I. Mục tiêu bài học:
a) Kiến thức: º Học sinh nắm được thế nào là nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia.
b) Kỹ năng: @ Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
c) Thái độ: F Bước đầu làm quen với một khái niệm phủ định. Nhận biết được tia nằm giữa tự giác, tích cực, cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Giáo viên: º Bảng phụ
b) Học sinh: F Thước kẻ, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 16: Nửa mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Ngày soạn:
15/01/2007
Tiết PPCT:
16
19
Ngày dạy:
18/01/2007
NỬA MẶT PHẲNG
I. Mục tiêu bài học:
a) Kiến thức:
Học sinh nắm được thế nào là nửa mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia.
b) Kỹ năng:
Biết cách gọi tên nửa mặt phẳng, nhận biết tia nằm giữa hai tia qua hình vẽ.
c) Thái độ:
Bước đầu làm quen với một khái niệm phủ định. Nhận biết được tia nằm giữa… tự giác, tích cực, cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a) Giáo viên:
Bảng phụ
b) Học sinh:
Thước kẻ, bảng nhóm.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khái niệm nửa mặt phẳng bờ a.
GV: Giới thiệu như nội dung SGK
GV: Lấy một tờ giấy có vẽ hình như hình 1 /72 và hỏi: quan sát hình vẽ, em hãy cho biết hình vẽ gồm mấy phần? Là những phần nào?
GV giới thiệu: Hình vẽ như trên được gọi là nửa mặt phẳng bờ a. Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
HS nghe GV giới thiệu về mặt phẳng.
HS quan sát hình vẽ của GV và trả lời
Hình vẽ gồm hai phần:
Đường thẳng a.
Một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a.
HS trả lời theo nội dung SGK/ 72
1/ Nửa mặt phẳng bờ a
Ví dụ về mặt phẳng: SGK
Khái niệm nửa mặt phẳng bờ a:
Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng được chia ra bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a.
Hoạt động 2: Các khái niệm liên quan.
GV hỏi: Đường thẳng a chia tờ giấy làm mấy phần?
Theo khái niệm trên mỗi phần là một nửa mặt phẳng có bờ là a. Như vậy, hai nửa mặt phẳng trên có chung cái gì? Từ đó GV giới thiệu hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Hay nói cách khác, đường thẳng a là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 2 lên bảng rồi giới thiệu cách gọi tên nửa mặt phẳng như nội dung SGK/ 72
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1
HS trả lời: Đường thẳng a chia tờ giấy làm hai phần.
Hai nửa mặt phẳng trên có chung đường thẳng a. Tức là có chung bờ a.
HS quan sát bảng phụ, nghe GV gọi tên.
HS thảo luận và gọi tên hai nửa mặt phẳng.
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
Bất kì đường thẳng nào cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.
?1
Hoạt động 3: Tia nằm giữa hai tia.
GV: Yêu cầu HS:
Vẽ 3 tia chung gốc.
Lấy 2 điểm M ; N:
Vẽ đoạn thẳng MN. Quan sát các trường hợp và cho biết ở hình nào thì tia Oz cắt MN.
HS thực hiện vẽ hình vào vở.
HS nhận xét:
Trường hợp 1: Tia Oz cắt MN tại một điểm nằm giữa M và N.
Trường hợp 2: Tia Oz không cắt MN.
Trường hợp 3: Tia Oz cắt MN tại O (O nằm giữa M và N)
2/ Tia nằm giữa hai tia.
GV giới thiệu: Trong hai trường hợp 1 và 3. Tia Oz cắt đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ trên hai tia còn lại, ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Ở trường hợp 2: Tia Oz không cắt đoạn thẳng MN. Vậy tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
Tia Oz không nằm giữa hai tia Ox, Oy.
GV: Cho thêm một ví dụ để củng cố: “Quan sát hình vẽ sau và cho biết tia Oz có nằm giữa hai tia Ox và Oy hay không?”
HS quan sát hình vẽ và trả lời.
Tia Oz không nằm giữa tia Ox và Oy vì tia Oz không cắt đoạn thẳng nối hai điểm bất kỳ trên hai tia Ox và Oy
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1/ 73
HS nêu ví dụ
Bài 3/ 73
HS điền vào chỗ trống trên bảng phụ.
Bài 5/ 73
GV yêu cầu HS vẽ hình
Quan sát hình vẽ, em hãy cho biết tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
HS lên bảng vẽ hình
HS trả lời: Tia OM nằm giữa hai tia còn lại vì OM cắt đoạn thẳng AB.
Hoạt động 5: Dặn dò:
Tìm thêm ví dụ về mặt phẳng, cách gọi tên nửa mặt phẳng.
Nhận biết một tia như thế nào được gọi là nằm giữa hai tia còn lại.
Chuẩn bị trước bài góc.
BTVN 4/ 73 SGK ; 2;3;5/52 SBT.
File đính kèm:
- On tap hoc ky.doc