Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 21 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4

I. Mục Tiêu:

Công nhận mỗi góc đều có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800.

Biết được các định nghĩa về góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù.

Biết dùng thước đo góc để xác đinh các số đo góc một cách chính xác. Biết dựa vào các số đo để so sánh độ lớn nhỏ của các góc.

Phương Tiện

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 21 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 21 Tiết PPCT: 18 § 3: SỐ ĐO GÓC. Mục Tiêu: Công nhận mỗi góc đều có một số đo xác định. Số đo của góc bẹt là 1800. Biết được các định nghĩa về góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù. Biết dùng thước đo góc để xác đinh các số đo góc một cách chính xác. Biết dựa vào các số đo để so sánh độ lớn nhỏ của các góc. Phương Tiện: GV: Nhóm HS: Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu: Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh Nội dung ghi bảng Bổ sung Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: - Vẽ góc tùy ý, chỉ rõ đỉnh và các cạnh của góc? - Vẽ thêm một tia nằm giữa hai cạnh của góc? - Trên hình có bao nhiêu góc? Gọi tên? Bài mới: x y O z Hoạt động 1: Tìm hiểu cách xác định số đo góc. GV: Vẽ thêm góc xOy, giới thiệu dụng cụ dùng để đo góc “ Thước đo góc”. Cho HS tham khảo SGK và nêu đơn vị dùng để đo góc? à HS: Tham khảo SGK, nêu đơn vị dùng để đo góc là “ độ”. GV: Giới thiệu đơn vị đo và cách dùng thước đo góc để xác định số đo của một góc. GV làm mẫu, yêu cầu HS thực hiện ?1. à HS: Ghi nhớ cách xác định số đo góc, thực hành xác định số đo. GV: Cho HS thực hành đo góc ở phần kiểm tra bài cũ. Từ kết quả đó ta có nhận xét gì? à HS: Nêu nhận xét trong SGK. GV: Giới thiệu chú ý ở SGK: Thước đo góc được ghi số theo hai chiều ngược nhau để tiện cho việc xác định số đo góc. Các đơn vị đo góc nhỏ hơn độ là: 10 = 60’ ( phút); 1’ = 60” ( giây). 1. Đo góc. Thước đo góc là ½ hình tròn, được chia làm 180 phần bằng nhau. Đơn vị dùng để đo góc là độ. Muốn xác định số đo của góc, ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc, một cạch của góc trùng với vạch số 0. Cạnh còn lại đi qua vạch nào thì đó là số đo của góc. ?1: GV có thể vẽ hình khác lên bảng cho HS đo! Nhận xét: Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là 1800. Số đo của mỗi góc không vượt quá 1800. Hoạt động 2: Cách so sánh các góc. GV: Vẽ các góc có số đo khác nhau lên bảng, cho HS xác định số đo. à HS: Lên bảng xác định theo chỉ định của GV. GV: Theo dõi HS xác định số đo góc để kịp thời phát hiện sai sót, điều chỉnh. GV: Cho HS trả lời các câu hỏi sau: + Để so sánh hai góc, người ta căn cứ vào đâu? + Vậy hai góc được gọi là bằng nhau khi nào? Giới thiệu cách kí hiệu hai góc có số đo bằng nhau. à HS: Lần lượt trả lời câu hỏi của GV, hiểu cách so sánh hai góc. 2. So sánh hai góc. x Để so sánh hai góc ta so sánh số đo của chúng. Hai góc bằng nhau nếu chúng có số đo bằng nhau. O y ÐnQp = 900. n m ÐmQn < 900. ÐmQp < 900. ÐxOy > 900. Q p Hoạt động 3: Tìm hiểu định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù. GV: Chỉ vào các hình mà HS đã xác định số đo góc, giới thiệu cách gọi tên các góc. à HS: Theo dõi chỉ dẫn của GV, nêu lên định nghĩa về các góc. GV: Chốt lại định nghĩa, cho HS ghi nhớ. 3. Góc vuông, góc nhọn, góc tù. Góc vuông là góc có số đo bằng 900. Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 900. Góc tù là góc có số đo lớn hơn 900. Củng cố: - Nêu cách xác định số đo của một góc? - Thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù? - Nêu cách so sánh hai góc? - Vận dụng các bài tập 11, 14 SGK. Hướng dẫn về nhà: - Rèn kỹ năng xác định số đo của một góc. - Học kỹ định nghĩa góc vuông, góc nhọn, góc tù. - Làm các bài tập: 12, 13, 15, 17 SGK. BT 11: ÐxOy = 500; ÐxOz = 1000; ÐxOt = 1300. BT 14: Hình 1 & 5: là góc vuông. Hình 3 & 6 là góc nhọn. Hình 4 là góc tù. Hình 2 là góc bẹt. Rút Kinh Nghiệm:

File đính kèm:

  • docT18. Số đo góc.doc