I- MỤC TIÊU
- Hs hiểu điểm là gì? đường thẳng là gì? Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.
- Biết vẽ điểm, đường thẳng. Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng. Biết sử dụng kí hiệu , .
-Bắt đầu làm quen với tư duy hình học hoàn chỉnh.
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: Thước thẳng. Bảng phụ vẽ hình đầu bài để củng cố cuối giờ. Bảng phụ vẽ hình 5 nêu đề bài.
HS: Thước thẳng, bút chì.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1816 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 1: Điểm - Đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05-09-2007 Ngày dạy: 08-09-2007
Tiết 1: điểm - đường thẳng
I- Mục tiêu
- hs hiểu điểm là gì? đường thẳng là gì? Hiểu quan hệ điểm thuộc (không thuộc) đường thẳng.
- Biết vẽ điểm, đường thẳng. Biết đặt tên cho điểm, đường thẳng. Biết sử dụng kí hiệu ẽ, ẻ.
-Bắt đầu làm quen với tư duy hình học hoàn chỉnh.
II- Chuẩn bị của GV và HS
GV: Thước thẳng. Bảng phụ vẽ hình đầu bài để củng cố cuối giờ. Bảng phụ vẽ hình 5 nêu đề bài.
HS: Thước thẳng, bút chì.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Giới thiệu tóm tắt nội dung chương trình hình học 6.
- nêu yêu cầu đối với môn học
B- Bài giảng:
1- Điểm
* GV giới thiệu hình 1 sgk và vẽ lên bảng
* GV nhận xét và nêu lại cách viết tên điểm, cách vẽ điểm:
-Đặt tên: Chữ cái in hoa.
-Vẽ: Dấu chấm nhỏ.
* GV giới thiệu bảng phụ.
GV giới thiệu hình 2 sgk
? các em có nhận xét gì về các điểm ở hình và các điểm ở hình 2
GV thông báo
- 2 điểm phân biệt là 2 điểm không trùng nhau
- Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm
- điểm là một hình đơn giản nhất.
HS quan sát hình 1 sgk
Đọc tên các điểm
- Nêu cách viết tên điểm, cách vẽ điểm
HS quan sát bảng phụ
- Lên bảng chỉ rõ điểm D
- Đọc tên các điểm trên hình
HS: đọc tên các điểm trong hình
HS nhận xét hai điểm ở hình 2 trùng nhau.
HS ghi bài vào vở:
- Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm.
-Đặt tên: Chữ cái in hoa: A, B,C..
-Vẽ: Dấu chấm nhỏ.
2- Đường thẳng
GV nêu hình ảnh của đường thẳng
GV giới thiệu hình 3sgk và yêu cầu HS đọc tên, nêu cách viết tên cách vẽ đường thẳng
GV thông báo
- đường thẳng là một tập hợp điểm
- đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía.
- vẽ đường thẳng bằng 1 vạch thẳng.
HS quan sát hình 3 sgk
- Đọc tên đường thẳng
- nêu cách viết tên đường thẳng
- Nêu cách vẽ đường thẳng
HS ghi bài:
-Sợi chỉ căng, mép bảng là hình ảnh của dường thẳng.
-Cách vẽ: vẽ bằng bút và thước thẳng.
-Đặt tên: chữ thường.
3. Điểm thuộc đường thẳng - Điểm không thuộc đường thẳng (10 phút)
GV giới thiệu hình 4 sgk
? hãy xác định quan hệ của các điểm A,B với đường thẳng d
GV Diễn đạt quan hệ giữa các điểm A,B với đường thẳng d bằng cách khác nhau và viết kí hiệu
Aẻd; Bẽd
GV thông báo: Với mỗi đường thẳng bất kì có những điểm thuộc đường thẳng đó và có những điểm không thuộc đường thẳng đó
GV treo bảng phụ có hình 5 sgk và yêu cầu từng HS trả lời các câu hỏi a,b, c
HS quan sát hình 4 sgk
HS trả lời miệng
HS ghi bài:
-Điểm B thuộc đường thẳng d, ký hiệu: Bẻd. Ta còn nói: B nằm trên d, d đi qua B, d chứa B.
-Điểm C không thuộc d, ký hiệu Bẽd, hay: C nằm ngoài d, d không đí qua C, d không chứa C.
HS 1: trả lời câu a
HS 2: lên bảng làm câu b
HS 3: lên bảng làm câu c
B-Củng cố:
-Treo bảng phụ có hình bên lên bảng để củng cố lại những vấn đề mà bài học dã cung cấp.
-Lam bài tập 1,2 tại lớp.
C- Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài theo sgk
- làm các bài tập 2,5,6 sgk
- HS khá làm bài 1,3 sbt
File đính kèm:
- Hinh 6 t1.doc