I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Định nghĩa được tam giác.
- Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
2. Kĩ năng:
- Biết vẽ tam giác.
- Biết gọi tên và ký hiệu tam giác
- Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.
3. Thái độ:
- Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
- HS có thái độ học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. . Chuẩn bị của GV:
- Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử.
- Thước thẳng, compa, thước đo góc dùng cho GV, phấn màu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa, thước thẳng, compa, thước đo góc.
- Đọc trước bài ở nhà
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học lớp 6 - Hình học - Tiết 26: Tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/03/2012
Ngày giảng: 17/03/2012
Ngày điều chỉnh:
Tiết 26: TAM GIÁC
Mục đích, yêu cầu
Kiến thức:
Định nghĩa được tam giác.
Hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì?
Kĩ năng:
Biết vẽ tam giác.
Biết gọi tên và ký hiệu tam giác
Nhận biết điểm nằm bên trong và nằm bên ngoài tam giác.
Thái độ:
Vẽ hình, sử dụng compa cẩn thận, chính xác.
HS có thái độ học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị của GV và HS
. Chuẩn bị của GV:
- Sách giáo khoa, giáo án, bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử.
- Thước thẳng, compa, thước đo góc dùng cho GV, phấn màu.
Chuẩn bị của HS:
- Sách giáo khoa, thước thẳng, compa, thước đo góc.
- Đọc trước bài ở nhà
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức lớp( 1ph)
Lớp:
Sĩ số: Vắng:
Kiểm tra bài cũ (5ph)
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 39 (tr92 SGK)
Hai đường tròn (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C, D. AB = 4cm. Đường tròn tâm A, B lần lượt cắt đoạn thẳng AB tại K, I
a) Tính CA, CB, DA, DB.
Vì (A; 3cm) và (B; 2cm) cắt nhau tại C và D nên ta có:
+ C; D nằm trên (A; 3cm)
Và C; D cũng nằm trên
(B; 2cm)
GV: định nghĩa đường tròn tâm O, bán kính R và làm bài 39 a) (tr 92 SGK)
- GV theo dõi câu trả lời và bài làm của HS
- GV gọi 1 HS nhận xét câu trả lời và bài bạn làm trên bảng
- GV kiểm tra, chuẩn hóa lại bài làm và câu trả lời của HS, rồi cho điểm
- 1 HS trả lời
- Cả lớp chú ý theo dõi câu trả lời và bài làm của bạn
Cả lớp theo dõi bài bạn làm trên bảng và so sánh với kết quả bài làm của mình đã chuẩn bị ở nhà.
1 HS nhận xét
- Cả lớp chú ý lắng nghe và chữa bài vào vở.
Bài mới
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐVĐ: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là đường tròn, hình tròn và các yếu tố liên quan đến đường tròn như cung, dây cung, đường kính, bán kính. Tiết ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một hình hình học cũng rất quen thuộc trong cuộc sống đó là tam giác. Chúng ta vào bài học ngày hôm nay
TIẾT 26: TAM GIÁC
Hoạt động 1: Khái niệm tam giác ABC (12ph)
Tam giác ABC là gì?
- Định nghĩa: Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
- Ví dụ: eke, mắc treo áo hình tam giác,...
- Tam giác ABC được kí hiệu là
- Ta còn gọi tên và kí hiệu tam giác ABC là
- Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác
- Ba đoạn thẳng AB, BC, CA là ba cạnh của tam giác.
- Ba góc BAC, CBA, ACB là ba góc của tam giác
- GV cho HS quan sát hình 53 (tr94 SGK) và gợi ý để HS phát hiện định nghĩa tam giác
+ Trong hình 53 ba điểm A, B, C có thẳng hàng không?
+ Ta gọi hình gồm 3 đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng là tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì?
- GV chuẩn lại câu trả lời của HS và cho HS đọc định nghĩa tam giác trong SGK (tr 93)
- GV vẽ hình:
- Hỏi: hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA như trên có phải là tam giác ABC hay không? Tại sao?
- GV yêu cầu HS vẽ tam giác ABC vào vở, GV vẽ tam giác ABC lên bảng
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ các vật có dạng tam giác
- GV giới thiệu cách kí hiệu tam giác ABC
- GV giới thiệu cách đọc và kí hiệu khác:
- GV yêu cầu HS nêu các cách gọi và kí hiệu khác của tam giác ABC tương tự như các cách đã nêu.
- GV giới thiệu cho HS đỉnh, cạnh, góc của tam giác ABC
- GV lấy điểm M (nằm trong cả ba góc của tam giác) và giới thiệu đó là điểm nằm bên trong tam giác (còn gọi là điểm trong của tam giác)
- GV lấy điểm N (không nằm trong tam giác, không nằm trên cạnh nào của tam giác), giới thiệu điểm đó là điểm nằm bên ngoài tam giác (điểm ngoài của tam giác).
- GV yêu cầu HS lấy điểm D nằm trong tam giác, điểm E nằm trên tam giác, điểm F nằm ngoài tam giác.
- HS quan sát hình 53
- 1 HS trả lời
- 1 HS trả lời
- 2 HS đọc định nghĩa tam giác (tr 93 SGK)
- HS quan sát hình vẽ
- 1 HS trả lời
- Cả lớp vẽ hình vào vở
- 2 HS lấy ví dụ
- HS chú ý lắng nghe và quan sát.
- 1 HS trả lời
- HS chú ý lắng nghe
- HS chú ý quan sát
- HS chú ý quan sát
- 1 HS lên bảng lấy các điểm D, E, F.
Hoạt động 2: Vẽ tam giác (10ph)
Vẽ tam giác
Ví dụ: Vẽ một tam giác ABC, biết ba cạnh BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
Cách vẽ:
- Vẽ đoạn thẳng BC = 4cm.
- Vẽ cung tròn tâm B, bán kính 3cm.
- Vẽ cung tròn tâm c, bán kính 2cm.
- Lấy một giao điểm của hai cung trên, gọi giao điểm đó là A.
- Vẽ đoạn thẳng AB, AC, ta có
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài của ví dụ trong SGK tr 94.
- GV làm mẫu trên bảng vẽ có
BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS vẽ hình
1 HS đọc đề bài của ví dụ trong SGK tr 94
HS chú ý quan sát
HS chú ý quan sát và vẽ hình vào vở theo các bước GV hướng dẫn.
Củng cố (15ph)
Bài 1: Hãy chọn đáp án đúng:
A. Hình vẽ trên có 4 tam giác
B. Hình vẽ trên có 6 tam giác
C. Hình vẽ trên có 8 tam giác
D. Hình vẽ trên có 10 tam giác
Đáp án: C.
Bài 2: Điền vào chỗ trống trong phát biểu sau:
ba đoạn thẳng MN, NP, PM thẳng hàng
ba đoạn thẳng MN, NP, NM không thẳng hàng
ba đỉnh của tam giác ba cạnh của tam giác
ba góc của tam giác
Hình tạo thành bởi ba đoạn thẳng MN, NP, PM khi ba điểm M, N , P không thẳng hàng được gọi là tam giác MNP
2. Cho . Ba điểm M, N, P được gọi là ba đỉnh của tam giác
Cho . Ba đoạn thẳng TU, UV, VT được gọi là ba cạnh của tam giác
4. Cho . Ba góc TUV, UTV, UVT được gọi là ba góc của tam giác
Bài 3: Chọn đáp án đúng
Tam giác TUV là hình:
gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT
gồm ba điểm T, U, V không thẳng hàng
gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT khi ba điểm T, U, V không thẳng hàng
gồm ba đoạn thẳng TU, UV, VT khi ba điểm T, U, V thẳng hàng.
Đáp án: C.
Bài 46 (tr 95 SGK). Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:
Vẽ , lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đó vẽ các tia AM, BM, CM
Vẽ , lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm trên cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạn thẳng IA, KB.
Dặn dò (2ph)
- Học thuộc định nghĩa tam giác, luyện vẽ tam giác
- Làm bài 44, 45, 47 (tr 95 SGK)
- Ôn tập phần hình học từ đầu chương
Rút kinh nghiệm:
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn:
File đính kèm:
- Tiet 26 Tam giac.doc