Gợi mở nêu vấn đề.
IV) Tiến trình.
- ổn định lớp Lớp ………..Sĩ số…………..Ngày dạy…………………..
- Kiểm tra bài cũ : Nêu phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng?
- Bài mới:
HĐ1: Lý thuyết.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH1: Nêu các cách xác định mp. Kí hiệu mp?
CH2: Thế nào là đt song song với đt, đt song song với mp?
CH3: Nêu phương pháp chứng minh 3 điểm thẳng hàng?
CH4: Nêu phương pháp chứng minh 3 đường thẳng song song hoặc đồng quy?
CH5: Nêu phương pháp chứng minh đt song song với đt, đt song song với mp.
CH6: Nêu cách xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi một mp?
- Trả lời câu hỏi.
- Bổ sung hoàn chỉnh (nếu cần).
Gợi ý trả lời:
CH1: Có 4 cách xác định
CH2: Nêu các định nghĩa
CH3: Chứng minh 3 điểm đó nằm trên 2 mp phân biệt.
CH4: Chứng minh 3 đt đó là giao tuyến của 3 mp phân biệt.
CH5: Dựa vào các tính chất của quan hệ song song.
CH6: Xác định các đoạn giao tuyến với các mặt.
HĐ2: Bài tập.
Bài 1: Cho 2 hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng nằm trong một mp.
a) Tìm giao tuyến của các mp sau: (AEC) và (BFD); (BCE) và (ADF)
b) Lấy M là điểm thuộc đoạn DF. Tìm giao điểm của đt AM với mp(BCE).
c) Chứng minh 2 đt AC và BF không cắt nhau.
Bài 2: Cho hình chóp đỉnh S đáy là hình thang ABCD với AB là đáy lớn. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm các cạnh SB và SC.
a) Tìm giao tuyến của 2 mp(SAD) và (SBC)
b) Tìm giao điểm của đt SD với mp(AMN)
c) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mp(AMN).
BTVN Làm bài tập 2,3,4,5 SBT
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tiết 22:
Ôn tập học kỳ I.
Ngày soạn 06/12/2008
I) Mục tiêu:
- Hệ thống kiến thức trong học kỳ I.
- Củng cố kiến thức trọng tâm, các dạng bài tập cơ bản và các phương pháp giải.
- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
II) Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, bài tập, hình vẽ.
- HS: SGK, thước kẻ, compa.
III) Phương pháp:
Gợi mở nêu vấn đề.
IV) Tiến trình.
- ổn định lớp: Lớp …………Sĩ số…………Ngày dạy………………
- Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
- Bài mới:
HĐ1: Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cho điểm A(2;5). Phép tịnh tiến theo véctơ biến A thành điểm nào?A. (3;1) B. (1;6) C. (3;7) D. (4;7)
Câu 2: Cho điểm M(2;3), hỏi trong bốn điểm sauđiểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng trục Ox?
A. (3;2) B. (2;-3) C. (3;-2) D. (-2;3)
Câu 3: Cho điểm M(2;3), hỏi trong 4 điểm sau điểm nào là ảnh củaM qua phép đối xứng qua đt x-y=0?
A. (3;2) B. (2;-3) C. (3;-2) D. (-2;3)
Câu 4: Cho điểm I(1;2) và M(3;-1). Trong 4 điểm sau điểm nào là ảnh của M qua phép đối xứng tâm I?
A. (2;1) B. (-1;5) C. (-1;3) D. (5;-4)
Câu 5: Cho đt d: 2x+y-3=0. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k=2 biến d thành đt nào trong các đt sau?
A. 2x+y+3=0 B. 2x+y-6=0 C. 4x-2y-3=0 D. 4x+2y-5=0
Câu 6: Cho đường tròn (C): (x-1)2+(y-202=4. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k=-2 biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau?
A. (x-2)2+(y-4)2=16 B. (x-4)2+(y-2)2=4
C. (x-4)2+(y-2)2=16 D. (x+2)2+(y+4)2=16
Câu 7: Cho hình chóp S.ABCD với đáylà tứ giác ABCD có các cạnh đối không song song. Giả sử AC cắt BD tại O và Ad cắt BC tại I. Giao tuyến của (SAC) và (SBD) là:
A. SC B. SB C. SO D. SI
Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD với đáy là hbh ABCD. M là điểm thuộc đoạn SB. Mp(ADM) cắt hình chóp S.ABCD theo thiét diện là hình:
A. Tam giác B. Hình thang C. Hình bình hành D. Hình chữ nhật
Câu 9: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hbh. Giao tuyến của mp(SAD) và (SBC) là đt song song cới đt nào sau đây?
A. AC B. BD C. AD D. SC
Câu 10: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các cạnh AC, BD, AB, CD, AD, BC. Bốn điểm nào sau đây không đồng phẳng?
A. P, Q, R, S B. M, P, R, S C. M, R, S, N D. M, N, P, Q
HĐ2: Tự luận.
Bài 1: Cho hình chóp S. ABCD có đáy ABCD là hbh. Gọi M, N, P, Q là các điểm lần lượt nằm trên BC, SC, SD, AD sao cho MN//BS, NP//CD, MQ//CD.
a) Chứng minh PQ//SA.
b) Gọi K là giao điểm của MN và PQ. Chứng minh SK//AD//BC
c) Qua Q dựng các đt Qx//SC và Qy//SB
Tìm giao điểm của Qx với (SAB), của Qy với (SCD)
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hbh. Gọi M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB và CD
a) Chứng minh MN song song với mp(SBC) và (SAD)
b) Gọi P là trung điểm của SA. Chứng minh SB, SC đều song song với mp(MNP)
c) Gọi G1, G2 lần lượt là trọng tâm các tam giác ABC và SBC.
Chứng minh G1G2//(SAD)
d) Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi mp(MNP).
Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
File đính kèm:
- HH11 T21-22.doc