Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 12: Trung điểm của đoạn thảng

I/ Mục tiêu:

+ Kiến thức:

- Học sinh hiểu trung điểm cuỉa đoạn thẳng là gì?

- Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất ( nằm giữa và cách đều )

+ Kỹ năng :

- Học sinh biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.

- Học sinh nhận biết được 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng.

- Vận dụng vào các bài toán thực tế.

+ Thái độ :

- Nghiêm túc,giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, gấp giấy. hợp tác trong học tập

II/ Chuẩn bị:

+ Giáo viên :

- SGK , SBT , Bài soạn , bảng phụ, dụng cụ vẽ hình , giấy A4.

+ Học sinh :

- SGK , SBT , bảng phụ nhóm ,giấy A4, dụng cụ học tập.

III/. Các hoạt động dạy và học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1035 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 12: Trung điểm của đoạn thảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12 Ngày giảng : ..............2008 Tiết 12 trung điểm của đoạn thảng I/ Mục tiêu: + Kiến thức: - Học sinh hiểu trung điểm cuỉa đoạn thẳng là gì? - Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thoả mãn hai tính chất ( nằm giữa và cách đều ) + Kỹ năng : - Học sinh biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. - Học sinh nhận biết được 1 điểm là trung điểm của đoạn thẳng. - Vận dụng vào các bài toán thực tế. + Thái độ : - Nghiêm túc,giáo dục tính cẩn thận, chính xác khi đo, gấp giấy. hợp tác trong học tập II/ Chuẩn bị: + Giáo viên : - SGK , SBT , Bài soạn , bảng phụ, dụng cụ vẽ hình , giấy A4. + Học sinh : - SGK , SBT , bảng phụ nhóm ,giấy A4, dụng cụ học tập. III/. Các hoạt động dạy và học: 1. tổ chức(1') 2. Kiểm tra bài cũ (6') Cho hình vẽ: (AM = 2 cm, MB = 2 cm) | | | A M B 1) Đo độ dài: AM = cm? MB = cm? So sánh MA; MB 2) Tính AB? 3) Nhận xét gì về vị trí của M đối với A; B? Đáp án 1) AM = 2 cm MB = 2 cm 2) Vì M nằm giữa 2 điểm A và B nên ta có: MA + MB = AB AB = 2 + 2 = 4 (cm) 3) M nằm giữa và cách đều A; B 3. bài mới: Hoạt động của giáo viên & họcsinh t/g Nội dung Hoạt động 1 : Trung điểm của đoạn thẳng GV: Thế nào là trung điểm của đoạm thẳng? HS: Trả lời => Định nghĩa SGK GV: Chốt lại và ghi bảng: GV: Cho HS làm bài 60/SGK/125: HS: Đọc yêu cầu của bài toán và làm trong ít phút GV: Gọi từng HS trả lời từng ý của bài toán HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Chốt lại nội dung của bài và nêu vấn đề: Làm thế nào để vẽ được trung điểm của đoạn thẳng? => mục 2 Hoạt động 2 : Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng GV: Có những cách nào để vẽ trung điểm của đoạn thẳng? HS: Trả lời GV: Chốt lại các cách vẽ như SGK HS: Nghiên cứu cách gấp giấy SGK và thực hiện ? để tìm cách "chia" thanh gỗ thành 2 phần bằng nhau GV: Chốt lại các cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng. 15' 14' 1. Trung điểm của đoạn thẳng M A | // | // | B M là trung điểm của AB khi: ú M nằm giữ A, B MA + MB = AB M cách đều A, B MA = MB Bài 60(SGK125) O A B x | | | 2cm 4 cm a) Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B b) Vì A nằm giữa O và B nên: OA + AB = OB 2 + AB = 4 AB = 4 - 2 = 2 (cm) => OA = AB c) Theo câu a và b ta có A là trung điểm của đoạn thẳng OB 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng Ví dụ: AB = 5 cm, vẽ trung điểm của AB. *Cách 1: Trên AB vẽ điểm M sao cho AM = 2,5 cm *Cách 2: Gấp giấy *Cách 3: Dùng sợi dây 4. Luyện tập củng cố( 9') Bài 1: GV: Đưa ra bảng phụ: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được kiến thức cần nhớ: M nằm giữa A và B MA = MB 1) Điểm M là trung điểm của AB Û 2) Nếu M là trung điểm của AB thì MA = MB = AB Bài 64(SGK126) Chọn câu trả lời đúng: Điểm I là trung điểm của AB khi: a) IA = IB b) IA + IB = AB c) IA + IB = AB và IA = IB ( Đúng ) d) IA = IB = AB ( Đúng ) 5. Dặn dò - Hướng dẫn học bài ở nhà(1') - Học bài hiểu về trung điểm của đoạn thẳng và các cách vẽ trung điểm . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 61, 62, 65/SGK, 60-62/ SBT. - Ôn tập toạn bộ kiến thức hình học đã học. Trả lời các câu hỏi và bài tập phần ôn tập SGK trang 127.

File đính kèm:

  • doc6-12.doc