I. Mục Tiêu:
HS hiểu được thế nào là đường tròn, thế nào là hình tròn? HS hiểu được các khái niệm cung, dây cung, đường kính, bán kính.
Biết sử dụng compa thành thạo để vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa.
Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. Phương Tiện: GV: Thước kẻ, compa, phấn màu.
Nhóm HS: Thước kẻ, compa, thước đo góc.III. Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 25 - Trường TH & THCS Minh Thuận 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Tuần: 28
Tiết PPCT: 25
§ 8: ĐƯỜNG TRÒN.
Mục Tiêu:
HS hiểu được thế nào là đường tròn, thế nào là hình tròn? HS hiểu được các khái niệm cung, dây cung, đường kính, bán kính.
Biết sử dụng compa thành thạo để vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa.
Rèn tính cẩn thận khi vẽ hình.
Phương Tiện:
GV: Thước kẻ, compa, phấn màu.
Nhóm HS: Thước kẻ, compa, thước đo góc.
Các Hoạt Động Dạy Học Chủ Yếu:
Hoạt động của Giáo Viên & Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Bổ sung
Ổn định lớp:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:- Yêu cầu các tổ báo cáo tình hình chuẩn bị của tổ?- GV: Nêu nhận xét.
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường tròn, hình tròn.
GV: Ta có thể dùng dụng cụ gì để vẽ đường tròn?à HS: Dùng compa để vẽ đường tròn.
GV: HD HS vẽ đường tròn tâm O, bán kính 2 cm. KH: ( O; 2 cm).Lấy các điểm A, B, M trên đường tròn, hỏi các điểm này cách O một khoảng cách là bao nhiêu?à HS:Các điểm A, B, M cách đều O một khoảng 2 cm.
GV: Giới thiệu về đường tròn tâm O, bán kính R. KH: ( O; R). Điểm nằm trên đường tròn, điểm nằm trong đường tròn, điểm nằm ngoài đường tròn.à HS: Ghi nhớ những khái niệm về đường tròn.
GV: HD HS dùng compa để so sánh độ dài.Nhấn mạnh sự khác biệt giữa đường tròn và hình tròn!
O
1. Đường tròn và hình tròn.
Đường tròn tâm O, bán kính R Alà hình gồm các điểm cáchO một khoảng bằng R,kí hiệu ( O; R).+ M nằm trên đường tròn.+ N nằm trong đường tròn.+ P nằm ngoài đường tròn.
Hình tròn là hình gồm tất Mcả các điểm nằm trên và tất cảcác điểm nằm trong đường tròn đó. B
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm cung và dây cung.
GV: Cho HS đọc thông tin mục 2 SGK. Trả lời các câu hỏi:+ Cung tròn là gì? Cung tròn lớn, cung tròn nhỏ?+ Dây cung là gì?+ Đường kính là gì?à HS: Đọc thông tin và lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Cho HS vẽ đường tròn ( O; 2 cm). Dây cung EF = 3 cm, đường kính PQ. So sánh độ dài đường kính với bán kính?à HS: Lên bảng thực hiện: PQ = 2R = 4 cm.
2. Cung và dây cung.
Hai điểm nằm trên đường tròn tâm O và chia đường tròn ra làm hai phần, mỗi phân gọi là một cung tròn ( gọi tắt là cung). E P
Đoạn thẳng nối hai mút củacung gọi là dây cung.
Dây cung đi qua tâm O, gọilà đường kính.
Đường kính dài gấp đôi bán kính. F
Q
Hoạt động 3: Tìm hiểu công dụng đo độ dài của compa.
GV: Cho HS tìm hiểu thông tin mục 3 SGK.Giới thiệu thêm công dụng đo độ dài của compa.à HS: Thực hiện đo độ dài bằng compa theo HD của GV.
GV: Giới thiệu thêm cách xác định tia phân giác bằng compa.
3. Một công dụng khác của compa.
Vẽ đường tròn.
Đo độ dài.
Vẽ tia phân giác.
Củng cố:- Thế nào là đường tròn, hình tròn, cung, dây cung, bán kính, đường kính?- Sự khác biệt giữa đường tròn và hình tròn?- Cho HS vận dụng bài tập 38, 39 SGK.
Hướng dẫn về nhà:- Ôn kỹ nội dung § 8. Làm các bài tập 40, 41, 42 SGK.- Chuẩn bị § 9.
Rút Kinh Nghiệm:
File đính kèm:
- T25. Đường tròn.doc