I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng, biết được thế nào là một điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.
2.Kỹ năng:
Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên điểm, tên đường thẳng theo qui ước, biết ký hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng ký hiệu và . Quan sát hình ảnh thực tế
3.Thái độ:
Cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK.
2.Học sinh: Tập ghi, SGK, thước , viết.
III.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn dề, đàm thoại.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 1: Đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG
Tiết 1
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Học sinh nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng, biết được thế nào là một điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.
2.Kỹ năng:
Biết vẽ điểm, đường thẳng, đặt tên điểm, tên đường thẳng theo qui ước, biết ký hiệu điểm, đường thẳng, sử dụng ký hiệu và . Quan sát hình ảnh thực tế
3.Thái độ:
Cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK.
2.Học sinh: Tập ghi, SGK, thước , viết.
III.PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn dề, đàm thoại.
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : GIỚI THIỆU CHƯƠNG (1’)
§1. ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG
- Giới thiệu chương trình, hứơng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ để học tập phân môn hình học
- Chú ý nghe và ghi tựa bài
Hoạt động 2 : ĐIỂM (5’)
1.Điểm :
-Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm
- Người ta dùng các chữ in hoa để đặt tên cho điểm
- Bất kỳ hình nào cũng là tập hợp các điểm
- GV giơí thiệu về điểm
+ Là hình đơn giản nhất
+ Muốn học HH trước hết phải vẽ hình
+ Điểm không định nghĩa mà chỉ có hình ảnh
- Vẽ một điểm và đặt tên
- Dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho điểm ( một tên chỉ dùng cho 1 điểm. 1 điểm có thể có nhiều tên )
- Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về điểm
- HS làm theo GV hướng dẫn vẽ hình và ghi bài vào tập
- Học sinh đọc tên các điểm trên hình vẽ
Hoạt động 3 : ĐƯỜNG THẲNG (12’)
2.Đường thẳng:
- Sơị chỉ căng thẳng, mép bảng ... là hình ảnh của đường thẳng
- Người ta dùng chữ in thường để đặt tên cho đường thẳng
a
b
- Ngoài điểm, đường thẳng cũng là hình cơ bản, không định nghĩa mà chỉ mô tả hình ảnh của nó
- Đặt vấn đề làm thế nào để vẽ được đường thẳng
- Dùng chữ in thường để đặt tên cho các đường thẳng
- Khi kéo dài các đường thẳng về 2 phiá em có nhận xét ?
- Mỗi đường thẳng có bao nhiêu điểm nằm trên nó
- Treo bảng phụ
a) Trên hình vẽ có những đường thẳng nào ? có những điểm nào ?
b) Những điểm nào nằm trên a? trên b? những điểm nào không nằm trên a, không nằm trên b?
- Dùng viết vạch theo mép của thước thẳng
- Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía
- Có vô số điểm nằm trên đường thẳng
- Có 2 đường thẳng a và b
- Có 3 điểm M, N, O
-Điểm M nằm trên a
- Điểm O nằm trên b
- Điểm N,O,F không nằm trên a
-Điểm M,O,F không nằm trên b
Hoạt động 4 : ĐIỂM THUỘC ĐƯỜNG THẲNG, KHÔNG THUỘC ĐƯỜNG THẲNG (10’)
3.Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng
- Điểm M thuộc đường thẳng a
Ký hiệu : M a
- Điểm N không thuộc đường thẳng a
Ký hiệu : N a
- Chỉ vào hình vẽ. Khi điểm M nằm trên đường thẳng a điều này đồng nghĩa với các câu như : ...
- Giới thiệu cách đọc điểm thuộc đường thẳng
- Tương tự đối vơí điểm O và đường thẳng b
- Giới thiệu cách đọc điểm không thuộc đường thẳng
- Tương tự đối vơí điểm N và đường thẳng b
- Giới thiệu ký hiệu ,
- Cho học sinh lên bảng điền vào ô trống
M c a , O c a , N c a
M c b , O c b , N c b
- Nhận xét bài làm của HS
- Nhìn vào hình vẽ chú ý phần GV hướng dẫn quan hệ giữa điểm và đường thẳng
- Chú ý nghe
- Phát biểu tương tự
- Phát biểu tương tự
- Lên bảng ghi
M a , O a , N a
M b, O b , N b
Hoạt động 5 : CỦNG CỐ (15’)
Bài 1 trang104 SGK
Bài 3 trang104 SGK
Bài 4 trang104 SGK
Bài 7 trang104 SGK
- Cho học sinh làm BT ? SGK
- Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lơì có ghi trong bảng phụ
- Bài 1 trang104 SGK
- Gọi HS lên vẽ hình, đặt tên
- Gọi HS khác nhận xét bài của bạn
- Bài 3 trang104 SGK
a)
b)
c)
- Bài 4 trang104 SGK
-Gọi HS lên bảng vẽ hình
- Gọi HS khác nhận xét
- Bài 7 trang104 SGK
-Hướng dẫn HS làm
- Quan sát hình vẽ và trả lơì tại chổ : C a , E a
- Lên bảng vẽ hình
a) A n, A q, B n , B m
B p
b) B n , B m, B p
C m, C q
c) D q , D q
- Làm theo GV
Hoạt động 6 : DẶN DÒ (2’)
Bài 2 trang104 SGK
Bài 5 trang104 SGK
Bài 6 trang104 SGK
- Bài 2 trang104 SGK
-Vẽ điểm và đường thẳng
- Bài 5 trang104 SGK
! Vẽ điểm thuộc, không thuộc đường thẳng
- Bài 6 trang104 SGK
- Tương tự bài 5
- Ôn tập kỹ nội dung bài học chú ý cách đặt tên cho điểm và đường thẳng
- Xem trước bài " Ba điểm thẳng hàng "
- HS về làm bài tương tự như các bài đã làm ở lớp
- Ôn lại cách vẽ điểm thuộc đường thẳng
- HS nghe và ghi chú vào tập
BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Tiết 2
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Học sinh nắm vững thế nào là 3 điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa 2 điểm, biết được trong 3 điểm thẳng hàng có một điểm duy nhất nằm giữa 2 điểm còn lại.
2.Kỹ năng:
- Biết vẽ điểm, đường thẳng, 3 điểm không thẳng hàng, sử dụng đúng các thuật ngữ nằm cùng phía, khác phiá, nằm giữa.
- Sử dụng thước thẳng vẽ và kiểm tra 3 điểm thẳng hàng
3.Thái độ:
Cẩn thận, chính xác.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu thước thẳng, SGK.
2.Học sinh: Tập ghi, SGK, thước , viết.
III.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề.
IV.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ (7’)
1.Nêu khái niệm đường thẳng (3đ)
2/ - Vẽ Aa Ba Ca
- Vẽ Mb Nb Pb
- Treo bảng phụ. Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp cùng làm
- Kiểm tra bài tập về nhà của HS
- Gọi HS nhận xét
- Đánh giá cho điểm
- HS phát biểu
- HS khác nhận xét
Hoạt động 2 : VÀO BÀI MỚI (1’)
- Khi nào thì ba điểm thẳng hàng khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng?
- Chú ý nghe và ghi tựa
Hoạt động 3 : THẾ NÀO LÀ BA ĐIỂM THẲNG HÀNG (15’)
1.Thế nào là ba điểm thẳng hàng?
* Khi 3 điểm A, B, C cùng thuộc d ta nói chúng thẳng hàng
* Khi 3 điểm A, M, D không thuộc đường thẳng m ta nói chúng không thẳng hàng
- Đặt câu hỏi khi nào có thể nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
- Khi nào 3 điểm A, B, C không thẳng hàng ?
- Cho học sinh lên bảng vẽ 3 điểm thẳng hàng 1 học sinh khác lên bảng vẽ 3 điểm không thẳng hàng
- Để nhận biết 3 điểm có thẳng hàng hay không ta làm như thế nào ?
- Bài 8 trang 106 SGK
- Gọi HS kiểm tra hình vẽ
- Bài 9 trang 106 SGK
- Gọi 2 HS lên bảng làm
- Mở rộng vấn đề có thể có nhiều điểm cùng thuộc 1 đường thẳng không ? Vì sao? nhiều điểm không thuộc đường thẳng không ? Vì sao ?
- Khi 3 điểàm A, B, C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng
- Khi 3 điểm không cùng nằm trên 1 đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng
- HS1: Vẽ 3 điểm thẳng hàng
- HS2: Vẽ 3 điểm không thẳng hàng
- Ta dùng thước thẳng
- Điểm A,M,N thẳng hàng
- Điểm B,E, A thẳng hàng
- Điểm D,E, G thẳng hàng
- Điểm B,D, C thẳng hàng
- Điểm G,E, A không thẳng hàng
- Điểm B,E,D ko thẳng hàng
- Có, vì 1 đường thẳng chưá rất nhiều điểm và cũng có rất nhiều điểm cùng không thuộc đường thẳng
Hoạt động 3: QUAN HỆ GIỮA 3 ĐIỂM THẲNG HÀNG (9’)
2.Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng:
+Bvà C nằm cùng phiá vơí A
+Avà B nằm cùng phiá vơí C
+Avà C nằm cùng phiá vơí B
+B nằm giữa A, C
- Trong 3 điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
- Vẽ hình lên bảng
- Cho học sinh nhận xét vị trí của:
+ Điểm B, C đối vơí A
+ Điểm A và B đối vơí C
+ Điểm A và C đối vơí B
+ Điểm B nằm như thế nào so với 2 điểm A và C ?
- Trên hình vẽ biểu diễn mấy điểm ? có mấy điểm nằm giữa ?
-Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại?
- Nếu có điểm M nằm giữa 2 điểm A và B thì ta được điều gì ?
- Vẽ hình vào tập
- Trả lời :
+B và C nằm cùng phiá vơí A
+A và B nằm cùng phiá vơí C
+A và C nằm cùng phiá vơí B
+B nằm giữa A, C
- Hình vẽ có 3 điểm và chỉ có 1 điểm nằm giữa
- Nhận xét ( Đọc theo SGK)
- Ba điểm A, M,B thẳng hàng
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ (10’)
Bài 10a,c trang 106 Sgk
Bài 11 trang 107 SGK
a) Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm khác phía đối với điểm M
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với diểm R
- Bài 10a,c trang 106 Sgk
- Gọi 2 HS lên vẽ hình
- HS khác nhận xét
- Bài 11 trang 107 SGK
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
- HS lên bảng vẽ hình
- HS hoàn chỉnh câu
a) Điểm R nằm giữa 2 điểm M và N
b) Hai điểm R và N nằm khác phía đối với điểm M
c) Hai điểm M và N nằm khác phía đối với diểm R
- HS khác nhận xét
Hoạt động 5 : DẶN DÒ (3’)
Bài 12 trang 107 Sgk
Bài 13 trang 107 Sgk
Bài 14 trang 107 Sgk
- Ôn kỹ nội dung bài học
- Bài 12 trang 107 Sgk
- Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
- Bài 13 trang 107 Sgk
- Vẽ từng bước
- Bài 14 trang 107 Sgk
- Vẽ ngôi sao năm cánh
- Xem trước bài "Đường thẳng đi qua hai điểm "
- HS chú ý nghe
- HS ghi chú vào tập
- HS vẽ theo hướng dẫn
File đính kèm:
- TIET 1,2 HH 6.doc