I. Mục Tiêu:
HS nắm được khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì xOy + yOz = xOz và ngược lại.
Biết định nghĩa hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù. Biết cách nhận biết hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù.
Biết cộng số đo của hai góc kề nhau có cạch chung nằm giữa hai cạnh còn lại. Biết vẽ, đo góc cẩn thận và chính xác.
II. Phương Tiện: GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
Nhóm HS: Thước thẳng, thước đo góc.III. Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 22 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 22
Tiết PPCT: 19
§ 4: KHI NÀO THÌ xOy + yOz = xOz.
Mục Tiêu:
HS nắm được khi tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz và ngược lại.
Biết định nghĩa hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù. Biết cách nhận biết hai góc phụ nhau, bù nhau, kề bù.
Biết cộng số đo của hai góc kề nhau có cạch chung nằm giữa hai cạnh còn lại. Biết vẽ, đo góc cẩn thận và chính xác.
Phương Tiện:
GV: Thước thẳng, thước đo góc, phấn màu.
Nhóm HS: Thước thẳng, thước đo góc.
Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu:
Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng thực hiện:- Vẽ góc xOz. Vẽ tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.- Dùng thước đo góc xác định số đo của các góc trên hình.- So sánh số đo ÐxOy + ÐyOz với ÐxOz?GV thu bài làm của khoảng 5 HS để chấm điểm.
Bài mới:
x
y
O z
Kết luận: ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khi nào thì ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz.
GV: Từ bài tập kiểm tra bài cũ, cho HS nêu nhận xét về tổng số đo hai góc nhỏ so với góc lớn?à HS: Trên hình, do tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz.
GV: Giới thiệu, chuẩn lại nội dung nhận xét ở SGK, cho HS ghi nhớ.
GV: Tổ chức HS giải mẫu BT 18 SGK.
GV: Cho HS trả lời các câu hỏi:+ Nếu có 3 tia chung gốc và có một tia nằm giữa, ta có được mấy góc?+ Vậy cần xác định số đo mấy góc thì ta biết được số đo của cả 3 góc?à HS: Lần lượt trả lời theo HD để tìm hiểu kiến thức.
GV: Chuẩn lại kiến thức cho HS ghi vở.
1. Khi nào thì ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz?
x y
z
O
Nhận xét: Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz. Ngược lại, nếu ÐxOy + ÐyOz = ÐxOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau.
GV: Cho HS tìm hiểu thông tin SGK.Treo bảng phụ, cho các tổ hoạt động trả lời các câu hỏi gợi mở:+ Thế nào là hai góc kề nhau? Vẽ hình, chỉ rõ các góc?+ Thế nào là hai góc phụ nhau? Tìm góc phụ với góc 300, 450?+ Hai góc bù nhau có đặc điểm gì? Hai góc ÐA = 1050, ÐB = 750 có bù nhau không?+ Thế nào là hai góc kề bù? Hai góc kề bù có tổng số đo là bao nhiêu?à HS: Các tổ hoạt động, cử đại diện trình bày.
GV: Có thể trợ giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức, cho HS củng cố khắc sâu.
2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù.
Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo là 900.
Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo là 1800.
Hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau là hai góc kề bù ( Hai góc có một cạnh chung và có tổng số đo là 1800 là hai góc kề bù).
y
z
O x
Củng cố:- Khi nào tổng số đo của hai góc nhỏ bằng số đo của một góc lớn hơn?- Thế nào là hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau, kề bù?- Cho HS áp dụng bài tập 20, 21 SGK để củng cố kiến thức.
Hướng dẫn về nhà:- Học kỹ nội dung kiến thức của bài.- Vận dụng kiến thức làm các bài tập 18, 19, 22 SGK.
BT20: Do tia OI nằm giữa hai tia OA, OB và số đo góc AOB = 600.
ÐBOI = ÐAOB = = 150.
Mặt khác: ÐAOI + ÐIOB = ÐAOBè ÐAOI = ÐAOB – ÐIOB = 600 – 150 = 450.
BT 21: Ở hình 28b, các cặp góc phụ nhau là:
ÐaOb và ÐbOd, ÐaOc và ÐcOd.
Rút Kinh Nghiệm:
File đính kèm:
- T19. Khi nào thì . . ..doc